Định hướng kinh doanh hàng nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Thành An đến năm

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư thành an (Trang 88 - 90)

TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ THÀNH AN

3.1. Định hướng kinh doanh hàng nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Thành An đến năm

mại và Đầu tư Thành An đến năm 2015

Định hướng trong chiến lược kinh doanh trong các năm tiếp theo là thay đổi cơ cấu mặt hàng hợp lý, tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ bạn hàng lâu năm với các đối tác Slaur Chauvet, Castel (Pháp) và Aguirre (Chile) vì công ty nhận định đây là nguồn nhập rượu có giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt và đây cũng là các hãng tên tuổi lớn trên thế giới về rượu. Theo nghiên cứu của công ty thì hiện nay do người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển sang xu hướng tiêu dùng hàng hóa có xuất xứ ở những thị trường khó tính (cụ thể là châu Âu, châu Mỹ), không chuộng hàng có xuất xứ Trung Quốc đặc biệt là hàng thực phẩm, nên định hướng của công ty là phát triển thêm các mặt hàng bình dân có nguồn gốc từ các thị trường Âu, Mỹ.

Bên cạnh đó, tìm kiếm, phát hiện những nhu cầu mới về hàng hoá nảy sinh mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được để có sự bổ sung kịp thời, nắm bắt một cách nhanh chóng thời cơ nhằm thu lợi nhuận cao.

Chủ động hơn về nguồn ngoại tệ để tiết kiệm hơn các chi phí về vốn vay, có phương án chuẩn bị ngoại tệ cho nhập khẩu, phòng ngừa các rủi ro về biến động tỷ giá. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ nhập khẩu bằng cách mở rộng địa bàn ra các tỉnh, vừa đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu vừa cung cấp được thông tin cơ bản về thị trường. Để từ đó, công ty có thể nghiên cứu, phân tích lập kế hoạch chính xác, phù hợp.

Mục tiêu lâu dài của Công ty là mở rộng quy mô kinh doanh với chiến lược cụ thể là đa dạng hoá kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng, xác định rõ mặt hàng chủ lực

trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cho phù hợp với nhu cầu hiện thời của thị trường, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở coi trọng hoạt động nhập khẩu, luôn luôn đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa nhu cầu thị trường với tiềm năng của Công ty để có những điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, từ đó, góp phần vào nội dung yêu cầu tăng trưởng chung của các ngành kinh tế. Với việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam phải cảm kết giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình và để bảo vệ sản xuất trong nước, chính phủ sẽ có những rào cản kỹ thuật nên hoạt động nhập khẩu sẽ gặp những khó khăn nhất định. Hơn nữa việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài làm công ty luôn phải phụ thuộc vào nguồn hàng, nên nhiều khi công ty đặt hàng mà đối tác hết hàng nên công ty phải lùi thời hạn nhập hàng, do đó không có hàng để cung cấp cho khách hàng, nên công ty bị vi phạm hợp đồng gây tổn thất về mặt kinh tế cho công ty.

Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty: - Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Hiện tại chiến lược của công ty vẫn đi theo hướng phát triển hai dòng sản phẩm là rượu và bánh kẹo, song rượu sẽ chiểm tỷ trọng cao hơn bánh kẹo. Tuy nhiên công ty sẽ tập trung vào các sản phẩm chủ lực và tiếp tục test thị trường những sản phẩm mới lạ ở thị trường nội địa.

- Về thị trường nhập khẩu: Tìm kiếm các loại bánh kẹo có chất lượng cao từ các nước châu Âu để nhập khẩu, tiêu thụ trong nước.

- Về quy trình bán hàng: Tham khảo và áp dụng các quy trình bán hàng của các hãng bán hàng nước ngoài lớn tại Việt Nam, Thực hiện khoán doanh số hưởng phần trăm doanh thu cho nhân viên kinh doanh triệt để hơn nữa.

- Về quy trình nhập khẩu: Tổ chức tốt khâu đàm phán giá cả, điều khoản hợp đồng khác như thanh toán, hình thức giao hàng…để có lợi cho công ty.

- Về nguồn nhân lực: Tiếp tục tuyển dụng, tìm kiếm nhân lực có tài cho công ty thông qua các kênh tuyển dụng, giới thiệu. Thực hiện các chính sách thưởng cho nhân viên nếu giới thiệu được nhân sự có năng lực cho công ty.

Bên cạnh đó, việc xác định mục tiêu lâu dài là: Nhập dây chuyền công nghệ và bản quyền sản xuất những sản phẩm của các hãng lớn về tiến hành sản xuất trong nước sao cho vẫn cung cấp những hàng hóa có chất lượng ngang nhau mà giá cả lại cạnh tranh.

Quan tâm và đầu tư một cách thích hợp với hoạt động này. Công tác nghiên cứu này tập trung vào một số điểm sau: quá trình phát triển, các lĩnh vực kinh doanh, khả năng tài chính, uy tín cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của đối tác. Đây là điều rất quan trọng bởi vì nó có thể giúp Công ty tránh được làm ăn với những Công ty ma, những trung gian môi giới hoặc những Công ty đang sắp phá sản... Từ đó mà hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh. Nghiên cứu tình hình tiêu thụ mặt hàng của doanh nghiệp xuất khẩu đó, xác định nhu cầu người tiêu dùng, khai thác được các sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng vừa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Trong quá trình nghiên cứu thị trường trong nước phải xây dựng được cơ cấu hàng hoá nhập khẩu cho phù hợp với nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước từ đó có kế hoạch tiến hành nhập khẩu. Do hạn chế về vốn cần xác định rõ thị trường trọng điểm và nắm bắt thời cơ kinh doanh hấp dẫn.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư thành an (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w