VIỆT NAM:
Đối với Ngân hàng Nhà nước:
- Cần thiết lập và hoàn thiện các quy chế, luật lệ liên quan đến sự phát triển của hệ thống thanh toán, đảm bảo sự tuân thủ, sự vận hành an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán.
- Cần cải tiến hệ thống thanh toán từ kinh nghiệm các nước trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ. Để phát triển hệ thống thanh toán, Ngân
hàng Nhà nước cần phối hợp với các Ngân hàng thương mại và các Bộ, ngành liên
quan xây dựng lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Cần đẩy mạnh vai trò giám sát, quản lý hệ thống thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Sự giám sát hợp lý của Ngân hàng Nhà nước đối với
hệ thống thanh toán và tăng cường lòng tin của người sử dụng đối với hệ thống thanh toán.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới ngân hàng, hệ thống máy ATM,
POS; đảm bảo sự phân bổ hợp lý, tránh chênh lệch về khu vực địa lý ở thành thị và
nông thôn.
- Ttriển khai, phát triển hệ thống ngân hàng điện tử và hệ thống thanh toán bán lẻ; thành lập các trung tâm, quỹ hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức phi tài chính trong việc phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Đối với các Ngân hàng thương mại:
- Cần tập trung đầu tư công nghệ cao cho lĩnh vực thanh toán qua ngân hàng, phát triển hạ tầng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đặc biệt chú trọng lĩnh vực thanh toán điện tử.
- Cần đào tạo đội ngũ cán bộ làm việc trong khâu thanh toán trở thành đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ chun mơn vững.
- Cần chú trọng chính sách an tồn bảo mật hệ thống công nghệ ngân hàng. - Cần có sự liên kết giữa các Ngân hàng thương mại và các tổ chức công nghệ thơng tin cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh tốn điện tử.
- Cần chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá các phương tiện và dịch vụ thanh toán qua ngân hàng rộng rãi đến công chúng nhằm nâng cao ý thức và sự tự
giác của người dân về việc sử dụng các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
- Các ngân hàng phối hợp các cơ quan chức năng không ngừng giám sát, theo dõi, hướng dẫn hoạt động thanh toán của các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế, để tìm ra các yếu tố khơng cịn phù hợp với tình hình kinh tế đất nước nhằm sửa đổi, nâng cấp hoặc ban hành khung pháp lý mới cho phù hợp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Chương 1 đã nêu những vấn đề lý luận về hoạt động thanh tốn khơng dùng
tiền mặt qua ngân hàng. Trong đó đánh giá cao vai trò quan trọng của hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng đối với sự phát triển của nền kinh tế, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Chương 1 cũng đã phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thanh tốn khơng
dùng tiền mặt qua ngân hàng, cũng như bài học kinh nghiệm về thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng của một số nước. Từ cơ sở lý luận ở Chương 1, đề tài sẽ tiếp tục đi vào phân tích thực trạng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THANH TỐN
KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN.