Tham luận 3: Vai trò của Người đại diện trong việc chuyển đổi số của doanh

Một phần của tài liệu 2022-01-13_Tài liệu Hội nghị người đại diện PVN năm 2021 (Trang 76 - 84)

nghiệp, kinh nghiệm và giải pháp thực hiện tại PVCFC

Cơng ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC)

Phần 1. Đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của PVCFC I. Kết quả sản xuất kinh doanh ƯTH năm 2021

Năm 2021, PVCFC tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Tập đoàn trong việc phân bổ đủ nguồn khí để nhà máy Đạm Cà Mau vận hành ổn định ở công suất cao. Trong năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 kéo dài, một số Tỉnh/Thành phố đã hạn chế đi lại, giãn cách gây khó khăn cho hoạt động SXKD, ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm; cùng với đó việc giá dầu tăng cao so với kế hoạch, dẫn đến làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của đơn vị. Tuy nhiên, tập thể Lãnh đạo và CBCNV của PVCFC đã nỗ lực để hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch năm 2021.

TT Chỉ tiêu ĐVT KH năm 2021 UTH năm 2021 Tỷ lệ so sánh (%) A B C 1 2 3=2/1

I CÁC CHỈ TIÊU KHỐI LƯỢNG

1 Sản xuất các sản phẩm

- Urê quy đổi Nghìn tấn 859,91 875,49 102%

Trong đó: -Sản phẩm từ gốc Urê Nghìn tấn 42 74,3 177% - NPK 155 47,87 31% 2 Tiêu thụ sản phẩm - Urê Nghìn tấn 790,88 765,87 97% - Sản phẩm từ gốc Urê Nghìn tấn 42 62,65 149% - NPK Nghìn tấn 155 47,18 30% - Phân bón tự doanh Nghìn tấn 150 150 100% II CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 7.745,11 9.132,59 118%

2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 208,44 920,66 442%

3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 196,5 864,57 440%

4 Các khoản nộp NSNN Tỷ đồng 51,33 91,87 179%

5 Tỷ suất LNTT/VĐL % 3,94% 17,39% 441%

76

Đánh giá chung

Có được kết quả trên do Nhà máy duy trì cơng suất vận hành 110% so với thiết kế, nỗ lực trong hoạt động bán hàng, tìm kiếm và chủ động đưa nguồn hàng đến các vùng thị trường, hạn chế tối đa tác động của việc giãn cách xã hội làm đình trệ, gián đoạn cung ứng, nhờ vào nền tảng chuyển đổi số của PVCFC đã triển khai và áp dụng hiệu quả; Bên cạnh việc giá bán tăng cao (giá phân bón trung bình năm 2021 dự báo tăng 36% so với kế hoạch) đã giúp doanh thu, lợi nhuận hoàn thành vượt mức, Công ty đã thực hiện đồng bộ các biện pháp tối ưu hóa Nhà máy và các giải pháp tiết kiệm/tiết giảm chi phí giúp tiết kiệm tiết giảm 105,12 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm (đạt 140% kế hoạch).

- Đối với công tác vận hành sản xuất:

+ PVCFC gặp thuận lợi do lượng khí cấp được duy trì ổn định, Nhà máy hoạt động an toàn, ổn định với cơng suất cao, qua đó giúp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm... Nhà máy Đạm Cà Mau đã đạt mốc sản lượng sản xuất 8 triệu tấn urê quy đổi lúc 01 giờ 03 phút ngày 06/10/2021 sau hơn 9 năm vận hành kể từ ngày chính thức ra đời sản phẩm đầu tiên (29/01/2012).

+ Mặc dù giá dầu tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí ngun liệu đầu vào (giá dầu trung bình năm 2021 dự báo tăng 63% so với kế hoạch) nhưng nhà máy đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ tiêu hao và tiết giảm chi phí sản xuất; thực hiện đồng bộ và linh hoạt các giải pháp tối ưu tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu suất của nhà máy: Tối ưu hoạt động thiết bị chuyển hóa CO nhiệt độ thấp (LTS), thu hồi hydro trong dòng offgas để gia tăng thêm sản lượng NH3; nâng công suất cụm trao đổi nhiệt E04301 và E04315, thu hồi MP vent gas xưởng Urê, áp dụng ORC để phát điện...

