của PVN
Ban Điện & Năng lượng tái tạo PVN
Sau đây, thay mặt Ban Điện & Năng lượng tái tạo, tơi xin trình bày tham luận về
"Quy hoạch điện VIII và Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN". Kính thưa quý vị đại biểu,
Kính thưa Hội nghị,
Nhằm cụ thể hố Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị và các cam kết của Việt Nam với các tổ chức Quốc tế, đặc biệt là tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (COP 26), với mục tiêu giảm phát thải carbon để giảm thiểu biến đổi khí hậu, Quy hoạch điện VIII được xây dựng hướng tới một hệ thống năng lượng “xanh hơn”, “sạch hơn”, phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên tồn cầu. Do đó, Quy hoạch điện VIII có tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng, trực tiếp đến các mục tiêu, chiến lược hoạch định cho các lĩnh vực của PVN từ khâu thượng nguồn, cơng nghiệp khí, tới cơng nghiệp điện & năng lượng tái tạo và cả dịch vụ kỹ thuật.
Chính vì vậy, trong buổi Hội thảo hơm nay, tơi xin tập trung trình bày: (i): Một số nội dung chính của Quy hoạch điện VIII; (ii) Tác động của Quy hoạch điện VIII đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN; (iii) Những điều chỉnh của PVN để thích ứng với Quy hoạch điện VIII.
1. Một số nội dung chính của Quy hoạch điện VIII
1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của Quy hoạch điện VIII
a) Quan điểm phát triển
Trên cơ sở các định hướng trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị, Quy hoạch điện VIII đưa ra các quan điểm:
- Phát triển điện lực đi trước một bước nhằm cung cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. - Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện; thực hiện đầu tư phát triển điện lực cân đối
giữa các vùng, miền trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi vùng, miền; không xây thêm các đường dây truyền tải điện liên miền giai đoạn 2021-2030; hạn chế tối đa việc xây dựng mới các đường dây truyền tải điện liên miền giai đoạn 2031-20145.
- Tiếp tục xem xét, phát triển thuỷ điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác...) với quy mơ phù hợp. Xem xét lộ trình giảm các nguồn điện than, phát triển các nguồn điện sử dụng khí LNG một cách hợp lý. Tăng cường nhập khẩu điện trên cơ sở tuân thủ các văn bản ghi nhớ đã ký kết
94 b) Mục tiêu tổng quát
- Huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển điện lực để bảo đảm cung cấp đủ điện, ổn định, chất lượng ngày càng cao với giá điện hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
- Sử dụng đa dạng, hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp trong nước và kết hợp nhập khẩu nhiên liệu cho sản xuất điện
- Đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn điện sản xuất từ nhiên liệu nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường - Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
- Hình thành và phát triển hệ thống điện thơng minh, có khả năng tích hợp với nguồn năng lượng tái tạo tỷ lệ cao; nâng cấp và xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối ngày càng tiên tiến, hiện đại
1.2. Chương trình phát triển nguồn điện
Với mục tiêu và quan điểm phát triển như trên, và trên cơ sở cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP 26), Quy hoạch điện VIII (phiên bản tháng 11/2021) đã tính tốn lại phương án phát triển nguồn điện trên cơ sở xem xét lại phát triển nhiệt điện than, phát triển điện gió trên bờ và điện gió ngồi khơi, tính tốn cân đối nguồn – tải theo vùng miền, hạn chế truyền tải điện đi xa. Với quan điểm đó, Chương trình phát triển nguồn điện theo từng giai đoạn như sau: (i) Năm 2025: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 106.521 MW; (ii) Năm 2030: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 155.722 MW; (iii) Năm 2035: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 213.517 MW; (iv) Năm 2040: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 277.487 MW; (iv) Năm 2045: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 333.587 MW.
Theo Chương trình phát triển nguồn điện sau COP 26, các nguồn điện đã có thay đổi đáng kể theo hướng “xanh hơn”, “sạch hơn”. Nhiệt điện than giảm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống nguồn điện quốc gia so với hiện nay, trong khi đó tỷ trọng nhiệt điện khí tăng lên. Nhiệt điện than đến năm 2030 là 36.699 MW, chiếm tỷ lệ 26,7%. Cịn nhiệt điện khí năm 2030 tăng rất mạnh, công suất lên đến 37.183 MW chiếm tỷ lệ 21,3%. Đáng chú ý, đến năm 2045 tỷ trọng nhiệt điện than giảm xuống chỉ chiếm tỷ lệ 17,1%. Điện gió ngồi khơi được đưa vào sớm hơn từ năm 2030 và tăng lên nhanh chóng từ 4.000 MW năm 2030 lên 23.000 MW năm 2040, 36.000 MW năm 2045.
