Quy mô cung ứng dịch vụ tại SCB:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 53)

SCB đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực trong hoạt động kinh doanh và gia tăng

về quy mô hoạt động của mình qua từng năm.

Bảng 2.9: Quy mơ cung ứng dịch vụ từ 2009 – 2013. Năm

Chỉ tiêu

Trước hợp nhất Sau hợp nhất

2009 2010 2011 2012 2013 Máy ATM (máy) 129 129 129 129 129 Máy POS (máy) 73 84 107 133 203 Nhân viên phục vụ (người) 3,170 3,864 4,120 3,987 4,472 Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.2.4.1 Hệ thống máy ATM, POS:

Từ năm 2009 đến năm 2013, SCB không gia tăng số lượng máy ATM trên

khắp cả nước. Máy ATM chỉ luân chuyển từ vị trí này đến vị trí khác trong hệ thống SCB.

Về máy POS, tốc độ gia tăng máy POS tăng đều qua các năm. Trong năm

2011, số lượng máy POS gia tăng 27,38% so với năm 2010, tương đương 23 máy.

Sang năm 2013, số lượng máy POS tăng thêm đạt 52,63% so với năm 2012. Điều

này cho thấy nỗ lực của SCB trong việc phát triển hệ thống thanh toán qua thẻ ngân hàng.

2.2.4.2 Nhân viên phục vụ:

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, SCB có sự điều chỉnh đáng kể

trong số lượng nhân viên. Cụ thể, vào năm 2011, số lượng nhân viên tăng 256 người, tương đương 6,62% so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012, số lượng

nhân viên giảm 3,33% tương đương 133 người, do đây là năm đầu tiên sau hợp nhất nên một số công tác tổ chức chưa tốt khiến số nhân viên sụt giảm. Sang đến năm 2013, số lượng nhân viên đã gia tăng lên 485 người, tương đương 12,2% so với năm

2012, điều này cho thấy SCB đang nỗ lực gia tăng số lượng cán bộ nhân viên để

cung cấp cho các đơn vị trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch ngày càng cao của khách hàng.

2.2.5 Đa dạng về sản phẩm dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt:

SCB ln không ngừng cho ra đời các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của khách hàng. Trong năm 2012, SCB đã cho ra đời sản phẩm thẻ

tín dụng quốc tế SCB Master card, sản phẩm ban đầu được triển khai trong nội bộ cán bộ nhân viên SCB và chính thức triển khai tới khách hàng vào đầu năm 2013.

Bên cạnh đó, SCB cịn khơng ngừng phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử

như: dịch vụ Internet banking, SMS banking, thanh toán hoá đơn, nạp tiền điện

thoại…, những sản phẩm này đã mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

2.2.6 Kiểm soát rủi ro trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt:

Rủi ro tác nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng. Do đó việc tăng cường kiểm sốt rủi ro luôn được sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên SCB. Trong thời gian qua, SCB

luôn tăng cường công tác quản lý rủi ro trên toàn hệ thống nhằm khắc phục các rủi

ro tác nghiệp trong hoạt động giao dịch hàng ngày. Cụ thể, SCB đã ban hành các quy trình, hướng dẫn cho các hoạt động giao dịch hàng ngày và có điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế phát sinh. Bên cạnh đó, SCB cịn thực hiện chế

độ báo cáo định kỳ, đột xuất các lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp và phổ biến

cho cán bộ nhân viên toàn hàng để rút kinh nghiệm. SCB cũng ban hành bản mô tả chức năng, nhiệm vụ của các chức danh trong toàn hệ thống nhằm tách bạch các bộ phận, tạo sự rõ ràng trong công việc, giúp cán bộ nhân viên có cái nhìn tồn diện về nhiệm vụ của mình, từ đó giúp hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Ngoài ra, SCB cũng đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro vận hành nhằm quản lý rủi ro phát sinh do các sai sót của quy chế, quy trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ thông tin hay do tác động của con người gây ra.

