2.5. Nhận xét, đánh giá thực trạng
2.5.2. Những vấn đề tồn tại
2.5.2.1. Những vấn đề tồn tại trong cải cách thủ tục hành chính
Mặc dù về tổng thể, tỉnh đã hoàn thành về cơ bản các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra theo chương trình tổng thể Cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Tuy nhiên, về mặt khách quan cho thấy nhiều mặt cải cách hành chính cịn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, hiệu quả còn thấp so với mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại. Còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục.
Tính cơng khai minh bạch của nền hành chính cịn nhiều hạn chế, một bộ phận cán bộ, công chức suy giảm phẩm chất, lối sống, vi phạm đạo đức công vụ, chưa thực hiện tốt quan điểm nền hành chính phục vụ gây bất bình, thiếu thiện cảm cho nhân dân.
Việc thực hiện các Nghị quyết đơn giản hố thủ tục hành chính chậm (đến thời điểm hiện nay vẫn còn một số Bộ, ngành chưa thực hiện xong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực thi Nghị quyết đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý)đã ảnh hưởng lớn đến việc cơng bố, cơng khai thủ tục hành chính của tỉnh. Số lượng thủ tục hành chính cịn nhiều và phức tạp mà nguyên nhân chính vẫn do thể chế từ trung ương đến địa phương chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách.
Hiệu quả của cơ chế một cửa chưa cao, chưa đáp ứng được mong mỏi của đông đảo nhân dân, người dân chưa thực sự tin tưởng vào cơ chế một cửa. Từ tồn tại trong khi thực hiện mơ hình này mà dân gian đã xuất hiện những thuật ngữ “một cửa nhiều khoá”, “một cửa nhiều ngách”, “một cửa nhiều phòng”,… Một số một số lĩnh vực, một số huyện khơng cịn duy trì hoạt động của trung tâm giao dịch hành chính một cửa hoặc duy trì hình thức. Điều đó chưa đúng theo tinh thần Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của thủ tướng Chính
phủ là tiến tới mọi lĩnh vực phải thực hiện thông qua cơ chế một cửa. Ở các Sở, ban, ngành Cơ chế “một cửa” thực hiện còn chậm, đến nay có 17/19 sở, ban, ngành thực hiện theo cơ chế một cửa; ở một số nơi tuy đã thực hiện cơ chế một cửa nhưng cịn mang tính hình thức và thủ tục hành chính cịn rườm rà, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và cơng dân; một bộ phận cán bộ làm nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả chưa thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính. Chẳng hạn có đơn vị cử cán bộ vốn làm văn thư phụ trách bộ phận một cửa. Điều đó khơng thể đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn của cán bộ cơng chức làm việc ở bộ phận này vì họ đơn thuần chỉ là người nhận hồ sơ và mang đến bộ phận chuyên môn không thể nắm bắt và biết hết các thủ tục để kịp thời giải thích khi dân và doanh nghiệp u cầu. Điều đó vừa kéo dài thời gian hoàn thành thủ tục vừa làm cho dân thiếu tin tưởng vào nghiệp vụ cũng như thái độ, tác phong phục vụ của đội ngũ cán bộ cơng chức hành chính. Nhưng mặt khác thực tế lại xuất hiện hiện tượng phịng chun mơn cử cán bộ của mình xuống làm việc ở bộ phận một cửa (nhân sự biên chế tại phòng chuyên môn) song khi dân và doanh nghiệp đến thực hiện thủ tục hành chính thì cán bộ này lại tiếp dân và giải quyết công việc với dân ngay tại phịng chun mơn và như vậy việc có bộ phận một cửa đối với cơ quan này chỉ là “bình mới rượu cũ”, đơn thuần chỉ là hình thức cịn nội dung không thay đổi.
Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thiếu tính ổn định. Tổ chức bên trong của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện còn cồng kềnh.
Đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức của tỉnh về trình độ năng lực vẫn cịn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Nhiều cơ quan, đơn vị vẫn trong tình trạng thừa thiếu giả tạo, thừa những người không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, thiếu những cán bộ chuyên môn giỏi.
Các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực chưa kịp thời tham mưu cho tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các văn bản quy phạm của Trung ương cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương những văn bản Trung ương giao trách nhiệm cho địa phương quy định cụ thể, chi tiết. Công tác tham mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chất lượng chưa cao, nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng quy trình soạn thảo, lấy ý kiến góp ý, thẩm định văn bản theo quy trình hoặc trình văn bản sai về thể thức, nội dung, thẩm quyền ban hành. Công tác tự kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật do ngành ban hành, quản lý chưa được thực hiện thường xuyên để kịp thời kiến nghị, xử lý những văn bản khơng cịn phù hợp. Vẫn còn nhiều trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND ban hành còn hiện tượng ghi số, ký hiệu cá biệt vào thể thức của văn bản và ngược lại. Một số văn bản chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành dưới hình thức cơng văn, thơng báo; văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính đánh chung số thứ tự gây khó khăn cho cơng tác thống kê, rà sốt, hệ thống hóa, kiểm tra. Đây là những vấn đề cần quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện cải cách thể chế, khơng ngừng hồn thiện hệ thống thể chế, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.
