3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện cải cách hành
chính nhà nước
Chất lượng hiệu quả cơng cuộc cải cách thủ tục hành chính phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ, công chức-những người trực tiếp biến các chủ trương, chính sách cứng vào thực tiễn vận hành bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Chính vì vậy để cải cách thủ tục hành chính đạt được mục tiêu, phù hợp với phương hướng đã đề ra thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà cụ thể là đội ngũ cán bộ, công chức là điều rất quan trọng. Do đó cần:
Tổ chức tốt cơng tác thi tuyển để tuyển dụng cán bộ, công chức bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức thực thi cơng vụ. Đảm bảo bổ nhiệm, tuyển dụng, bố trí, phân cơng nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc Sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống. Tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời tăng cường cử cán
bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm chức vụ.
Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm năng lực chuyên môn kỹ năng thực hiện cho cán bộ công chức, đảm bảo chế độ trợ cấp ưu đãi hợp lý.
Cán bộ, công chức ở Bộ phận nhận và trả kết quả thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với nhân dân. Để cho dân tin tưởng thì cơng chức đó phải tận tuỵ có chun mơn giải quyết hợp tình, hợp lý mọi u cầu, có kỹ năng giao tiếp hành chính. Trước hết cơng chức phải xác định rõ trách nhiệm tạo dựng uy tín cho cơ quan nhà nước mình, nắm vững những văn bản pháp lý điều chỉnh về lĩnh vực được giao giải quyết, nắm chắc những thủ tục mà công dân, tổ chức phải nộp theo từng lĩnh vực và công khai cho công dân biết; tuân thủ quy chế văn hố cơng sở, quy tắc ứng xử khi làm việc với dân. Để theo dõi q trình thực hiện phải ln cập nhật vào Sổ theo dõi để lưu hồ sơ và đặc biệt biết được giải quyết đến đâu, có cịn tồn đọng hay không, nguyên nhân tồn đọng...
Để nâng cao kỹ năng, chuyên môn cho công chức định kỳ hàng năm cơ quan quản lý nhà nước cấp trên phải tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, làm tốt công tác đánh giá cán bộ, công chức. Thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật mất uy tín với quần chúng nhân dân. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm khắc với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức cơng vụ. Tránh tình trạng cào bằng trong hoạt động cũng như trong hưởng thụ thành quả lao động vì như vậy sẽ thui chột ý thức phấn đấu, rèn luyện và phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức.
và doanh nghiệp về thái độ, chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức làm kênh tham khảo quan trọng nhằm hạn chế tối đa sự nhũng nhiễu, hách dịch, quan liêu của những người thực thi quyền lực nhà nước do chính nhân dân trao cho họ.
Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ để có điều kiện thực hiện đổi mới chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.
3.2.4. Trang bị cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại hố nền hành chính
Cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn tới phải được thực hiện song hành với những mặt khác của cải cách hành chính như đẩy mạnh phân cấp, xã hội hố các dịch vụ công, cải cách tiền lương, ứng dụng công nghệ điện tử và viễn thơng. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cao việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đối với tất cả các đơn vị đã triển khai áp dụng và tiếp tục hoàn thiện để nâng cấp chứng chỉ. Các đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tập trung vào hoàn thiện để xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu quả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.
Các cơ quan cấp trên, cụ thể là UBND tỉnh cần quan tâm hỗ trợ về kinh phí để trụ sở tiếp cơng dân, phịng giao dịch một cửa có điều kiện nâng cấp trụ sở, mua sắm trang thiết bị. Căn cứ vào ngân sách của tỉnh hiện có việc này có thể chưa làm được trong một thời gian ngắn song cũng cần có định hướng để xúc tiến triển khai. Trước mắt ưu tiên những nơi có cơ sở vật chất quá cũ kỹ như trụ sở UBNDxã ở các huyện.
