Kết quả thực hiện Đề án 30

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách thủ tục hành chính – Thông qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 61 - 71)

2.3. Kết quả cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Nam Định

2.3.1. Kết quả thực hiện Đề án 30

2.3.1.1.Giai đoạn thống kê thủ tục hành chính

Theo chỉ đạo của Tổ công tác chuyên trách CCTTHC của Thủ tướng Chính phủ, mỗi tỉnh chọn từ 3 – 5 huyện làm điểm thống kê thủ tục hành chính. Tổ cơng tác Đề án 30 của tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh Nam Định đã lựa chọn các huyện: Nam Trực, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Hải Hậu và thành phố Nam Định là đơn vị làm điểm và mỗi huyện, thành phố nói trên chọn 1 đơn vị cấp xã để làm thí điểm thống kê thủ tục hành chính. Tổ cơng tác của tỉnh đã tổ chức tập huấn công tác thống kê Thủ tục hành chính và hướng dẫn cách thức điền vào Biểu mẫu số 1 cho các đơn vị cấp huyện, xã được chọn làm điểm và các Sở, ban, ngành của tỉnh. Tổ công tác trực tiếp phối hợp với các đơn vị cấp huyện, cấp xã được chọn làm điểm để tiến hành thống kê thủ tục hành chính đồng thời đơn đốc các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh triển khai thực hiện việc thống kê thủ tục hành chính theo đúng kế hoạch của Tổ công tác Chuyên trách Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ[30].

Trong q trình triển khai, một số Sở, ban, ngành và nhiều phịng, ban chun mơn của cấp huyện do chưa xác định rõ công tác thống kê thủ tục hành chính; mục tiêu, ý nghĩa của Đề án 30 nên cho rằng ở đơn vị mình khơng có thủ tục hành chính hoặc có nhưng rất ít. Tổ cơng tác đã trực tiếp trao đổi hướng dẫn để các đơn vị trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, xác định danh mục các thủ tục hành chính của đơn vị mình và tiến hành điền vào biểu

mẫu số 1 đối với các thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Tổ công tác chuyên trách. Qua trao đổi, thảo luận các đơn vị đã nhận thức được và xác định rõ số thủ tục hành chính của đơn vị mình như: Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống kê được 90 thủ tục so với ban đầu chỉ thống kê được 40 thủ tục, Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê được 87 thủ tục so với ban đầu là 33 thủ tục… (báo cáo thống kê của các Sở, ngành).

Đối với thủ tục hành chính cấp huyện và cấp xã, sau khi các đơn vị được lựa chọn làm điểm nộp báo cáo kết quả thống kê (gồm danh mục thủ tục hành chính và biểu mẫu số 1 đã điền). Tổ công tác đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố được chọn làm điểm, trực tiếp cùng với các phòng, ban chuyên môn các huyện, thành phố và các bộ phận chuyên môn của xã, phường xác định danh mục các thủ tục hành chính đang thực hiện. Sau khi đã sơ bộ tập hợp được bộ thủ tục hành chính cấp huyện, xã, TCT đã gửi bộ thủ tục hành chính đến tất cả các đơn vị cấp huyện, xã trong tỉnh yêu cầu thẩm định, so sánh với các thủ tục đơn vị mình đang thực hiện nhằm phát hiện, bổ sung vào bộ thủ tục hành chính các thủ tục đang thực hiện nhưng chưa được thống kê, các thủ tục gần giống nhau về tên gọi, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ… v.v nhằm tạo ra sự thống nhất trong việc thực hiện thủ tục hành chính trong tồn tỉnh. Đồng thời yêu cầu các Sở, ngành của tỉnh trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình thẩm định các thủ tục hành chính trong bộ thủ tục hành chính chung cấp huyện, xã thuộc lĩnh vực quản lý. Kết quả, đã tập hợp được bộ TTHC đang thực hiện tại cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh gồm có cấp huyện: 135 thủ tục và cấp xã là 96 thủ tục, đồng thời báo cáo và dự thảo quyết định trình Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh cơng bố.

