Yếu tố khách quan:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 26)

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

1.3.1 Yếu tố khách quan:

1.3.1.1 Hành lang pháp lý

Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Nền tảng pháp lý phù hợp, đúng hướng sẽ tạo cơ hội cho

hệ thống thanh toán ngân hàng phát triển. Ngược lại, nền tảng pháp lý bất cập và

chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế sẽ là nguyên nhân kìm hãm sự phát

của hệ thống thanh toán.

Hiện nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hệ thống văn bản pháp lý liên quan

đến lĩnh vực thanh toán cần được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thơng lệ

quốc tế và nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán. Nền tảng pháp lý cần

được hoàn chỉnh hơn để bao hàm cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh

tốn khơng phải ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh tốn, chẳng hạn như những cơng ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh tốn bù trừ,…

1.3.1.2 Mơi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội bao gồm các nhân tố: chính trị, kinh tế, văn hoá,

giáo dục… xoay quanh con người, là nơi để con người thể hiện các mối quan hệ

giữa người với người. Một đất nước có một mơi trường xã hội tốt, các mối quan hệ giữa người với người được đảm bảo bằng niềm tin; có một nền kinh tế ổn định, phát triển là điều kiện thuận lợi để hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt trở thành một phương tiện thanh toán cần thiết của mọi tổ chức kinh tế cũng như các tầng lớp

dân cư. Bởi lẽ, khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, tình

hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ kéo theo khối lượng sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, nhu cầu trao đổi mở rộng, quá trình mua bán diễn ra thường

xuyên hơn. Do đó phải cần đến phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt để quá

trình thanh tốn được diễn ra nhanh chóng, chính xác và an tồn, giúp cho q trình tái sản xuất được tiến hành bình thường.

Bên cạnh đó, hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, ngành ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm với các yếu tố từ môi trường kinh tế. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và thường ảnh hưởng đến tồn hệ

thống. Khi mơi trường kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó tác động gián tiếp tới thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

1.3.1.3 Yếu tố tâm lý

Tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh tốn và từ

lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp.

Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, việc đánh thuế quá cao, sự lo lắng rủi ro, phí ngân hàng cao hoặc trình độ dân trí thấp cũng sinh ra tâm lý ngại sử dụng các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

1.3.2 Yếu tố chủ quan:

1.3.2.1 Khoa học công nghệ

Hiện nay, vai trị của khoa học cơng nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Đối với lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang được xem là một thứ vũ khí chiến lược trong cạnh tranh. Cơng nghệ ngân hàng tiên

tiến sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động thanh tốn của ngân hàng, từ đó làm đẩy

nhanh quá trình chu chuyển vốn xã hội, quá trình tái sản xuất được diễn ra nhanh

hơn, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống sinh hoạt của các tầng lớp dân cư.

Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ và tự động hóa vào thanh toán như: hệ thống liên ngân hàng; máy ATM, POS; hệ thống thanh toán trên mạng

internet bằng máy vi tính, điện thoại di động; … đã thay thế cho các phương thức hạch tốn thủ cơng ngày xưa. Điều này mang lại những bước tiến vượt bậc về thời gian thanh toán, khối lượng thanh toán và chất lượng thanh tốn. Q trình thanh tốn trở nên đơn giản, nhanh chóng, chính xác, an tồn hơn, tiết kiệm được chi phí trong giao dịch, sẽ khuyến khích các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế tích cực tham gia hoạt động thanh tốn qua ngân hàng..

Khoa học công nghệ càng phát triển thì yếu tố con người khơng mất đi vai trị của mình mà ngược lại ngày càng đóng vai trị quan trọng hơn. Công nghệ cao cho phép giảm số lượng cán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nhưng địi hỏi rất cao về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng công tác của mỗi cán bộ. Khoa học công nghệ

cao càng được đưa vào ứng dụng thì các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động

càng phức tạp và hậu quả của những sai sót càng lớn địi hỏi phải có sự can thiệp một cách sáng tạo và linh hoạt của con người. Sự kết hợp giữa con người và khoa học công nghệ hiện đại là điều kiện quan trọng để ngân hàng hoạt động hiệu quả, từ

đó hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh hơn.

