Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư thành an (Trang 83 - 86)

TNHH Thương mại và Đầu tư Thành An

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công mà công ty đạt được thì còn tồn tại một số hạn chế như sau :

- Chi phí tăng cao qua các năm : Năm 2011 lợi nhuận giảm so vơi năm 2010, trong khi doanh thu năm 2011 đạt cao hơn năm 2010, tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí, do đó đây là nguyên nhân chính dẫn đến giảm lợi nhuận năm 2011.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2011 giảm so với năm 2010, số vòng quay của vốn lưu động chỉ đạt 11,78 vòng/năm, trong khi năm 2010 đạt 18,6 vòng. Nguyên nhân là do lượng hàng tiêu thụ chậm, hàng hóa tồn kho nhiều.

- Tỷ giá hối đoái : Sự không ổn định về tỷ giá hối đoái, sự thiếu hụt đồng ngoại tệ mạnh là USD cũng gây thiệt hại đáng kể cho công ty, đó là năm 2008 ngân hàng thậm chí không cung cấp đủ USD cho công ty để thanh toán cho khách ngoại. Do hợp đồng đã ký nên công ty phải chuyển đổi sang một ngoại tệ khác theo sự chỉ định của khách ngoại và sự chuyển đổi này gây thiệt hại cho công ty về mặt tài chính do sự chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Cơ sở hạ tầng chưa phát triển : Hệ thống đường xá, bến bãi chưa phát triển nên xảy ra hiện tượng tắc cảng tại cảng Hải Phòng, công ty nhiều lần phải trả thêm tiền chi phí tắc cảng, chi phí lưu kho lưu bãi.

- Thủ tục hải quan còn rườm rà trong việc chờ đợi việc xác định trị giá tính thuế gây tăng chi phí lưu kho, lưu bãi, chậm thời gian tiêu thụ ra thị trường… cho doanh nghiệp.

- Thị trường tài chính không ổn định, tiếp cận vốn vay Ngân hàng khó, lãi suất cao. Sự thay đổi trong chính sách thả nổi đồng USD vào năm 2011, làm tỷ giá USD tăng nên cũng gây thiệt hại cho công ty về mặt tài chính.

- Khủng hoảng kinh tế : Cuối năm 2011 được cho là năm khởi đầu của khủng hoảng kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu nên lượng hàng hóa mà công ty đặt từ đầu năm rơi vào tình trạng ế ẩm, hàng hóa tồn kho nhiều, vốn lưu động quay vòng chậm, nên dự kiến kinh doanh của công ty năm 2011 không đạt. Bên cạnh đó năm 2011 kinh tế Việt Nam khủng hoảng nên giá cả của vốn kinh doanh tăng cao, nên

tổng chí phí kinh doanh tăng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm.

- Ngày nay thông tin đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, nên đôi khi do nguồn thông tin không rõ ràng, thiếu sót nên dẫn đến quyết định chậm chạp từ ban lãnh đạo, làm hàng hóa nhập chậm trễ dẫn đến thiệt hại đáng kể trong kinh doanh. Như việc còn băn khoăn về giá cả, mất nhiều thời gian về việc đàm phán giá nên hàng hóa bị giao muộn hơn so với kế hoạch, và các yếu tố khách quan khác làm hàng về không kịp thời gian để chào hàng dẫn đến việc khách hàng nội địa hủy đơn hàng, doanh số bán hàng giảm, hàng tồn kho.

- Hình thức nhập khẩu của công ty cũng cần phải xem xét, công ty chỉ nhập theo hình thức giá FOB đối với đơn hàng từ thị trường Asean, còn với các đơn hàng từ thị trường Pháp hay Chile thì lại nhập theo giá CIF. Việc nhập theo giá CIF thì công ty không thuê tàu biển nên công ty rất phụ thuộc vào đối tác ngoại, vì đôi khi hàng đã rời cảng mà khách chưa lấy được vận đơn nên đối tác ngoại chưa thông báo kịp vói công ty gây chậm trễ trong việc xin cấp phép nhập khẩu tự động, dẫn đến việc hàng hóa có thể bị lưu kho bãi, tăng chi phí đầu vào của hàng hóa, giảm sự cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.

- Bên cạnh đó một số mặt hàng công ty nhập chưa phải là nhập độc quyền nên gây ra sự cạnh tranh về mặt giá cả trên thị trường trong nước.

* Nguyên nhân

Hiện nay công ty theo hướng kinh doanh những mặt hàng mang tính thời vụ, chủ yếu là hàng hóa phục vụ tết dương lịch và tết âm lịch nên rất rủi ro cho công ty nếu đặt hàng từ đầu năm mà đến tận tháng 9 mới nhập hàng vì như vậy nếu xảy ra khủng hoảng kinh tế vào cuối năm thì lượng hàng tồn là rất nhiều. Hơn nữa hàng bánh kẹo chỉ có date là 12 tháng, có nghĩa là sẽ phải bán lỗ vốn nếu chúng ta không tiêu thụ hết được trong dịp tết cổ truyển.

Công ty hiện nay còn thực hiện chiến lược nhập test sản phẩm, nghĩa là nhập rất nhiều sản phẩm về bán thử thị trường, nếu sản phẩm nào bán tốt thì sẽ tiến hành độc quyền, nên nhiều hàng hóa của công ty còn chưa được độc quyền nên có rất

nhiều công ty cùng nhập một loại sản phẩm nên mỗi doanh nghiệp bán theo một giá khác nhau dẫn đến việc khó tiêu thụ sản phẩm.

Công ty chưa đầu tư nhiều vào việc quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà ở Việt Nam việc quảng cáo thông qua truyền thông được coi là kênh giới thiệu sản phẩm rất có hiệu quả.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư thành an (Trang 83 - 86)