Ngày 8 tháng 7 năm 2009 Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1427/QĐ-UBND về việc công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp xã và Quyết định số 1428/QĐ-UBND về việc cơng bố bộ thủ tục hành chính

chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Nam Định, là tỉnh thứ 7 cơng bố bộ thủ tục hành chính chung cấp huyện, xã.

Đối với các thủ tục hành chính ở cấp tỉnh, các thành viên Tổ công tác đã bám sát các đơn vị được phân công, trực tiếp hướng dẫn, trao đổi, thảo luận và cùng với các đơn vị xác định số thủ tục hành chính theo chức năng nhiệm vụ và phạm vi của Đề án, kiểm tra cách thức điền vào biểu mẫu số 1. Sau khi có kết quả thống kê và các biểu mẫu số 1 đã điền đối với từng thủ tục hành chính cụ thể, Tổ cơng tác đã tập hợp được bộ TTHC của các Sở, ngành của tỉnh gồm 1.145 thủ tục đang thực hiện tại 18 sở, ngành. Vận dụng linh hoạt Đề án 30, đặc biệt Công an tỉnh là đơn vị song trùng trực thuộc (theo hướng dẫn của Tổ Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, Cơng an tỉnh thuộc ngành dọc nên không phải thống kê, công bố) nhưng với đặc thù là ngành có liên quan rất nhiều đến đời sống của nhân dân vì vậy với mục tiêu “vì dân phục vụ” Công an tỉnh Nam Định đã tập hợp được bộ thủ tục hành chính cấp tỉnh gồm 52 thủ tục để phục vụ nhân dân và chỉ đạo Công an các huyện, xã làm điểm thống kê tập hợp đầy đủ các thủ tục hành chính của Cơng an đang thực hiện tại cấp huyện, xã để đưa vào bộ thủ tục hành chính cấp huyện, xã.

Ngày 19 tháng 8 năm 2009 Chủ tịch UBND tỉnh đã ký các quyết định công bố bộ TTHC đang thực hiện tại 18 sở, ngành trong tỉnh, Nam Định là tỉnh thứ 19 công bố bộ TTHC cấp tỉnh. Kết quả, tổng số thủ tục hành chính đã thống kê: 1.376 thủ tục hành chính, trong đó: + TTHC các sở, ban, ngành: 1.145 thủ tục. + TTHC cấp huyện: 135 thủ tục. + TTHC cấp xã: 96 thủ tục.

Ngày 29 tháng 8 năm 2009 Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Lễ cơng bố Bộ thủ tục hành chính 3 cấp tỉnh, huyện, xã đang thực hiện trên địa bàn

Nam Định và tuyên dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong giai đoạn thống kê thủ tục hành chính[30].

2.3.1.2.Giai đoạn rà sốt thủ tục hành chính

Để đảm bảo yêu cầu kế hoạch cũng như chất lượng rà sốt, trong tháng 10/2009 Tổ cơng tác thực hiện Đề án 30 của tỉnh đã bố trí thời gian làm việc với tất cả các Sở, ban, ngành và các đơn vị cấp huyện, cấp xã được chọn làm điểm để hướng dẫn (tỉnh Nam Định lựa chọn 2 đơn vị làm điểm rà soát là thành phố Nam Định và huyện Nghĩa Hưng), đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cơng tác rà sốt, qua đó các đơn vị hiểu rõ hơn về cơng tác rà sốt thủ tục hành chính đặc biệt là các đồng chí cán bộ, chuyên viên trực tiếp thực hiện việc rà soát ở các đơn vị. Trong các buổi làm việc trực tiếp tại các đơn vị, Tổ công tác chỉ rõ các giải pháp đơn giản hố thủ tục hành chính để đạt được chỉ tiêu tối thiểu 30% đơn giản hố các quy định về thủ tục hành chính theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cuối tháng 3 năm 2010 các đơn vị trong tỉnh đã hoàn thành cơng tác rà sốt thủ tục hành chính theo đúng kế hoạch của tỉnh và của Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số thủ tục hành chính được rà soát là 1.376 thủ tục đang thực hiện trên địa bàn tỉnh kèm theo 1.253 mẫu đơn mẫu tờ khai, 294 yêu cầu điều kiện, kết quả cụ thể [30]:

Số TTHC kiến nghị giữ nguyên: 510 thủ tục.

