Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư thành an (Trang 30 - 33)

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng trong mọi nền kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa vào trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh doanh : kinh doanh cái gì? Kinh doanh như thế nào? Do đó việc nghiên cứu và xem xét về vấn đề các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh là một vấn đề đỏi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến phát triển của mỗi doanh nghiệp. 1.2.4.1. Các chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh hàng nhập khẩu - Chỉ tiêu lợi nhuận KD hàng NK

Lợi nhuận KD hàng NK = Doanh thu hàng NK – Chi phí hàng NK

Lợi nhuận kinh doanh hàng NK: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh hàng NK trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh hàng NK bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế phải nộp theo quy định.

Lợi nhuận KD hàng NK là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của quá trình kinh doanh hàng NK của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại chưa cho biết hiệu quả KD hàng NK của doanh nghiệp được tạo ra từ nguồn lực nào, chi phí nào.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh hàng NK Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:

Pdt =

Lợi nhuận KD hàng NK

(1.1) Tổng doanh thu hàng NK

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu hàng NK. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng lớn, hiệu quả kinh doanh hàng NK của DN càng cao và ngược lại.

- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí:

Pcp = Lợi nhuận KD hàng NK (1.2)

Tổng chi phí hàng NK

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do vậy nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tỷ suất lợi nhuận theo tổng vốn:

Pv = Lợi nhuận KD hàng NK (1.3)

Tổng vốn KD hàng NK

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ sử dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu tốt nhất, phản ánh chính xác nhất tính hiệu quả cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi ngành kinh tế. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng chứng tỏ tính hiệu quả cao.

- Xét chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:

Hiệu suất vốn kinh doanh = Doanh thu thuần trong kỳ (1.4) Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Chỉ tiêu tốc độ quay vòng vốn kinh doanh hàng NK:

Số vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần trong kỳ (1.5) Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ

Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay càng nhiều thì càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại.

- Hiệu quả sử dụng lao động:

Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động của doanh nghiệp Chỉ tiêu lợi nhuận

bình quân tính cho một lao động của

doanh nghiệp =

Lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp

(1.6) Tổng số lao động bình quân trong kỳ của

doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu càng lớn thì càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.

- Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động

Chỉ tiêu doanh thu bình quân tính cho một lao động

của doanh nghiệp

=

Tổng doanh thu KD hàng NK

(1.7) Tổng số lao động bình quân trong kỳ của

doanh nghiệp

Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả trong việc tăng doanh thu của mình.

Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, người ta thường sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho. Hệ số này được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho trung bình. Hệ số này thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là DN sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng DN bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Công thức tính hệ số quay vòng hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán (1.8) Bình quân hàng tồn kho Trong đó Bình quân hàng tồn kho =

Hàng tồn kho năm trước + Hàng tồn kho năm nay

(1.9) 2

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư thành an (Trang 30 - 33)