2. Tác động của Quy hoạch điện VIII đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN
- Một là, sự phát triển bùng nổ của các loại hình năng lượng tái tạo (NLTT), đã, đang và sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN nói riêng, và nguồn thu ngân sách của Nhà nước nói chung. Hoạt động mua bán khí được PVN thực hiện theo các hợp đồng mua bán với chủ mỏ (GSPA/UGSA/AGGA với 15 chủ mỏ). Các GSPA/UGSA đều có cam kết cấp khí và bao tiêu khí với các chủ mỏ. Năm 2021, do việc ưu tiên huy động các dự án NLTT, lượng khí tiêu thụ giảm mạnh và
95
nguyên nhân chính do các nhà máy điện tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ giảm nhu cầu khí cho phát điện, khiến hoạt động khai thác và tiêu thụ khí đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng sản lượng khí năm 2021 dự kiến khai thác, tiêu thụ khoảng 7,6 tỷ m3 (thấp hơn nhiều so với kế hoạch khai thác khí được Chính phủ giao là 9,7 tỷ m3 và thấp hơn rất nhiều so với khả năng khai thác của mỏ). Điều này có thể dẫn đến một số mỏ khai thác khí có nguy cơ phải dừng sản xuất dài hạn hoặc hoạt động cầm chừng. Việc huy động khí thấp khơng chỉ làm giảm doanh thu của PVN mà còn dẫn đến PVN khơng hồn thành cam kết nghĩa vụ bao tiêu khí và có nguy cơ phải trả một lượng lớn tiền phạt Khí Trả Trước. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần thu Nhà nước (phần thu từ nước chủ nhà qua các hơp đồng phân chia sản phẩm dầu khí), đồng thời khơng khuyến khích các chủ mỏ tiếp tục đầu tư vào các dự án thăm dị – khai thác dầu khí tại Việt Nam.
- Hai là, theo tổng kết và dự báo về tiềm năng, sản lượng khai thác dầu đạt đỉnh vào năm 2005 và đang trên đà suy giảm mạnh. Năm 2030, tỷ lệ sản lượng khai thác khí/khai thác dầu là 65/35. Đến 2045, tỷ lệ sản lượng khai thác khí/khai thác dầu dự báo là 75/25. Trong khí đó, các nhà máy điện đang là hộ tiêu thụ khí lớn nhất của PVN, chiếm khoảng 80% lượng khí khơ khai thác. Như vậy, có thể thấy, việc khai thác và sử dụng các nguồn khí tự nhiên trong nước có phát triển được hay khơng phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực điện. Theo số liệu đưa ra tại Dự thảo Quy hoạch điện VIII, phụ tải tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Nam và quan điểm phát triển của Quy hoạch điện VIII là “không xây dựng thêm các đường dây truyền tải điện liên
miền giai đoạn 2021-2030; hạn chế tối đa việc xây dựng mới các đường dây truyền tải điện liên miền giai đoạn 2031-2045. Tập trung cân đối cung cầu điện theo miền và khu vực”, trong khi các nguồn khí của PVN lại tập trung chủ yếu ở khu vực miền
Trung và miền Nam, đây lại là 2 miền có tiềm năng lớn về NLTT, do đó việc phát triển chuỗi khí – điện tại khu vực miền Trung sử dụng khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh, Kèn Bầu sẽ rất thách thức do thời gian vận hành của các nhà máy điện sẽ bị thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cả chuỗi dự án, một phần do hệ thống điện sẽ ưu tiên huy động từ các nguồn năng lượng tái tạo, một phần do hạn chế trong truyền tải điện liên miền trong khi phụ tải tại khu vực ở miền Trung thấp.
- Ba là, với quan điểm việc hạn chế xây dựng mới các đường dây truyền tải điện liên miền, tập trung cân đối cung cầu điện theo miền và khu vực sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng của các nhà máy, hệ thống cơ sở hạ tầng (khí, điện...) hiện hữu của PVN. - Bốn là, theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII các dự án nhà máy điện sử khí sử dụng
LNG xuất hiện phủ kín dọc theo suốt chiều dài bờ biển Việt Nam theo cùng một cấu hình “01 Trung tâm điện lực (nhà máy điện) + 01 kho cảng nhập LNG và tái hóa khí” chưa thống nhất với Quy hoạch phát triển ngành cơng nghiệp khí đã được phê duyệt (theo Quyết định 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017) là quy hoạch các Trung tâm điện lực sử dụng LNG, có vị trí xung quanh các cảng tiếp nhận LNG lớn (LNG Hub) để tối ưu chi phí phát triển hạ tầng và giảm giá thành điện. Do đó, việc đầu tư các kho cảng LNG của PVN và các công ty thành viên cần được xem xét lại.