Số TTHC kiến nghị đơn giản hóa 866 thủ tục đạt tỷ lệ 63%, trong đó: + Kiến nghị sửa đổi,bổ sung 754 thủ tục = 54,8%

+ Kiến nghị thay thế,phân cấp 41 thủ tục = 3%

+ Kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ 71 thủ tục = 5,1% (trong đó có 18 thủ tục của tỉnh do trùng lặp hoặc hết thời hiệu).

Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của tỉnh đã tổng hợp kiến nghị đơn giản hóa của các đơn vị và dự thảo phương án đơn giản hóa trình UBND tỉnh

thơng qua. Ngày 26/3/2010 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 689/QĐ- UBND về việc thơng qua phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Nam Định gồm 82 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh được kiến nghị đơn giản hoá. Kết thúc giai đoạn rà soát, ngày 19 tháng 4 năm 2010 UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với 12 điểm cầu truyền hình trong tỉnh cơng bố kết quả rà sốt thủ tục hành chính. Tại hội nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã cơng bố kết quả rà sốt các thủ tục hành chính và giao nhiệm vụ cho các đơn vị triển khai thực thi phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính đã được thông qua thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh không liên quan đến các văn bản của các Bộ, ngành Trung ương theo hướng một văn bản sửa nhiều văn bản đối với những thủ tục hành chính cần phải hủy bỏ, thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung. Sau khi Quốc hội, Chính phủ ban hành văn bản thực thi các phương án đơn giản hóa, thực thi phương án đơn giản hóa đối với các TTHC thuộc thẩm quyền của tinh trên cơ sở các văn bản thực thi phương án đơn giản hóa của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành tiếp tục cập nhật sửa đổi bổ sung ngay; đồng thời, tiếp tục tổ chức thống kê và cập nhật để sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế thuộc phạm vi quản lý của các sở, ban, ngành; các huyện, thành phố Nam Định và xã, phường, thị trấn. Giao Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tổ chức nhập cơ sở dữ liệu quốc gia; Sở Thơng tin Truyền thơng có trách nhiệm đăng tải trên Cổng thông tin của tỉnh thông tin kịp thời đến nhân dân và doanh nghiệp về các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Thực hiện giai đoạn rà sốt, tỉnh Nam Định là một trong 10 địa phương đầu tiên nộp báo cáo kết quả rà sốt và quyết định thơng qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính về Tổ cơng tác chun trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Các phương án đơn giản hóa thuộc thẩm quyền UBND tỉnh đã được cụ thể hóa bằng Quyết định số 689/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2010 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc thơng qua phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ủy ban nhân dân tỉnh gồm 82 thủ tục hành chính. Đây là các thủ tục do Bộ, ngành trung ương ban hành được rút ngắn thời gian thực hiện so với quy định gồm 70 thủ tục và các thủ tục thuộc thẩm quyền ban hành của tỉnh gồm 12 thủ tục [30].

Có được kết quả nêu trên là sự tâm huyết, trách nhiệm cao với cơng việc rà sốt vì khi đã đơn giản hóa tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức là đồng nghĩa với đặt khó khăn, vất vả lên cán bộ, công chức – Những người trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính.

Ngày 13/7/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1345/QĐ-UBND công bố các thủ tục sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh gồm 82 thủ tục đã được thông qua tại quyết định số 689/QĐ- UBND ngày 26 tháng 3 năm 2010.

Với việc thực hiện thành công các giai đoạn thống kê, rà sốt thủ tục hành chính đảm bảo chất lượng, đúng kế hoạch, vượt chỉ tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện sự cố gắng, quyết tâm của các thành viên Tổ công tác Đề án 30 của tỉnh, của cán bộ, công chức các Sở, ngành; các đơn vị cấp huyện, cấp xã được chọn làm điểm nhưng đồng thời cũng thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo UBND tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng.

2.3.1.3.Những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai Đề án 30 Trong quá trình thực hiện Đề án 30 cho thấy việc áp dụng các thủ tục hành chính ở các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh cịn máy móc, thường chú trọng nhiều đến việc đảm bảo tối đa cho yêu cầu quản lý do đó đặt thêm

những quy định để đảm bảo an toàn cho cá nhân, cơ quan nhà nước trong thực thi công vụ mà không đặt vấn đề trách nhiệm trước những vướng mắc, đòi hỏi của thực tế cần tháo gỡ, khơng hoặc chưa quan tâm đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp, còn nhiều lúc, nhiều nơi chưa thực sự có trách nhiệm với nhiệm vụ, chức trách được giao.

Ở nhiều đơn vị có nhiệm vụ thống kê, rà sốt thủ tục hành chính cịn coi nhẹ công tác này, điền các biểu mẫu thống kê, rà sốt mang tính đối phó, cho xong việc vì vậy chất lượng thống kê thủ tục hành chính chưa đạt yêu cầu, nhiều sai sót, chưa đúng với hướng dẫn của Tổ cơng tác vì vậy phải làm đi làm lại nhiều lần. Việc thống kê còn để sót các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, một số thủ tục hành chính tuy thuộc thẩm quyền theo chức năng nhiệm vụ nhưng ít xảy ra do đó có một số đơn vị khơng thống kê thủ tục đó hoặc việc phân cấp chưa triệt để dẫn đến tình trạng cịn có thủ tục hành chính khơng biết cơ quan, đơn vị nào phải thống kê.

Công tác rà sốt thủ tục hành chính của nhiều đơn vị cịn mang tính hình thức, chủ yếu kiến nghị những nội dung về hoàn thiện pháp luật hoặc cắt giảm thời gian, chưa mạnh dạn cắt bỏ những thủ tục đem lại lợi ích cục bộ cho cơ quan, đơn vị mình, chưa thực sự cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Việc thống kê, rà sốt thủ tục hành chính địi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cán bộ, cơng chức có trình độ chun mơn cao ở nhiều ngành, lĩnh vực để phân tích, đánh giá chất lượng biểu mẫu, sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp của thủ tục hành chính, do có hạn chế về số lượng và chuyên môn của thành viên của tổ công tác (chủ yếu là Luật, Hành chính và Tin học) vì vậy Tổ cơng tác của tỉnh mới chỉ tổng hợp kết quả rà soát của các đơn vị, chủ yếu mang tính cơ học, chưa có nhiều ý kiến rà sốt độc lập, việc tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn phương án đơn giản hóa tối ưu vẫn cịn hạn chế.

Trình độ chun mơn của nhiều cán bộ, công chức (đặc biệt là công chức cấp xã) cịn hạn chế, làm việc chủ yếu theo thói quen, chưa nắm vững bản chất của vấn đề chưa kể còn áp dụng pháp luật theo văn bản đã hết hiệu lực, nhiều trường hợp thực thi công vụ do thấy người trước mình làm như thế nào thì nay mình cũng làm như thế, không cập nhật văn bản mới do vậy khi điền vào biểu mẫu số 1 gặp rất nhiều khó khăn như: Việc xác định các văn quy định về mẫu đơn, mẫu tờ khai hoặc các căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính, căn cứ pháp lý của phí lệ phí, mức phí… khơng đúng văn bản quy định, nhiều khi áp dụng những văn bản đã bị thay thế, sửa đổi hoặc hết hiệu lực…. Cơ sở vật chất trang thiết bị của một số xã còn thiếu thốn như khơng đủ diện tích làm việc, khơng có máy vi tính, phải đi th đánh máy do đó rất hạn chế trong việc thống kê thủ tục hành chính.

2.3.1.4. Đánh giá chung về kết quả triển khai thực hiện Đề án 30

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách thủ tục hành chính – Thông qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)