+ Chủ động triển khai cơng tác phịng chống dịch Covid-19 từ 29/5/2021 đến nay, bằng cách triển khai phương án tổ chức sản xuất theo phương châm “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” nhằm duy trì Nhà máy vận hành tuyệt đối an tồn. + Tổ chức tốt cơng tác BDTT, đảm bảo an tồn phịng chống Covid-19 cho CBCNV và Nhà thầu; triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dừng hoạt động trong thời gian ngắn nhất. Đưa nhà máy vận hành an toàn, ổn định sau BDTT, duy trì cơng suất tối đa, tối ưu tiêu hao nguyên nhiên liệu.

- Đối với công tác tiêu thụ sản phẩm:

+ Thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, giá nông sản một số mặt hàng chính như lúa gạo, cao su, cà phê được đánh giá tích cực hơn so với cùng kỳ năm 2020.

+ Việc vận chuyển, lưu thơng phân bón gặp nhiều khó khăn trong Quý 2,3 năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các kho cảng đều không thể huy động được nhân công làm việc, tồn kho đang tăng cao.

+ Từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón trong nước và thế giới liên tục tăng mạnh. Giá mặt hàng phân bón được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến hết năm 2021, góp phần vào việc hồn thành chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận

77 của công ty.

+ Sản lượng tiêu thụ vượt mức kế hoạch do cơng ty chủ động trong chính sách bán hàng, sản phẩm có uy tín nên được khách hàng ưu tiên lựa chọn và tập trung các giải pháp trong kinh doanh:

 Triển khai chính sách bán hàng bộ sản phẩm mang thương hiệu Phân bón Cà Mau theo hướng khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cần xâm nhập thị trường như NPK và hữu cơ vi sinh. Đặc biệt đẩy mạnh tiêu thụ ở các thị trường mục tiêu chiến lược như TNB, Campuchia.

 Áp dụng thí điểm hình thức phân phối “Đại lý thương mại hưởng hoa hồng”, mở rộng hệ thống kênh phân phối, đầu tư phát triển kênh B2B hướng đến các khách hàng là các nông trường, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp,... đã cho thấy việc định hướng mở rộng thị trường và chuyển đổi hình thức phân phối sâu xuống cấp 2 đã và đang mang lại hiệu quả.

 Thiết lập hệ thống logistics đồng bộ để điều tiết hàng hóa hợp lý theo mùa vụ, nhu cầu của khách hàng nhằm tiết giảm chi phí lưu kho, thuê kho.

 Ứng dụng tối đa các nền tảng số trong công tác bán hàng và tiếp thị truyền thông trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh covid nên không tương tác trực tiếp được với khách hàng. Các nền tảng đã và đang khai thác như ERP, Eoffice, DMS, CRM, app 2Nơng... đã và đang phát huy vai trị tích cực trong việc đảm bảo các hoạt động kinh doanh và tiếp thị truyền thông được thơng suốt, tiết kiệm chi phí.

- Đối với công tác quản trị:

+ Tăng cường cơng tác dự báo, chủ động ứng phó với các diễn biến của thị trường do tác động của dịch Covid -19, giá dầu sụt giảm, thị trường trong nước và thế giới, diễn biến tình hình dịch bệnh...

+ Quan tâm, chú trọng đối với cơng tác tối ưu hóa, tiết kiệm năng lượng, giảm giá thành sản xuất.

+ Tăng cường ứng dụng mạnh mẽ hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản trị, sản xuất, bán hàng vừa thích nghi với tình hình dịch bệnh vừa quản trị hiệu quả các hoạt động.

+ Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở trong nước từ ngày 29/4/2021, PVCFC đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo phịng chống dịch Covid-19 để có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, nhằm đảm bảo chặt chẽ trong cơng tác phịng chống dịch cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, ổn định sản xuất kinh doanh. Trong đó tập trung vào: (i) nghiêm túc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và SXKD cao hơn so với yêu cầu chung; (ii) Tiếp cận các nguồn vắc xin và tổ chức tiêm vắc xin an toàn cho toàn bộ người lao động (iii) Hỗ trợ kịp thời về vật chất, tinh thần, điều kiện an toàn cho CBCNV khi thực hiện các giải pháp “ba tại chỗ” cũng như kéo dài thời gian đổi ca… nhằm động viên tinh thần cho

78 người lao động.