96
- Năm là, bên cạnh những tác động tiêu cực nói trên, việc gia tăng phát triển NLTT trong Quy hoạch điện VIII cũng mang lại cơ hội cho Tập đoàn, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển điện gió ngồi khơi. Hiện nay, PVN đang nghiên cứu đầu tư xây dựng dự án điện gió ngồi khơi nhằm: (1) Tận dụng các nguồn lực sẵn có (bao gồm cơ sở hạ tầng, nhân lực, kinh nghiệm) của ngành dầu khí để đóng góp cho sự phát triển lĩnh vực điện gió ngồi khơi; (2) Tiếp tục khẳng định vai trị Tập đồn kinh tế Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước; (3) Bù đắp nguồn năng lượng sơ cấp (dầu, khí) đang ngày càng cạn kiệt, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong dài hạn; (4) Giúp PVN phát triển ổn định, bền vững hơn trong xu hướng chuyển dịch năng lượng chung để trở thành một Tập đoàn năng lượng lớn trong bối cảnh tỷ trọng tiêu thụ dầu thơ, khí tự nhiên, sản phẩm xăng dầu có thể giảm; tránh phụ thuộc nhiều vào biến động của giá dầu thô..; (5) Phát huy được chuỗi giá trị dầu khí cốt lõi liên quan đến năng lượng tái tạo – Điện – Hydro – Chế biến dầu khí, hóa chất; (6) Là giải pháp giúp PVN giảm phát thải CO2 trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo các điều kiện bắt buộc của các định chế tài chính và cam kết của Chính phủ khi tham gia các Tổ chức Quốc tế, Hiệp định thương mại...
Do đó, có thể nói Quy hoạch điện VIII sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN từ khâu thượng nguồn, công nghiệp khí, tới cơng nghiệp điện & NLTT và lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật.
3. Những điều chỉnh của PVN để thích ứng với Quy hoạch điện VIII
PVN và các đơn vị của mình, đã và phải tiếp tục phát triển mạnh xu hướng sử dụng
hiệu quả năng lượng để làm điều kiện cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất.
3.1. Lĩnh vực công nghiệp điện và năng lượng tái tạo
- Với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, thế giới sẽ chuyển dần sang tiêu thụ các nguồn năng lượng xanh, sạch hơn. Trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam, nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo là các loại hình có ưu thế vì góp phần giảm phát thải CO2 và có tỷ trọng ngày càng tăng trong giỏ năng lượng quốc gia. Lĩnh vực điện khí là một trong những thế mạnh của PVN do đã có kinh nghiệm đầu tư, xây dựng, vận hành các dự án điện khí và chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào.
Với những ưu thế nêu trên và để phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng, PVN cần đầu tư thêm một số nhà máy điện sử dụng khí tự nhiên hoặc LNG và các nhà máy điện gió ngồi khơi nhằm phát huy thế mạnh của Tập đoàn và cũng là giải pháp giúp PVN giảm phát thải CO2 trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo các điều kiện bắt buộc của các định chế tài chính và cam kết của Chính phủ khi tham gia các Tổ chức Quốc tế, Hiệp định thương mại...
- Song song với việc đầu tư thêm các dự án mới, Tập đoàn tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng (khí, điện) đã/đang đầu tư, ví dụ ở Cà mau và Nhơn trạch.
97
- Tập trung triển khai mơ hình BCC để phát triển đồng bộ chuỗi khí - điện - cảng dịch vụ nhằm phát huy thế mạnh của từng đơn vị trong ngành, tận dụng và nâng cao lợi thế cạnh tranh, tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới.
3.3. Lĩnh vực dịch vụ
- Cung cấp các dịch vụ khảo sát (khảo sát đáy biển, khảo sát kỹ thuật vật lý…) và nghiên cứu tiền khả thi dự án ĐGNK; vận hành và bảo dưỡng (O&M) nhà máy điện gió.
- Đối với lĩnh vực điện gió ngồi khơi, với năng lực đã được chứng minh trong suốt quá trình hình thành và phát triển, PVN tự tin khẳng định là doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam về cơ khí chế tạo, thi cơng và xây lắp các cơng trình ngồi khơi, thậm chí được thế giới đánh giá cao (là nhà thầu chế tạo giàn khoan khai thác mỏ dầu lớn nhất của Qatar trong dự án Gallaf, chế tạo thành cơng giàn khoan tự nâng có độ sâu trên 90 m nước Tam Đảo 03 và Tam Đảo 05...). PVN cũng là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có các dữ liệu địa chất đáy biển quốc gia, được thu thập và lưu trữ trong q trình khảo sát, tìm kiếm thăm dị dầu khí. Đối với các dự án ĐGNK, ngoại trừ phần việc cung cấp turbine, cung cấp cáp ngầm, trạm điện (chiếm 55-60% vốn đầu tư, được thực hiện bởi các nhà thầu nước ngồi), phần việc cịn lại (chiếm 40-45% vốn đầu tư) PVN hồn tồn có năng lực thực hiện.
Trên đây, tơi vừa trình bày tham luận với chủ đề "Quy hoạch điện VIII và Tác động
của Quy hoạch điện VIII đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN".
Xin kính chúc quý vị đại biểu dồi dào sức khỏe, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn./.
98
B2- VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH