2.2. Nam Định và hoạt động chỉ đạo điều hành cải cách thủ tục
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh
2.2.1.1.Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Nam Định ở vị trí đồng bằng nam sơng Hồng, được Chính phủ xác định là là tỉnh trung tâm khu vực Nam đồng bằng sông Hồng, toạ độ địa lý từ 19 độ 55 phút đến 20 độ 16 phút vĩ Bắc, kinh độ 106 độ đến 106 độ 33 phút kinh Đơng. Phía Đơng giáp tỉnh Thái Bình; phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình với ranh giới là sơng Hồng và sơng Đáy; phía Nam và Đơng Nam giáp biển Đơng; phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam.
Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,2 độ C, Lượng mưa trung bình trong năm từ 1,750 – 1,800 mm,Số giờ nắng trong năm: 1,650 – 1,700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%. Là tỉnh do nằm trong Vịnh Bắc Bộ nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 cơn bão, áp thấp/năm. Với địa hình, khí hậu của tỉnh ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Nam Định được chia thành 9 huyện, 1 thành phố với 229 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 194 xã, 20 phường, 15 thị trấn. Diện tích tự nhiên 1.676km2
, bằng khoảng 0,5% diện tích tự nhiên cả nước. Diện tích đất nơng nghiệp có khoảng 115.004,92 ha và 4.667,98 ha đất phi nông nghiệp; 3.553,66 ha đất chưa sử dụng.
Dân số khoảng 2 triệu người, mặc dù Nam Định không phải là tỉnh miền núi nhưng cũng có dân tộc Kinh, Tày, Mường, Hoa cùng cư trú và sinh
sống. Nam Định có tơn giáo đa dạng như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành các tín ngưỡng tơn giáo. Với đơng đồng bào theo đạo như vậy có ảnh hưởng khơng nhỏ đến công tác quản lý tại địa phương.
Đường giao thơng trong tỉnh có cả đường bộ, đường thuỷ, đường biển và đường sắt. Đường sắt đi qua tỉnh kéo dài 42km, 5 ga, đường quốc lộ 21 dài 108km, quốc lộ 10 được xây dựng tạo thành tuyến giao thông huyết mạch nối liền Nam Định với vùng tam giác Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cùng các trung tâm kinh tế vùng Đông Bắc tổ quốc tạo thành cửa ngõ cho hội nhập và phát triển. Đường cao tốc Pháp Vân -Cầu Giẽ -Ninh Bình, tuyến đường bộ mới Nam Định -Phủ Lý đã xây dựng xong và được thông xe từ tháng 7/2014. Nam Định có bờ biển dài nên rất thuận lợi chăn ni, đánh bắt hải sản và có 4 cửa sơng lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn. Hệ thống giao thông đa dạng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Nam Định có 72km bờ biển và được xác định là vùng kinh tế mũi nhọn. Nam Định hình thành rõ nét ba vùng kinh tế: Vùng kinh tế đồng bằng thấp trũng gồm: huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển cơng nghiệp dệt, chế biến, công nghiệp chế biến, cơng nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.
Vùng kinh tế đồng bằng ven biển gồm: huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu có nhiều khả năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định có các ngành cơng nghiệp dệt may, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp chế biến các làng nghề truyền thống, các phố nghề… cùng các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Các sản phẩm công nghiệp của Nam Định ngày càng phong phú, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường như sản phẩm của Cơng ty may sơng Hồng, Cơng ty sinh hố Nam Định, nhà máy cơ khí đúc Trường Thành …[28]
2.2.1.2.Đặc điểm kinh tế -xã hội
Về kinh tế:Thành tựu nổi bật là tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế khá ổn định. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 10,2% (kế hoạch là GDP tăng 11-12%/năm), GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 15,5 triệu đồng/năm (kế hoạch là 12 - 13 triệu đồng/năm). Giá trị sản xuất nông nghiệp 1 ha canh tác năm 2010: 70 triệu đồng (chỉ tiêu 42 triệu đồng). Sản lượng lương thực bình quân 950 nghìn tấn/năm. Tốc độ tăng giá trị dịch vụ bình quân 9,1%. Cơ cấu kinh tế năm 2013: nông - lâm - thuỷ sản: 29,5%; công nghiệp, xây dựng: 36,5%; dịch vụ: 34%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010: 6%
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn mức bình quân của thời kỳ 2001- 2005 (7,3%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần và q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Năm 2013, trong tổng GDP, khu vực kinh tế nhà nước chiếm 18,4%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 79,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 2,6%; ngành cơng nghiệp - xây dựng- dịch vụ chiếm gần 70%, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 31,9% năm 2005 xuống cịn 29,5%; cơng nghiệp -xây dựng tăng từ 31,1% lên 36,5%. Quy mô nền kinh tế được mở rộng thêm. Tổng GDP tăng hơn 1,63 lần; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,6 lần.
Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao: Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 20.5%: trong đó cơng nghiệp trung ương tăng 4,7%; cơng nghiệp địa phương tăng 23,2%. Các ngành sản xuất chủ yếu đều tăng khá như: ngành cơ khí, điện và gia cơng kim loại; ngành dệt may; ngành chế biến thực phẩm, đồ uống và một số các ngành công nghiệp khác.
Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá cao, giá trị sản xuất bình quân tăng 3,8% năm, chủ yếu là cây lúa (năng suất lúa
bình quân đạt 118,4 tạ/ha/năm), đảm bảo an ninh lương thực và có dự trữ, sản lượng lương thực đạt 950 nghìn tấn/năm, giá trị thu được trên 1 ha canh tác tăng, ước năm 2010 đạt 70 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất chăn nuôi và dịch vụ tăng từ 38,4% năm 2005 lên 41,8% năm 2010. Cơ cấu cây trồng, vật ni phù hợp, đã hình thành một số vùng sản xuất nơng sản hàng hố tập trung, gắn với bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Chăn nuôi tiếp tục phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ. Là một tỉnh ven biển nên việc sản xuất muối được duy trì ổn định với diện tích khoảng 860 ha, sản lượng đạt 90 nghìn tấn/ năm. Thuỷ sản phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 11%/năm. 2013 tổng sản lượng thủy sản ước đạt 100,6 ngàn tấn, tăng 6,8% so với năm 2012.
Các hợp tác xã chuyển đổi từng bước theo luật. Đã thành lập Ban nơng nghiệp ở cấp xã, bước đầu thực hiện có kết quả chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp. Đã chỉ đạo thí điểm xây dựng mơ hình nơng thơn mới theo chương trình của Trung ương tại xã Hải Đường, Hải Hậu, đồng thời triển khai làm điểm tại 10 xã thuộc 10 huyện, thành phố…
Hoạt động xuất khẩu phát triển nhanh, giá trị hàng xuất khẩu năm 2013 ước đạt 413,5 triệu USD, tăng 8,1% so với 2012; trong đó các doanh nghiệp Trung ương: 27,8 triệu USD, các doanh nghiệp địa phương 245,1 triệu USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 140,6 triệu USD. Giá trị hàng nhập khẩu trên địa bàn cả năm ước đạt 323,4 triệu USD, tăng 7,8% so với 2012.
Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ (số liệu 11 tháng năm 2013) tăng 6,43% so với tháng 12 năm 2012, bình quân mỗi tháng tăng 0,6% [33].
Bước đầu hình thành một số tuyến du lịch có lợi thế như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thăm quan…
Về văn hoá -xã hội
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh tiếp tục phát triển tồn diện về quy mơ và chất lượng. Ngành Giáo dục - đào tạo là một trong những đơn vị nhiều năm liên tục dẫn đầu toàn quốc. Đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi. Chất lượng giáo dục được nâng cao. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: mầm non 37%; tiểu học 100%; trung học cơ sở 31%; trung học phổ thông 21,4%. Hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục được mở rộng. Thi học sinh giỏi quốc gia năm 2013, tỉnh Nam Định đứng thứ 3 toàn quốc về số giải (77 giải) và đứng thứ nhất về tỷ lệ thí sinh đạt giải 87,5% (77 học sinh đạt giải/88 thí sinh dự thi). Có 01 học sinh đạt huy chương Đồng Olympic Vật lý quốc tế; 01 học sinh nhận bằng khen Olympic Vật lý khu vực Châu Á, hoàn thành phổ cấp Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn đã tổ chức thi tuyển, xét tuyển cho năm học mới với 24.600 chỉ tiêu.