II. Kế hoạch Sản xuất kinh doanh năm 2022

Bước vào năm 2022 PVCFC tiếp tục đối diện với những khó khăn thách thức hiện hữu từ năm 2021 như: Tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp khi tốc độ lây lan nhanh của những biến chủng mới ảnh hưởng đến đến chuỗi cung ứng toàn cầu; tiếp tục tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào, đứt gãy chuỗi logistic, nguồn cung khan hiếm, tăng giá kỷ lục… đối với tất cả các mặt hàng. Với thuận lợi được Tập đoàn tiếp tục hỗ trợ trong việc đảm bảo đủ nguồn cung cấp khí để vận hành ở công suất tối ưu, cùng với nội lực và quyết tâm cao của toàn thể CBCNV, Cơng ty cổ phần Phân bón Cà Mau tiếp tục đặt ra kế hoạch 2022 với các chỉ tiêu tương đối thách thức, cụ thể:

- Sản lượng sản xuất Urê quy đổi là 860,10 nghìn tấn, với cơng suất 110% - Tổng sản lượng tiêu thụ 1.132 nghìn tấn, xấp xỉ cùng kỳ năm 2021. - Doanh thu trên 9.016 tỷ đồng tăng 16% so với KH năm 2021.

- Lợi nhuận trước thuế trên 500 tỷ đồng tăng hơn 150% so với KH năm 2021.

Để đạt được những chỉ tiêu đặt ra, PVCFC đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như sau:

- Vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau, đảm bảo công tác sản xuất các loại sản phẩm hiện tại của Công ty (Urê và NPK) hiệu quả, an tồn, ổn định, tối ưu cơng suất.

- Triển khai nhanh đưa vào sử dụng các chương trình/đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất Urê và NPK.

- Nghiên cứu đa dạng hóa nguồn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất Urê, NPK tăng tính linh hoạt, chủ động và bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tập trung công tác phát triển thị trường, hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết về NPK Cà Mau tại các thị trường mục tiêu, đặc biệt phát triển hiệu quả ở thị trường Tây Nam Bộ. Đưa sản phẩm phân bón hữu cơ xâm nhập thị trường mục tiêu. - Xây dựng mơ hình kinh doanh mới để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh.

- Tạo ra chế phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và chuyên dùng cho cây trồng trên nền Urê/NPK. Có ít nhất 2 chế phẩm được áp dụng trên bộ sản phẩm kinh doanh có hiệu quả.

- Thực hiện chuyển đổi số và đầu tư hệ thống ERP trong năm 2022, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với công tác triển khai chuyển đổi số và ERP đồng bộ với Tập đoàn. - Hoàn thiện Hệ thống quản trị theo Thông lệ quản trị công ty tốt nhất nhằm tăng sức

cạnh tranh và giá trị thị trường của Phân bón Cà Mau.

- Phối hợp với PVN trong việc giảm tỷ lệ nắm giữ của PVN tại PVCFC xuống 51% Vốn điều lệ theo chỉ đạo của TTCP tại công văn số 1182/TTg - ĐMDN ngày 11/8/2017.

- Bám sát các cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội để sửa đổi Luật 71 năm 2014 về việc đưa mặt hàng phân bón là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

79

- Tiếp tục xây dựng văn hóa cơng ty tạo mơi trường và động lực phát triển bền vững.

III. Vai trò của Người đại diện về phương hướng, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, XDCB dài hạn, trung hạn và hàng năm:

- PVCFC đang hoàn thiện kế hoạch 5 năm 2021-2025 và chiến lược phát triển đến 2035, định hướng đến 2045. Trước những biến động của tình hình kinh tế sau đại dịch covid-19 cùng với sự chuyển dịch năng lượng, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây, PVCFC đã rà soát, cập nhật chiến lược phù hợp trong giai đoạn mới, đồng bộ với các mục tiêu chiến lược của Tập đồn trong lĩnh vực chế biến dầu khí và phương án Tái cấu trúc của Tập đoàn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chiến lược tập trung vào các mũi phát triển sản phẩm và dịch vụ bảo dưỡng vận hành, dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất nơng nghiệp an tồn; đa dạng hóa nguồn ngun liệu cho sản xuất urê để giảm phụ thuộc nguồn cung khí; chuyển đổi số; Marketing; phát triển nguồn lực phù hợp và đáp ứng mục tiêu phát triển dài hạn.