Đặc biệt, tích cực tiến tới thực hiện Chính phủ điện tử trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Đến năm 2020 cơ bản phải thực hiện Chính phủ điện tử ở cấp tỉnh và cấp huyện một phần ở xã, phường thị trấn. Cập nhật công bố danh mục các dịch vụ hành chính cơng trên mạng thơng tin điện tử hành chính của Chính phủ và của tỉnh một cách kịp thời.
3.2.5. Tăng cường công tác tổng kết, kiểm tra, giám sát việc thực hiệnkiểm sốt thủ tục hành chính kiểm sốt thủ tục hành chính
Tiếp tục thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật và triển khai thực hiện các thủ tục đã được công bố. Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế một cửa ở tất cả các đơn vị, cơ quan trong tỉnh.
Đảm bảo có sự lãnh đạo, sự kiểm tra giám sát thường xuyên liên tục của các cấp uỷ Đảng, của HĐND, UBND các cấp và trực tiếp là Sở Nội vụ và Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm trực tiếp hoặc tham mưu với UBND tỉnh để hướng dẫn điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời những thay thế về thủ tục, quy trình giải quyết các cơng việc thuộc những lĩnh vực đã niêm yết tại bộ phận "một cửa". Theo đó đảm bảo cơ sở pháp lý để cơng chức được giao quyền có căn cứ để giải quyết.
Đặc biệt hiện nay, Phịng kiểm sốt thủ tục hành chính thuộc Văn phịng UBND tỉnh đã được thành lập từ tháng 4/2011 (nay thuộc Sở Tư pháp) với chức năng tham mưu cho UBND tỉnh trong việc kiểm sốt thủ tục hành chính, tổ chức việc kiểm sốt thủ tục hành chính, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trong phạm vi địa phương. Đây là bộ phận mới nhưng đã từng tham gia có chất lượng Đề án 30, có kinh nghiệm thực tiễn, tuy nhiên chưa có tiền lệ nên đòi hỏi sự cố gắng cao của đội ngũ cán bộ, cơng chức.
Ngồi ra cần chú ý đến vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội… và của chính quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
3.2.6. Nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp để chủ động “chung tay cải cách thủ tục hành chính nhà nước” “chung tay cải cách thủ tục hành chính nhà nước”
nhân dân về bộ thủ tục hành chính các cấp và quy trình giải quyết các lĩnh vực trên tất cả các phương tiện, các loại hình thơng tin đại chúng. Có thể coi việc phổ biến các bộ thủ tục hành chính là một nội dung quan trọng tại các nơi
sinh hoạt cộng đồng, hệ thống phát thanh xã, phường, thị trấn; cấp huyện, tỉnh. Trang tin điện tử của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, các Sở, ban ngành phải cập nhật thường xuyên những thông tin liên quan về cải cách hành chính và cải cách TTHC, đăng tải bộ thủ tục hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh để công khai phục vụ người dân, tổ chức doanh nghiệp khi có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục hành chính. Theo đó tiếp tục khẳng định ý nghĩa của cải cách hành chính trong đời sống của cán bộ, nhân dân, thay đổi thái độ phục vụ của cơng chức, thói quen làm việc tuỳ tiện bất kể thời gian của cán bộ, công chức và tạo nề nếp văn hóa cho nhân dân khi có nhu cầu làm việc với cơ quan nhà nước, tơn trọng thời gian làm việc và quy trình giải quyết cơng việc của cán bộ, công chức cơ quan nhà nước.
Chất lượng, hiệu quả của cơng cuộc cải cách thủ tục hành chính cịn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của người dân và doanh nghiệp. Chính vì vậy người dân và doanh nghiệp phải được tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để họ ý thức được việc tự bản thân họ phải chủ động, kịp thời phản ánh những bức xúc, bất cập, nhũng nhiễu cũng như đề xuất các giải pháp khả thi để cơng cuộc cải cách thủ tục hành chính vận hành được thuận lợi, nhịp nhàng, đồng bộ hơn. Mặc dù tỉnh Nam Định đã có số điện thoại đường dây nóng, website, email, mẫu đơn phản ánh kiến nghị những nhũng nhiều, bất cập về thủ tục hành chính nhưng cơng tác tun truyền chưa thực sự được chú trọng nên phần lớn người dân và doanh nghiệp chưa biết nên chưa chủ động thực hiện quyền phản ánh, kiến nghị, của mình để chung tay cải cách thủ tục hành chính.