Đội ngũ giáo viên các cấp học từng bước được chuẩn hố và nâng cao trình độ chun mơn hóa trong giảng dạy đối với từng cấp học theo mục tiêu đề ra.
Công tác y tế luôn được quan tâm đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng cao. 100% các trạm xá xã. phường, thị trấn đã có bác sỹ để phục vụ nhân dân khám chữa bệnh ban đầu[33].
Nam Định có nhiều khu du lịch, danh lam lịch sử tâm linh cội nguồn thu hút đông đảo khách du lịch như khu du lịch bãi biển Quất Lâm, Thịnh Long, vườn quốc gia Xuân Thủy, di tích xếp hạng đặc biệt quốc gia quần thể đền Trần và chợ Viềng hàng năm cùng khu vực thờ mẫu Liễu Hạnh[28].
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên phạm vi toàn tỉnh được ổn định, giữ vững.
Về xây dựng hệ thống chính trị: Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống chính trị cũng được quan
tâm. Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân được phát huy. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền được củng cố và nâng lên.
Bên cạnh đó, Nam Định cịn nhiều khó khăn, thử thách lớn phải khắc phục để phát triển:
Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Một số chỉ số phát triển chủ yếu còn ở mức thấp và trung bình so với sự phát triển chung nên vẫn chưa tạo được sự phát triển mạnh, có tính đột phá trên một số lĩnh vực. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013 (PCI) Nam Định chỉ đứng thứ 42/63 tỉnh - thuộc nhóm trung bình thấp. Nhiều mặt phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực của tỉnh về con người, đất đai, văn hoá, giáo dục…
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Khả năng hội nhập quốc tế và tham gia phân công sản xuất trong khu vực cịn hạn chế. Cơng nghiệp phát triển chưa bền vững, chưa có nhiều dự án. Một số ngành cơng nghiệp chủ yếu như dệt may, sửa chữa phương tiện vận tải… phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu, thị trường bên ngồi nên khơng ổn định, hiệu quả sản xuất không cao. Trong sản xuất nông nghiệp chưa hình thành được các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hoá lớn. Tiềm năng về kinh tế biển chưa được khai thác có hiệu quả, định hướng đầu tư có lúc, có mặt chưa rõ cịn lúng túng. Xuất khẩu, nhập khẩu có tăng nhưng quy mô nhỏ, phân tán, chủ yếu là thu gom, sản xuất, gia công nguyên liệu thô. Một số doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng phải cắt giảm lao động, tạm ngừng hoạt động. Đời sống của một bộ phận nhân dân gặp khó khăn. Dân số Nam Định xấp xỉ 2 triệu người, trong đó khoảng 1,5 triệu người sống ở nơng thơn, số cịn lại sống ở thành thị. Nam Định là một trong những tỉnh có tỷ lệ dân cư sống ở thành thị thấp so với khu vực nông thôn. Việc phân bố dân cư không đều giữa khu vực thành phố và các huyện, hiện gây ra nhiều áp lực về vấn đề môi trường, lao động, việc làm, tệ nạn xã hội…
Trước tình hình trên, tỉnh đã chỉ đạo vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, phát huy nội lực nhằm kích cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nên tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh vẫn ổn định, tốc độ phát triển chậm, nhưng vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ. Nam Định đang quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng -an ninh từ năm 2010 -2015. Theo đó dần thay đổi diện mạo của một tỉnh đang có nguy cơ “già” do tốc độ phát triển có nguy cơ tụt hậu. Tổ chức VCCI đánh giá trong bảng tổng sắp chỉ số cạnh tranh năm 2013, NamĐịnh đứng thứ 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội chủ yếu nêu trên đã tạo những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hố, xã hội của tỉnh nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng nhằm hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 kinh tế tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp -dịch vụ -nơng nghiệp; có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển; các lĩnh vực văn hoá -xã hội phát triển tiên tiến, đời sống nhân dân ngày được nâng cao; từng bước đưa Nam Định trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức khá của vùng nam đồng bằng sông Hồng theo Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg, ngày 3/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 và xây dựng thành phố Nam Định sớm trở thành trung tâm vùng nam đồng bằng sông Hồng.