Một hạn chế tiêu biểu của cán bộ, công chức nữa là chưa nhận thức đầy đủ về công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và mối quan hệ giữa 2 công tác này, vẫn làm việc theo lối tư duy đợi cấp trên chỉ đạo cụ thể, đợi cấp trên làm trước, dưới làm sau; trông chờ, dựa dẫm trong thực hiện nhiệm vụ. Qua phản ánh của một số tập thể, cá nhân, tình trạng tùy tiện khi vận dụng quy định của pháp luật, thái độ quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giải quyết công việc của cán bộ, cơng chức, thậm chí cả ở cán bộ lãnh đạo quản lý vẫn cịn. Do đó, dù thủ tục hành chính có thuận tiện, năng lực cán bộ tốt... nhưng đạo đức công vụ của người thực hiện nhiệm vụ khơng tốt thì
kết quả cải cách hành chính cũng khơng đạt như mong muốn. Bởi vậy, rất cần nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ cơng chức, để làm được điều đó, mỗi cơ quan, đơn vị cần phải coi lĩnh vực này là đặc thù để xây dựng, trang bị cho đội ngũ cán bộ công chức hiểu rõ về ý thức trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ, thái độ phục vụ theo đúng tiêu chuẩn cán bộ công chức. Luật Cán bộ công chức quy định: trong giao tiếp ở công sở, cán bộ cơng chức phải có thái độ lịch sự, tơn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc... Khi giao tiếp với dân, cán bộ cơng chức phải gần gũi với dân, có tác phong thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ... Soi vào thực tế, có thể nhận định rằng ở một số nơi, giao tiếp cơng vụ đang cịn bất cập so với yêu cầu của cải cách hành chính.
Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn chưa có tính ổn định cao, chưa tạo được sức hút, giải phóng và khai thác mọi nguồn lực trong nước, của người dân và của nước ngồi, thủ tục hành chính ln bị động trước u cầu phát triển nhanh của đời sống xã hội và của thực tiễn.
2.5.2.2. Những vấn đề tồn tại trong kiểm sốt thủ tục hành chính
Trong q trình kiểm tra thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện chun mơn theo quy định, việc thực hiện kiểm sốt thủ tục hành chính cịn tồn tại nhiều hạn chế như sau:
Đánh giá tác động TTHC: Theo Thông tư liên tịch số: 01/2009/TTLT- BTP-BNV của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ quy định về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Phối hợp với Văn phịng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự thảo Dự kiến chương trình xây
dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì soạn thảo;
c) Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp [4, Điều 2, Khoản 5].
Như vậy đối với chức năng kiểm soát thủ tục hành chính thì Sở Tư pháp thực hiện thêm nhiệm vụ so với trước đây là Đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, ở cấp tỉnh, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính khơng nhiều vì tỉnh là cấp thực hiện, đa số văn bản chỉ quy định mức phí (Nghị quyết của Hội đồng nhân dân) hoặc ủy quyền, phân cấp; ban hành chính sách ưu đãi đầu thư về tỉnh. Bình quân mỗi năm ban hành từ 5- 7 văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, số lượng khơng nhiều, nhiều Sở, ngành nhiều năm liền khơng được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, do đó việc đánh giá không thường xuyên nên các Sở, ngành được giao chủ trì soạn thảo rất lúng túng trong việc đánh giá tác động. Mặt khác, nhiều khi việc ban hành cịn mang tính hình thức chịu áp lực về mặt thời gian do sự chỉ đạo, áp đặt của cấp trên (Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh) khi có chủ trương, nghị quyết là chỉ đạo thực hiện ngay mà không quan
tâm đến thời gian phải có theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nhất là văn bản có quy định thủ tục hành chính) do đó việc đánh giá cịn mang tính hình thức, chất lượng chưa cao, cơ quan chuyên môn (Sở Tư pháp, trước đây là Văn phòng UBND tỉnh) phải làm thay việc đánh giá tác động.