SCB cũng đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên về các rủi ro hoạt động cũng như cách thức nhận dạng các yếu tố, nguyên nhân dẫn đến rủi ro thông qua các cảnh báo rủi ro hoặc các lớp đào tạo trực tiếp. SCB cũng triển khai bố trí kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tại các chi nhánh trên khắp cả nước để khắc phục những rủi ro, phát hiện những sai sót nhằm tìm kiếm biện pháp giải quyết. Bên cạnh đó, SCB cũng tiến hành xây dựng hệ thống bảo mật công nghệ thông tin trong toàn hệ thống.

2.2.7 Đánh giá về thực trạng nâng cao hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn:

2.2.7.1 Những kết quả đạt được:

- Hoàn tất triển khai hệ thống Corebanking Oracle Flexcube cho Hội sở và 230

điểm giao dịch trên tồn quốc, chính thức sử dụng chung một ngân hàng lõi cho

toàn hệ thống SCB; hoàn tất chuyển đổi hệ thống thẻ nội địa Narada sang Cardworks của eProtea và triển khai hệ thống Internet Banking Oracle Flexcube và hoàn tất chuyển đổi dữ liệu của 120.000 khách hàng trên hệ thống Internet Banking cũ sang hệ thống mới.

- Triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng cho chủ thẻ và Internet Banking SCB

như: dịch vụ thanh toán trực tuyến, billing, topup, thanh tốn hóa đơn tiền điện, tiền nước, điện thoại, ADLS, thanh toán mua sắm trên mạng như vé máy bay, game, vé

xem phim…

- Tính đến cuối năm 2013, SCB đã phát hành hơn 32,675 thẻ ngân hàng, triển khai lắp đặt 203 máy POS tại các khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ với doanh số thanh tốn đạt 188 tỷ đồng. Ngồi ra, SCB cũng

đã triển khai dịch vụ chi lương qua thẻ cho 51 doanh nghiệp với tổng doanh số chi lương đạt 524 tỷ đồng.

- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có trình độ chun mơn cao, thực hiện được tất cả các kênh thanh toán qua ngân hàng, xử lý các giao dịch nhanh chóng, an

toàn.

- Mạng lưới hoạt động rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, giúp cho việc giao dịch

thương mại giữa các đơn vị có tài khoản tại SCB nhưng khác vùng miền được diễn

ra nhanh chóng, tiện lợi. Số lượng máy POS chi nhánh đã lắp đặt đều gia tăng qua

các năm, mở rộng được thị phần khách hàng là các đơn vị chấp nhận thẻ thanh toán, giúp cho phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt tiếp cận với người dân ngày

một gần hơn, qua đó làm gia tăng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt lên cả về số lượng và giá trị giao dịch. Số lượng nhân viên phục vụ về dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng gia tăng, giúp cho việc thực hiện các giao dịch của khách

hàng được tiến hành trôi chảy và nhanh hơn.

- Hệ thống máy tính hiện đại, cấu hình cao, nối mạng Citad với Ngân hàng nhà

nước, thanh toán liên Ngân hàng với các Ngân hàng khác, thanh toán bù trừ, thanh

toán nội bộ trong cùng hệ thống, tốc độ chu chuyển nhanh, rút ngắn đáng kể thời gian chờ đợi của khách hàng.

2.2.7.2 Những hạn chế và nguyên nhân:

- Tỷ trọng thanh tốn bằng séc tại SCB cịn q thấp. Phần lớn khách hàng sử dụng séc SCB để rút tiền mặt. Thanh toán bằng séc là một phương thức thanh toán thuận tiện, hiệu quả và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới thì hầu như ít được chú trọng đến ở SCB.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng nhu cầu, vào các dịp lễ tết

hoặc giờ cao điểm, mạng giao dịch nội bộ tại SCB thường bị sự cố do khối lượng

giao dịch tăng đột biến. Các kênh thanh toán thường bị chậm hoặc mất kết nối với khách hàng do lỗi đường truyền. Các giao dịch qua máy ATM đôi khi cũng gặp trục trặc gây khó khăn cho khách hàng.

