Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 76 - 85)

3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.2.2 Đối với Chính phủ

Mơi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng khá lớn đến việc người dân chấp nhận các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà

nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chênh lệch đáng kể về trình độ kinh tế và khoa học kỹ thuật so với các nước đã phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trên thế giới thì việc phát triển phương thức thanh tốn này vẫn cịn là một thách thức lớn với Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ có thể dần dần hoàn thiện cũng như

xây dựng các cơ chế, chính sách của mình phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của Việt Nam.

Hiện nay các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt chưa thật đồng bộ; chưa khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, chưa tạo được sự quan tâm của tầng lớp

dân cư và tổ chức kinh tế vào các phương thức thanh toán mới. Vì thế Chính phủ

cần nhanh chóng hồn thiện các chính sách, thơng tư để đưa phương thức thanh

toán này thật sự đi vào cuộc sống của người dân.

Bên cạnh đó, Chính phủ có thể ban hành quy định tạo ra sự minh bạch hoá các giao dịch thanh toán, ban hành quy định giao dịch tiền mặt cụ thể để giảm khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế.

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn ln đưa ra các chương trình khuyến mãi, chiết khấu cho các đơn vị chấp nhận thẻ, các khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân giao dịch thanh tốn. Tuy nhiên các chương trình này chưa thật sự hấp dẫn đến hầu hết các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này là do hạn chế về ngân sách của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn có thể triển khai nhiều chương trình hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều đối tượng giao dịch thì Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; các doanh nghiệp cung cấp hàng hố, dịch vụ có các biện pháp kích thích người tiêu dùng sử dụng các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt khi mua hàng hoá, dịch vụ như: giảm phí, khuyến mãi, …

Bên cạnh đó, Chính phủ cần ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện hoạt động thanh tốn thẻ,

như: giảm thuế, chính sách khuyến khích đối với các đại lý chấp nhận thẻ, các chủ

thẻ hoặc các cá nhân, doanh nghiệp được khấu trừ thuế khi thanh toán bằng thẻ, tạo ra sự chênh lệch lớn với nơi sử dụng bằng tiền mặt; ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh tốn để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện

bằng tiền mặt. Đồng thời cho phép sử dụng các hoá đơn thanh toán bằng thẻ như là một chứng từ để khấu trừ thuế VAT thay cho thực hiện kèm theo hoá đơn VAT như hiện nay. Điều này sẽ giúp cho sự tiện lợi và đơn giản trong hoạt động thanh tốn bằng thẻ. Ngồi ra, việc phát triển các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt

nên được triển khai từ tầng lớp sinh viên, tạo cho các thế hệ trẻ Việt Nam làm quen

dần với hình thức thanh tốn mới này, từ đó hình thành nên thói quen tiêu dùng sau này. Khối lượng sinh viên học cao đẳng, đại học trong một nước rất là lớn, sẽ tạo ra một làn sóng phát triển mới cho hệ thống thẻ của đất nước. Để làm được điều này, Chính phủ cần ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để các đơn vị đào tạo liên kết với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán kết hợp thẻ sinh viên với thẻ ATM,

tích hợp nhiều tiện ích từ thẻ ATM sinh viên như thanh tốn tiền xe bt, thẻ thư

viện, đóng học phí, …

Các giải pháp hỗ trợ:

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn, kinh

nghiệm và tài chính cần thiết phục vụ phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt:

+ Tăng cường hợp tác, vận động các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế hỗ trợ

Việt Nam xây dựng và phát triển nhanh hệ thống thanh toán hiện đại, phù hợp với

điều kiện kinh tế trong nước.

+ Tăng cường hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế, các tổ chức thanh toán, các

tổ chức cung ứng giải pháp thanh toán, các hiệp hội ngân hàng trong khu vực và

trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển các

phương tiện thanh toán mới, hiện đại để ứng dụng hiệu quả vào Việt Nam.

- Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong

việc triển khai các giải pháp thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các

cán bộ tham gia xây dựng chính sách, chiến lược trong lĩnh vực thanh toán; tăng

cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác thanh tốn trong ngành

- Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động thanh toán trong nền

kinh tế để bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh toán, bảo đảm hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

- Xây dựng và áp dụng các hình thức thi đua, khen thưởng, vinh danh, xếp hạng, đánh giá doanh nghiệp bán lẻ để khuyến khích thanh tốn không dùng tiền

mặt; vận động các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức khuyến khích

như miễn giảm phí, khuyến mại, tích điểm, quay xổ số, bốc thăm trúng thưởng... đối

với người tiêu dùng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Chương 3 trình bày định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần

Sài Gịn đến năm 2020, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng thu nhập cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, Chương 3 cũng nêu ra nhóm giải pháp hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để giúp cho các ngân hàng thương mại nói

chung và SCB nói riêng trong việc nâng cao hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

KẾT LUẬN.

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Sự ra đời của nó là bước phát triển tất yếu của q trình thanh tốn, đánh dấu một bước phát triển mới của văn minh nhân loại.

Trong thời gian qua, thanh tốn khơng dùng tiền mặt của SCB đã đạt được

một số kết quả khả quan. Doanh số và tỷ trong của thanh tốn khơng dùng tiền mặt

ngày càng tăng, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán của nền kinh tế, đảm bảo sự

an toàn và tiện lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của nền kinh tế hiện nay vẫn còn rất thấp. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân từ phía Nhà nước, phía Ngân hàng và khách hàng. Nhận biết những nguyên nhân này và đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của mọi cấp,

ngành, đặt biệt là cùa ngành Ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thanh tốn khơng dùng tiền mặt cần phải đổi mới, hoàn thiện và mở rộng hơn nữa, phấn đấu đưa thanh tốn khơng dùng tiền mặt là một trong những công cụ bắt buộc sử dụng nhằm hạn chế những tiêu cực

Tài liệu tham khảo + DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Chính phủ, 2012. Nghị định số 101/2012/NĐ/CP quy định về Thanh tốn khơng

dùng tiền mặt. Hà Nội, tháng 11 năm 2012.

2. Huỳnh Thị Thanh Hảo, 2011. Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn

Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, 2008. Báo cáo thường niên. 4. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, 2009. Báo cáo thường niên. 5. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, 2010. Báo cáo thường niên.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, 2011. Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh.

6. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, 2012. Báo cáo thường niên. 7. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, 2013. Báo cáo thường niên

8. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

9. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hồ Chí Minh: Nhà

xuất bản Thống kê.

10. Nguyễn Thi Thoan, 2012. Một số giải pháp mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh 11. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh

tế Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật các công cụ

chuyển nhượng. Hà Nội, tháng 5 năm 2005.

12. Thủ tướng Chính phủ, 2006. Quyết định phê duyệt Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Hà

Nội, tháng 12 năm 2006.

13. Thủ tướng Chính phủ, 2007. Chỉ thị về việc trả lương qua tài khoản cho các đối

14. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh tốn

khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015. Hà Nội, tháng 12 năm

2011.

+ DANH MỤC TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ

1. Ngân hàng Nhà nước, 2011. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Trung Quốc.

<http://www.vnbaorg.info/?option=com_content&view=article&id=1498&catid=43 &Itemid=90>. [Ngày truy cập: 28 tháng 07 năm 2013].

2. Ngân hàng Nhà nước, 2011. 6 giải pháp thực hiện mục tiêu thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

<http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1601&catid=43 &Itemid=90>. [Ngày truy cập: 03 tháng 10 năm 2013].

3. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2012. Đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng

dùng tiền mặt. <http://nfsc.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/day-manh-hoat-dong-thanh-

PHỤ LỤC

Quá trình hình hành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn:

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng

TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa

(TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng

lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chun mơn vượt bậc của

tập thể CB-CNV.

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp

nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phịng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm

giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một

cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.

Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể CBNV, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Khách hàng, Cổ đông,

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mơ hoạt động và khả năng quản lý điều hành để

nhanh chóng trở thành một trong những tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và

đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng Khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền

lợi cho Cổ đông.

Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài

Gòn:

Cơ cấu tỏ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm sát, Ban Tổng Giám đốc và các bộ máy

giúp việc. Theo đó:

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng, có tồn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, trừ những

vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có tối thiểu 03 thánh viên.

- Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng và đánh giá chính

xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của ngân hàng.

- Ban Tổng Giám đốc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm, thực hiện điều hành công viêc kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm sát.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn được miêu tả cụ thể

Hình 1.1 : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)