1.3.2.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ảnh hưởng không nhỏ

đến thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng. Nếu hoạt động kinh doanh của

các ngân hàng thương mại thuận lợi: huy động vốn hiệu quả, công tác thanh tốn

nhanh chóng, hoạt động cho vay đáp ứng được nhu cầu nhiều khách hàng, các dịch vụ ngân hàng thỏa mãn nhu cầu càng nhiều khách hàng,… thì số lượng và giá trị

giao dịch qua ngân hàng càng tăng, từ đó thanh tốn khơng dùng tiền mặt càng phát triển.

1.4 Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ. KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ.

1.4.1 Khái niệm.

Nâng cao hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt là việc các ngân hàng

thương mại áp dụng các phương thức, biện pháp, kỹ thuật nhằm gia tăng số lượng

tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế sử dụng hình thức thanh tốn qua ngân hàng

nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ mà ngân hàng đã cung cấp, đồng thời làm tăng thêm số lượng, chất lượng cũng như doanh thu của hoạt động thanh tốn

khơng dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.

1.4.2 Các chỉ tiêu xác định việc nâng cao quy mô hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt

1.4.2.1 Các chỉ tiêu định tính:

- Chỉ tiêu pháp lý như: hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, khung pháp lý rõ ràng minh bạch.

- Chỉ tiêu về công nghệ như: phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ trong thanh

tốn, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong thanh tốn, tăng cường cơng tác đảm bảo an tồn bảo mật cho các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao…

- Chỉ tiêu về con người như: mức sống của người dân, sự hiểu biết và chấp

nhận các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn của ngân hàng.

- Mức độ gia tăng kiểm soát rủi ro: Khi mở rộng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt

động kinh doanh của mình. Do hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt là một

dịch vụ thể hiện chức năng trung gian thanh tốn của ngân hàng, do đó hầu như chỉ chịu tác động bởi rủi ro tác nghiệp.

Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ xảy ra tổn thất trực tiếp hay gián tiếp do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc thất bại hay do các sự kiện bên ngoài.

Do đó, việc gia tăng kiểm sốt rủi ro sẽ góp phần giảm thiểu được sai sót, giúp

cho các giao dịch thanh tốn được thực hiện chính xác, an tồn và hiệu quả hơn. Từ

đó tạo niềm tin vững chắc ở khách hàng vào dịch vụ mà ngân hàng đã cung cấp.

- Chất lượng dịch vụ: Đảm bảo được chất lượng dịch vụ trong quá trình nâng

cao hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá. Bởi vì thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng là một sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thương mại. Để có thể mở rộng, tìm kiếm

được khách hàng mới, thì ngân hàng phải ln quan tâm, kiểm sốt chất lượng dịch

vụ của mình, đảm bảo được sự thoả mãn cao nhất cho các khách hàng đang giao dịch với ngân hàng. Khi lượng khách hàng cũ hài lòng, họ cũng sẽ giúp cho ngân hàng tiếp cận được nguồn khách hàng mới.

- Quy mô cung ứng dịch vụ: Quy mô cung ứng dịch vụ trong hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại bao gồm: mạng lưới phòng giao dịch; hệ thống máy ATM, POS; số lượng nhân viên phục vụ. Quy mô cung ứng dịch vụ cho thấy khả năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng như thế thế nào. Một ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới phòng giao dịch

nhiều; khối lượng máy ATM, POS lớn; số lượng nhân viên phục vụ trong dịch vụ

thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhiều sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng.

- Đa dạng về sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm dịch vụ đa dạng, nhiều chủng loại sẽ giúp cho ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, nắm bắt được nhiều nhu cầu thị hiếu khác nhau trong xã hội. Khi ngân hàng gia

tăng thêm một loại sản phẩm hay dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt với nhiều

đặc điểm, tiện ích và khuyến mãi kèm theo sẽ thu hút được một bộ phận tầng lớp

dân cư, tổ chức kinh tế sử dụng. Từ đó làm gia tăng số lượng khách hàng sử dụng

phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Phân tích mức độ gia tăng về sản

phẩm dịch vụ trong một thời gian sẽ đánh giá được khả năng mở rộng hoạt động

thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại.

- Mức độ tăng trưởng trong doanh thu thanh toán: Đối với hoạt động thanh

tốn khơng dùng tiền mặt, doanh thu là giá trị tiền tệ thanh toán mà ngân hàng đã thực hiện theo lệnh của khách hàng sử dụng dịch vụ. Sự gia tăng về số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhưng không

làm gia tăng doanh thu của ngân hàng cũng không được xem như là đã mở rộng thành cơng phương thức thanh tốn này. Bởi vì mức độ tăng trưởng doanh thu trong

thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ cho thấy sự sụt giảm trong việc sử dụng tiền mặt của các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế.