- Chủ động chuẩn bị các công việc cần thiết nâng cao giá trị sử dụng vốn, tài sản, hồn thiện các thơng tin về PVCFC để công bố, thu hút Nhà đầu tư nước ngồi trên khơng gian số nhằm tăng sức cạnh tranh và giá trị thị trường; thông qua các nhà tư vấn nước ngồi để tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng; thuê Tư vấn khảo sát, nghiên cứu và tư vấn xây dựng hệ thống quản trị Công ty theo thông lệ tốt nhất: (i) Cam kết Công ty áp dụng các thực tiễn Quản trị Doanh nghiệp tốt; (ii) Xây dựng và công bố Quy tắc Đạo đức và Ứng xử Kinh doanh; (iii) Cải thiện việc công bố thông tin trong báo cáo thường niên để thể hiện cam kết của Cơng ty đối với tiêu chí bền vững (ESG); (iv) Chính sách quản trị quyền lợi các bên liên quan.

- Xây dựng chiến lược R&D dài hạn, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm phân bón NPK, khống hữu cơ, hữu cơ vi sinh và các dịng phân bón chất lượng cao phù hợp với định hướng chiến lược của Công ty. - Nghiên cứu nâng cao công suất, hiệu suất Nhà máy và tìm kiếm nguồn nguyên liệu

thay thế, bổ sung để sản xuất urê.

- Định kỳ hàng tháng HĐQT đã tiến hành họp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong q trình điều hành hoạt động SXKD của Cơng ty. Chủ động rà sốt các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá rủi ro, cơ hội biến động của kinh tế vĩ mơ trong đại dịch covid, nhằm điều hành chính sách quản trị linh hoạt phù hợp với từng thời điểm.

Năm 2020-2021 với dự báo nhiều thách thức, từ giá khí nguyên liệu đến thị trường, thời tiết nông vụ cộng thêm dịch bệnh Covid kéo dài, với các giải pháp quản trị tồn diện và sự nỗ lực của cơng ty, PVCFC đã bảo toàn và tăng trưởng nguồn vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh ln hồn thành vượt mức kế hoạch được Tập đồn giao.

- Thơng qua các dự án đầu tư, mua sắm theo mức đã phân cấp trong quy định đầu tư, mua sắm của PVN: theo quy định phân cấp đầu tư của PVN, dự án PVCFC triển khai thuộc phân cấp của Người đại diện gồm:

80

năm, Công ty phối hợp với Tổng thầu hồn thiện các cơng tác chuẩn bị cho chạy thử phục vụ công tác nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Dự kiến vào đợt BDTT 2021 sắp tới sẽ tiến hành chạy thử dưới sự tham gia của các chuyên gia nhà cung cấp thiết bị và Nhà bản quyền cơng nghệ. + Ngồi ra PVCFC vẫn tiến hành triển khai các dự án thuộc phân cấp, như dự án

Bổ sung nguồn điện từ lưới điện quốc gia cho Nhà máy Đạm Cà Mau; Dự án cải hốn và cung cấp CO2 thơ tại Nhà máy Đạm Cà Mau; Dự án kho đầu mối Long An; Dự án Trung tâm Nghiên cứu phát triển PVCFC.

+ Hàng năm, PVCFC đều xây dựng chương trình giám sát đánh giá đầu tư, trong đó có lập danh mục cụ thể dự án được giám sát đánh giá đầu tư nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về pháp lý tại đơn vị, phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý dự án (nếu có) theo quy định của Pháp luật về đầu tư. Kịp

Một phần của tài liệu 2022-01-13_Tài liệu Hội nghị người đại diện PVN năm 2021 (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)