- Phương thức thanh tốn bằng thẻ cịn nhiều bất cập. Đối với thẻ ATM, doanh số chuyển khoản và thanh tốn hàng hóa, dịch vụ cịn chiếm tỷ trọng q thấp trong tổng doanh số giao dịch qua thẻ vì khách hàng chủ yếu sử dụng thẻ ATM để rút tiền

mặt. Việc đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ cho thanh toán thẻ và việc phát hành thẻ tốn kém chi phí rất lớn trong khi các giao dịch rút tiền mặt hầu như hồn tồn miễn phí.

- Dịch vụ thẻ tín dụng Master card vừa được triển khai rộng rãi cho khách hàng từ năm 2013 nên chưa đem lại nhiều đóng góp đáng kể trong doanh số thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Công tác phục vụ khách hàng của một số nhân viên chưa tốt. Một số nhân

viên công tác trong lĩnh vực thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ

chun mơn, tác phong nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

- Công tác quảng bá, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ thanh toán của SCB chưa

đem lại hiệu quả cao. Các tiện ích của dịch vụ thanh toán chưa được khách hàng

khai thác hết.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử tại SCB tuy đã được triển khai nhưng chưa đa

dạng về loại hình dịch vụ.

* Nguyên nhân của những hạn chế: - Nguyên nhân khách quan:

+ Thanh tốn bằng tiền mặt cịn chiếm tỷ trọng đáng kể vì thói quen, tâm lý sử dụng tiền mặt của một bộ phận cơ quan, tổ chức và đại bộ phận cá nhân còn phổ biến; ngồi ra cịn một số yếu tố khác gây cản trở, hạn chế sử dụng thanh tốn khơng dùng tiền mặt như: tâm lý ngại tiếp cận với công nghệ mới, tâm lý sợ rủi ro trong hoạt động thanh tốn, khơng muốn cơng khai hóa thu nhập, doanh thu, sử

dụng tiền mặt với những mục đích khơng minh bạch…Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh tốn hiện nay là lực cản lớn cho thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

+ Nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn: Mặc dù khủng hoảng tài chính tồn cầu

đã qua đi, song nền kinh tế thế giới chưa thực sự ổn định và khó nắm bắt và còn

tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Tình hình đó làm cho việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trong dân cư giảm đi rõ rệt nên các dịch vụ thanh tốn

qua ngân hàng trở nên khó phát triển.

+ Tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam chưa ổn định, có sự biến động của tỷ giá, lãi suất, và giá vàng, thị trường chứng khoán tụt dốc, thị trường bất động sản

chưa thực sự ổn định. Tất cả những diễn biến bất lợi của nền kinh tế trong nước đều ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán qua ngân hàng.

+ Thiếu sự phối hợp giữa các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh

toan thẻ, điển hình là việc kết nối các ngân hàng trong các liên minh thẻ cịn nhiều bất cập. Ví dụ, thẻ ngân hàng này rút ở máy ngân hàng khác trong cùng liên minh

thường bị sự cố, vấn đề giải quyết sự cố đôi khi còn đùn đẩy giữa các ngân hàng

gây khó khăn cho khách hàng.

+ Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Đối với nhiều đối tượng giao dịch, các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt khơng chứng tỏ lợi ích kinh tế hơn hẳn so với thanh toán bằng tiền mặt.

+ Phí chưa thỏa đáng:

Các giao dịch qua ATM, thanh tốn thẻ tín dụng đều phải trả phí khi mà cơ sở hạ tầng của hệ thống thanh tốn này cịn quá nhiều bất cập. Gần đây nhất Ngân

hàng Nhà nước đã thống nhất việc thu phí dịch vụ bắt đầu từ năm 2013 trên cơ sở đề xuất mức phí từ các ngân hàng.

Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ một phần do phải trả phí

ngân hàng, một phần là phải cơng khai doanh thu. Vì thế, một số đơn vị chấp nhận thẻ dù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách hàng như để máy cà thẻ vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền mặt,…

Thực tế các ngân hàng chạy đua hạ mức phí chiết khấu cho các đơn vị chấp nhận thẻ khiến cho việc phát triển mạng lưới POS khơng có hiệu quả do các ngân hàng khơng có nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, chi phí cho nhân sự để phát triển đơn vị chấp nhận thẻ.

+ Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, còn tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, bảo mật, chưa

theo kịp tốc độ phát triển của người dùng. Các nhà cung cấp dịch vụ chưa sẵn sàng hợp tác với ngân hàng về thanh toán thẻ.

+ Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn, phổ biến cho người sử dụng tuy đã được triển khai nhưng vẫn chưa đầy đủ và kịp thời, sự hiểu biết của

người dân về các dịch vụ thanh tốn điện tử cịn hạn chế. Cơng tác thơng tin, tuyên

truyền chưa được quan tâm chú trọng, những mục tiêu chiến lược, định hướng và những chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh tốn chưa được cơng bố đầy đủ cho cơng chúng, vì vậy, khơng chỉ người dân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp cịn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các phương tiện và dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Ngân hàng SCB hợp nhất mới đi vào hoạt động thời gian chưa lâu, hiện nay

Ngân hàng đang phải tập trung xử lý những vấn đề tồn tại của 03 Ngân hàng trước

hợp nhất, do đó cơng tác phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt chưa được chú trọng đúng mức, việc quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt chưa được triển khai rộng rãi cho các khách hàng.

+ Công tác tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại

SCB chưa được chú trọng đúng mức. Hầu hết khách hàng chưa biết nhiều về các

dịch vụ thanh toán của SCB khi họ có nhu cầu sử dụng, các dịch vụ thanh toán của

SCB chưa được giới thiệu rộng rãi đến các đối tượng khách hàng.

+ Chưa đề ra chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp như ưu đãi cho khách

hàng có số dư lớn, khách hàng có doanh số thanh tốn khơng dùng tiền mặt lớn, chưa có ưu đãi cho các đơn vị thường xuyên sử dụng phương thức thanh tốn khơng

dùng tiền mặt, các đơn vị thường xuyên chi lương qua thẻ.

+ Trình độ và tác phong làm việc của cán bộ phục vụ cho hoạt động thanh

tốn khơng dùng tiền mặt cịn nhiều bất cập, cơng tác đào tạo nhân viên về trình độ

cơ bản và chuyên sâu phần nào còn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn để

phục vụ khách hàng. Nhiều người làm công tác giao dịch chưa am hiểu về các

phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt do đó khơng thể tư vấn, khuyến khích

khách hàng sử dụng dịch vụ này.

+ Công tác xử lý các khiếu nại phát sinh trong các hoạt động thanh toán chưa thỏa đáng, chưa giải quyết hết các khó khăn cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tốn

khơng dùng tiền mặt được coi là điều kiện nền tảng về hoạt động tài chính ngân

hàng để thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, cả về khối lượng, giá trị giao

dịch cũng như phạm vị, loại hình giao dịch. Hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. Thực trạng ở Ngân hàng thương mại cổ phần Sài

Gòn cho thấy thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã phát triển rất nhanh nhưng so với

đòi hỏi của xã hội và của hệ thống ngân hàng thì vẫn cần phải nỗ lực phát triển công

nghệ hơn nữa, nâng cao trình độ cán bộ cơng nhân viên và cải tiến qui trình cơng nghệ để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới.

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY MÔ HOẠT ĐỘNG THANH TỐN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)