1.4.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt 1.4.3.1 Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

- Thanh tốn khơng dùng tiền mặt khơng những giảm được chi phí lưu thơng mà nó cịn bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng thông qua hoạt động mở tài khoản

thanh toán cho tổ chức và cá nhân. Như vậy, Ngân hàng sẽ ln có một lượng tiền nhất định tạm thời nhàn rỗi trên các tài khoản này với chi phí thấp.

- Thanh tốn khơng dùng tiền mặt thúc đẩy quá trình cho vay. Nhờ có nguồn vốn tiền gửi khơng kỳ hạn, Ngân hàng có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng cho nền kinh tế. Ngân hàng thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp nên trên cơ sở đó hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh.

- Thanh tốn khơng dùng tiền mặt và các nguồn thu dịch vụ trong thanh tốn, góp phần tăng thêm thu nhập cũng như bổ sung lợi nhuận cho ngân hàng, bên cạnh

đó cịn góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán.

- Tạo lập và giữ được mối quan hệ với khách hàng: Thanh tốn khơng dùng tiền mặt đa dạng với nhiều sản phẩm, dịch vụ như: thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán tiền điện, thanh toán lương qua ngân hàng,… tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, giúp cho ngân hàng dễ dàng tiếp cận đến mọi chủ thể trong nền kinh tế. Một khi khách hàng đã hài lòng về sản phẩm, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng, họ sẽ dễ dàng chấp nhận sử dụng nhiều sản phẩm khác của ngân hàng như: thấu chi, tín dụng, quản lý tài sản, ngoại hối… và mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng ngày một bền chặt hơn. Ngoài ra, nhờ vào dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ngân hàng sẽ tiếp cận được các

đối tác của khách hàng. Từ đó ngân hàng có thêm cơ hội để tiếp thị, quảng bá và gia tăng đối tượng khách hàng.

- Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro

trong hoạt động kinh doanh: Các sản phẩm dịch vụ như tín dụng, bảo lãnh, … tuy

mang lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó lại tiềm ẩn nhiều

rủi ro. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt được ra đời, góp phần đa dạng hơn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, với nhiệm vụ chính là trung gian thanh toán nên rủi ro trong hoạt động kinh doanh khơng nhiều, góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

- Q trình thanh tốn nhanh hơn thanh toán bằng tiền mặt do không phải kiểm đếm, vận chuyển tiền, người thụ hưởng có thể nhận được tiền ngay sau vài

phút.

- Không phải quan tâm đến rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền như trộm cắp, thiên tai, hỏa hoạn.

- Khách hàng được trả lãi trên số dư tài khoản tiền gửi, được cung cấp các dịch vụ ngân hàng với nhiều ưu đãi.

1.4.3.3 Đối với nền kinh tế:

- Thanh tốn khơng dùng tiền mặt góp phần làm giảm tỷ trọng tiền mặt trong

lưu thông, tiết kiệm được chi phí in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển, kiểm

đếm…

- Thanh tốn khơng dùng tiền mặt góp phần tăng cường hiệu lực quản lý của Ngân hàng. Các nghiệp vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt đều được lưu lại trên sổ sách kế toán tại ngân hàng, thơng qua đó ngân hàng có thể kiểm soát được hoạt

động của các đơn vị thuộc nhiều ngành kinh tế khác nhau một các dễ dàng.

- Thanh tốn khơng dùng tiền mặt góp phần chống thất thu thuế một cách có hiệu quả.

- Thanh tốn khơng dùng tiền mặt được thực hiện thông qua hệ thống ngân

hàng nên đảm bảo được sự an tồn, chính xác, nhanh chóng, giúp cho các tổ chức

kinh tế, các tầng lớp dân cư nhận được vốn nhanh chóng, làm tăng vịng quay sử dụng vốn, góp phần thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế.

- Góp phần kiểm sốt một số hoạt động tiêu cực trong nền kinh tế: Khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo nó là những hoạt động tiêu cực trong nền kinh tế ngày một gia tăng như: rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo, tham nhũng… Việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ góp phần giúp Nhà nước, các cơ quan chức năng kiểm soát và hạn chế được các hoạt động tiêu cực này.

1.5 KINH NGHIỆM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI:

- Tại Hàn Quốc, thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong tổng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)