3.2.7. Kết hợp đồng bộ và triển khai Đề án 30 về đơn giản hố thủ tục hành chính với Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của hành chính với Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Cải cách thủ tục hành chính muốn đạt hiệu quả bền vững cần tiến hành đồng bộ với việc triển khai Chương trình Quốc gia về ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày ngày 27 tháng 8 năm 2010 theo quyết định số 1605/QĐ-TTg.
Chương trình đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 với mục tiêu tổng quát: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thơng tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động; Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Đồng thời chương trình cịn đề ra những mục tiêu cụ thể: (1) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thơng tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Phát triển và hồn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên mơi trường mạng an tồn, hiệu quả; Phát triển và hồn thiện các hệ thống thơng tin, các cơ sở dữ liệu lớn, trước hết tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, tài ngun và mơi trường, tài chính, kinh tế, cơng nghiệp và thương mại, bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước. (2) ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước: 80% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử; tất cả cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; Bảo
đảm các điều kiện về kỹ thuật cho 100% các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể được thực hiện trên mơi trường mạng (trực tuyến); Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật để 100% hồ sơ quản lý cán bộ, cơng chức các cấp có thể được quản lý chung trên mạng với quy mô quốc gia; Triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tới 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong cơ quan nhà nước. (3) ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp: 100% các cơ quan nhà nước từ cấp huyện; Sở, Ban, ngành hoặc tương đương trở lên có cổng thơng tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin, cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp; 50% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thủ tục hải quan điện tử; Tất cả kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu tham gia được đăng tải trên mạng đấu thầu quốc gia; khoảng 20% số gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng; thí điểm hình thức mua sắm chính phủ tập trung trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; 100% hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam phục vụ công tác xuất, nhập cảnh là hộ chiếu điện tử; 100% công dân Việt Nam đủ độ tuổi theo quy định được cấp chứng minh nhân dân sản xuất trên dây chuyền hiện đại với một số chứng minh nhân dân duy nhất không trùng lặp, chống bị làm giả; 30% số hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng được nộp qua mạng.
Chương trình đề ra những định hướng đến năm 2020: Tích hợp các hệ thống thông tin, tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các
hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các giao dịch của các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.
Như vậy nhìn vào mục tiêu, nội dung chương trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2015, định hướng phát triển đến năm 2020 ta thấy mục đích cuối cùng của nó là cung cấp các dịch vụ cơng cho người dân và doanh nghiệp một cách tốt nhất và cải cách thủ tục hành chính chính cũng khơng nằm ngồi mục đích đó.
Vì lẽ đó cho nên cải cách thủ tục hành chính ở Nam Định trong những năm tiếp theo cần sự phối hợp đồng bộ giữa các chương trình, đề án này.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn, tơi đã hồn thành ln văn với đề tài Cải cách thủ tục hành chính – thơng qua thực tiễn tinh Nam Định.
Tôi đã rút ra những vấn đề cơ bản về cải cách hành chính và thủ tục hành chính trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước hiện nay. Đây là một trong những yêu cầu thiết thực, cấp bách chuyển tải những văn bản QPPL của cơ quan Nhà nước đến tồn xã hội một cách kịp thời từ hai phía trách nhiệm cơ quan quản lý điều hành và người được người được hưởng thụ, đáp ứng công cuộc phát triển kinh tế -xã hội và giao lưu hội nhập quốc tế nhộn nhịp hiện nay. Cải cách thủ tục hành chính đã và đang được các nước tiên tiến trên thế giới thực hiện khá thành công đem lại những hiệu quả đích thực. Do đó, vấn