TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ THÀNH AN
3.3.1. Điều kiện khách quan – chính sách nhà nước
Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng hàng nhập khẩu
Công tác quản lý hàng nhập khẩu ở nước ta còn nhiều hạn chế, nhà nước cần phải không ngừng hoàn thiện các chính sách quản lý nhập khẩu theo hướng đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể đó là hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, hoàn thiện hệ thống thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu và các thủ tục hải quan theo hướng minh bạch rõ rang công khai.Trên cơ sở đó nhà nước thường xuyên rà soát những điểm, quy định trong chính sách quản lý nhập khẩu còn chưa phù hợp với thay đổi trong quy trình nghiệp vụ hiện nay và tình hình kinh tế thế giới nói chung. Để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về nhập khẩu, cần tăng cường việc kiểm tra sự tuân thủ quy định của tất cả các doanh nghiệp cả các doanh nghiệp trong nước, các nhà nhập khẩu và các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong đó có quy định về chất lượng sản phẩm, để có thể bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn. Có chế tài mạnh đối với doanh nghiệp vi phạm về chất lượng hàng hóa để răn đe hạn chế các vi phạm nếu tái diễn hay mức độ nghiêm trọng có thể cấm kinh doanh các mặt hàng đó. Cần có sự phối hợp giữa các ban ngành trong tiến
hành điều tra, kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, trừng trị nghiêm minh đối với doanh nghiệp vi phạm, để môi trường cạnh tranh được lành mạnh. Cơ quan chức năng nhà nước nhanh chóng cung cấp thông tin về các doanhnghiệp, sản phẩm vi phạm quy định của nhà nước , đông thời cũng phải nhanh chóng công bố danh sách các doanh nghiệp không vi phạm có liên quan để tránh bị ảnh hưởng đối với các tác động tiêu cực , bình ổn tâm lý của người tiêu dùng.
Hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp
Kinh doanh trong thời buổi kinh tế thị trường thì thông tin là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp một mặt luôn cố gắng, chủ động tìm kiếm thông tin, nắm bắt cơ hội kinh doanh mới thì nhà nước với cương vị là người quản lý, hỗ trợ nền kinh tế đất nước phải giúp đỡ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thương mại quốc tế do những khác biệt về luật pháp, chính sách, phong tục tập quán khoảng cách địa lý bất đồng ngôn ngữ mà việc nghiên cứu thị trường nước ngoài gặp không ít khó khăn. Nhà nước hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp bằng cách cử các tham tán thương mại ở thị trường nước ngoài thường xuyên báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình các nước để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn, nắm bắt được nhiều thông tin chuẩn xác. Các vụ hợp tác quốc tế cần đẩy mạnh hơn nữa các quan hệ hợp tác với các nước để từ đó thiết lập quan hệ tìm hiểu, giao lưu buôn bán với nhau.
Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử
Công nghệ thông tin phát triển , trong tương lai việc ứng dụng CNTT vào lĩnh vực TMĐT sẽ rất phát triển, hơn nữa hiện nay các nước trên thế giới đã sử dụng rất hiều các ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của mình ở nhiều mức độ khác
nhau. Đó là việc sử dụng các hình thức như chứng từ điện tử, Hàn Quốc thực hiện toàn bộ các thủ tục hải quan dưới hình thức điện tử, không còn chứng từ trên giấy nữa nên bắt buộc ta phải thực hiện các thủ tục hải quan điện tử. Đó chỉ là một trong những ứng dụng của TMĐT vào lĩnh vực buôn bán quốc tế, lợi ích của nó là rút ngắn thời gian thông quan, giảm hồ sơ giấy tờ, giảm chi phí cho doanh nghiệp . Đến nay ,hầu hết các công việc của quá trình buôn bán quốc tế có thể ứng dụng TMĐT vào, từ việc quảng cáo , cung cấp thông tin tới người mua, người bán, tới việc bán hàng , thực hiện thanh toán qua mạng; tử nghiên cứu tìm hiểu thị trường, đối tác đến quy trình thực hiện nhập khẩu :giao dịch, đàm phán, ký kết… đều có thể thực hiện mà không cần gặp gỡ trực tiếp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước cần ban hành cơ sở pháp lý thừa nhận giá trị cho các giao dich này, hạ tầng công nghệ để triển khai ứng dụng và đào tạo cán bộ về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp. Về cơ sở pháp lý chúng ta đã ban hành khá đầy đủ, còn hai cái sau nhà nước đang triển khai và đã thực hiện được một phần. Nhà nước cần phối hợp với doanh nghiệp để có thể đưa các ứng dụng này phổ biến hơn trong các doanh nghiệp.