Cơng bố thủ tục hành chính: Các Sở, ngành đã phối hợp tốt với Sở Tư pháp (trước đây là Văn phịng UBND tỉnh) trong việc cập nhật, cơng bố thủ tục hành chính, đa số các Sở ngành đã chủ động cập nhập văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để xây dựng thủ tục, phối hợp với phịng Kiểm sốt để kiểm soát chất lượng từng thủ tục trình UBND tỉnh cơng bố, cơng khai tại nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính; trên Website của tỉnh, của Sở, ngành và các đơn vị cấp huyện đảm bảo người dân dễ đọc, dễ hiểu để thực hiện. Khi trình cơng bố được Chủ tịch ln ưu tiên xem xét ký ban hành ngay và trong các cuộc họp luôn nhắc nhở các Sở, ngành ngoài việc cập nhật, thống kê văn bản để dự thảo quyết định công bố phải rút ngắn thời gian thực hiện tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức.
Công khai TTHC: qua công tác kiểm tra thường xuyên cho thấy, việc Công bố cơng khai TTHC trên địa bàn tỉnh cịn nhiêu bất cập, cấp tỉnh (Sở, ngành) tổ chức công khai tương đối tốt. Cấp huyện được 60% đơn vị công khai từ 80% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết. Cấp xã chỉ có một số ít cơng khai đầy đủ, cịn lại chỉ mang tính hình thức.
Việc cơng khai thủ tục hành chính ở các cấp tồn tại nhược điểm chung là chưa cập nhật đầy đủ thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh công bố, nhiều đơn vị công khai cả các TTHC đã hết hiệu lực từ lâu hoặc công khai các thủ tục đã được sửa đổi nhưng chưa gỡ bỏ các thủ tục cũ vì vậy cùng một thủ tục nhưng cơng khai hai nội dung khác nhau hoặc tình trạng chung là cơng khai thiếu thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết, thực tế việc công khai thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp như sau:
Cấp tỉnh (Sở, ngành): các đơn vị đã rất quan tâm, chú trọng việc công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, tuy nhiên chưa quan tâm đến hình thức cơng khai theo quy định, về mặt khách quan mà nói phụ thuộc vào số lượng thủ tục của từng đơn vị. Theo quy định phải chia theo từng lĩnh vực để niêm yết trên bảng treo tường vì vậy, đối với lĩnh vực ít thủ tục hoặc thủ tục đơn giản (ít hoặc khơng có mẫu đơn, tờ khai) thì việc niêm yết trên bảng, bảng trụ xoay được dễ dàng nhưng với các đơn vị nhiều thủ tục; thủ tục phức tạp, có nhiều trang, nhiều mẫu đơn như các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Cơng nghệ… ví dụ, lĩnh vực Đăng ký kinh doanh có 110 thủ tục, bình qn mỗi thủ tục khoảng 13 trang giấy vì vậy khơng thể treo trên bảng trụ xoay hoặc niêm yết trên tường được mà phải để trên khay hoặc giá đỡ.
Đối với cấp huyện, việc công khai, niêm yết thủ tục ở một số đơn vị cịn chỉ dừng lại ở hình thức khi nhận bộ thủ tục cấp huyện công bố từ năm 2009 về là để ngun cả tập đóng lên tường, khơng cập nhật những thủ tục hành chính đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, không loại ra các thủ tục đã bị hủy bỏ, bãi bỏ ra khỏi bộ thủ tục hành chính. Có đơn vị cơng khai niêm yết chưa đầy đủ nhưng khi có ý kiến của cơ quan kiểm tra thì đổ lỗi do bị công dân xé mất (do trách nhiệm quản lý của mình).
Việc thực hiện thủ tục hành chính ở cấp huyện đa số chưa đúng quy định. Theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa đối với tất cả các lĩnh vực đang thực hiện, chỉ trừ một số huyện đảo có số dân ít, số lượng giao dịch của tổ chức, cá nhân với các cơ quan hành chính ít và tại các xã đặc biệt khó khăn ở khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo nhưng trong trường hợp này Chủ tịch UBND tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Do đặc thù của Nam Định việc thực hiện giải quyết ở bộ phận một cửa cấp huyện chỉ quy định 6 lĩnh vực: Tài nguyên môi trường; Đăng ký kinh doanh; Tư pháp hộ tịch; Nội vụ; Công thương; Lao động, Thương binh và XH theo quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 12/5/2010 của UBND tỉnh Nam Định, việc rút ngắn các lĩnh vực thực hiện tại bộ phận một cửa của tỉnh không đúng với Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, đã giảm lĩnh vực so với quy định nhưng hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có huyện Nam Trực tổ chức thực hiện một cửa đảm bảo đúng quy định, ngồi 6 lĩnh vực cịn đưa bổ sung thêm lĩnh vực Thuế nhằm hỗ trợ cho các nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ thuế khi làm các thủ tục liên quan đến đất đai… Còn lại chỉ mang tính hình thức, thủ tục hành chính thực hiện trực tiếp tại phịng chun mơn, bộ phận một cửa trở thành trụ sở của