Tham luận 12: Khung pháp lý đối với hoạt động của người đại diện của PVN tạ

Một phần của tài liệu 2022-01-13_Tài liệu Hội nghị người đại diện PVN năm 2021 (Trang 139 - 152)

các doanh nghiệp khác

Ban Pháp chế và Kiểm tra PVN

Được sự phân cơng của Lãnh đạo Tập đồn và Ban Tổ chức Hội nghị, Ban Pháp chế và Kiểm tra tham gia phần tham luận tại Hội nghị với đề tài “Khung pháp lý đối với các hoạt động của Người đại diện của PVN tại các doanh nghiệp” như sau:

Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015. Luật 69/2014/QH13 ban hành đã tạo hành lang pháp lý mới cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các DNNN phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập. Về cơ bản, các cơ chế, chính sách tạo mơi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp. Văn bản này, cùng với Luật Doanh nghiệp là 02 đạo luật nền tảng điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của PVN, trong đó có hoạt động đầu tư vốn của PVN và hoạt động của người đại diện của PVN tại các doanh nghiệp khác.

Với chủ đề “Khung pháp lý đối với hoạt động của Người đại diện”, Bài tham luận gồm 02 nội dung chính: (1) Quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của Người đại diện của PVN tại doanh nghiệp khác; và (2) Quy định của PVN đối với Người đại diện; tồn tại, hạn chế và giải pháp hoàn thiện.

I. Quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của Người đại diện của PVN tại doanh nghiệp khác:

1. Các văn bản quy phạm pháp luật chính điều chỉnh hoạt động của Người đại diện phần vốn hiện hành:

- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14;

- Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14;

- Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14; - Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;

- Nghị định số 07/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đồn Dầu khí Việt Nam;

- Nghị định số 36/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của Cơng ty mẹ - Tập đồn Dầu khí Việt Nam;

139

- Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP;

- Nghị định số 159/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

- Nghị định số 10/2019/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;

- Nghị định số 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và cơng khai thơng tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

- Nghị định số 52/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Nghị định số 53/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với cơng ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước;

- Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;

- Các Thơng tư Bộ Tài chính, Bộ KHĐT, Bộ LĐTBXH hướng dẫn các Nghị định liên quan.

2. Một số các bất cập của quy định pháp luật về thẩm quyền trong việc quản lý vốn đầu tư của PVN tại doanh nghiệp khác và giải pháp:

(1) Chưa rõ về thẩm quyền đối với dự án đầu tư ra nước ngồi của cơng ty con do PVN nắm giữ 100% vốn điều lệ:

Các quy định pháp luật, Quy chế quản lý tài chính của PVN chưa quy định rõ ràng và thống nhất về thẩm quyền trong trường hợp này. Cụ thể:

+ Khoản 9 Điều 28 Quy chế quản lý tài chính PVN quy định về thẩm quyền của HĐTV PVN như sau: “Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc quyết định các dự

án góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngồi, dự án đầu tư ra nước ngồi của cơng ty thành viên do mình nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quyết định của HĐTV theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Pháp luật về đầu tư (Luật Đầu tư 2020, Nghị định 31/2021/NĐ-CP) khơng có quy định về thẩm quyền của HĐTV PVN đối với dự án đầu tư ra nước ngồi của cơng ty con do PVN nắm giữ 100% vốn điều lệ.

+ Điểm e khoản 3 Điều 32 Quy chế quản lý tài chính PVN quy định: HĐTV PVN phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản có mức vốn khơng vượt q dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư cơng và có giá trị trên 50% vốn điều lệ của công ty con được ghi trên BCTC tại thời điểm gần nhất. Trường hợp vượt

140

mức nêu trên, Cơng ty mẹ phê duyệt sau khi có chấp thuận của Cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Quy định nêu trên được hiểu rằng thẩm quyền của HĐTV PVN đối với dự án đầu tư của công ty con (cả đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngồi) là khơng vượt mức vốn dự án nhóm B.

Giải pháp: đề xuất sửa đổi Điều lệ PVN, theo đó quy định về thẩm quyền theo hướng HĐTV PVN báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt dự án đầu tư ra nước ngồi của cơng ty con do PVN nắm giữ 100% vốn điều lệ trong trường hợp giá trị đầu tư của Cơng ty con vượt mức vốn dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.

(2) Bất cập về thẩm quyền đối với việc tăng, giảm vốn đầu tư của PVN tại các doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên (ảnh hưởng đến việc tăng, giảm vốn điều lệ của công ty con, công ty liên kết của PVN):

Quy định pháp luật về vấn đề này còn chưa rõ ràng, thống nhất tại Luật 69/2014/QH13 và các Nghị định hướng dẫn. Cụ thể như sau:

- Điều 28 Luật 69/2014/QH13 quy định: “Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch Công

ty quyết định từng dự án đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công”.

Quy định nêu trên được hiểu rằng chỉ khi giá trị đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (bao gồm tất cả các loại hình đầu tư, vào cơng ty TNHH MTV, cơng ty TNHH 2 thành

viên trở lên, công ty cổ phần, hợp đồng BCC, đầu tư trái phiếu) vượt mức vốn dự án

nhóm B thì HĐTV PVN mới phải báo cáo xin chấp thuận của Cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi quyết định.

- Điều 42 Luật 69/2014/QH13 quy định: Cơ quan đại diện chủ sở hữu “quyết định

chủ trương góp vốn, tăng giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên”.

Quy định này được hiểu rằng trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào giá trị vốn đầu tư, Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt chủ trương để PVN đầu tư góp vốn, thay đổi mức vốn đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH 2 TV trở lên; không quy định đối với công ty TNHH MTV.

Thực tiễn hiện nay tất cả các trường hợp thay đổi vốn điều lệ của các công ty con, công ty liên kết của PVN dẫn đến tăng giá trị vốn PVN đầu tư vào doanh nghiệp đều phải báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu, kể cả trường hợp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ từ các nguồn quỹ thuộc chủ sở hữu (quỹ ĐTPT, thặng dư vốn cổ phần, số dư lợi nhuận chưa phân phối), PVN khơng phải góp bổ sung thêm tiền, khơng làm thay đổi tỷ lệ nắm giữ phần vốn của PVN tại doanh nghiệp. Việc Cơ quan đại diện chủ sở hữu chậm phê duyệt chủ trương tăng, giảm vốn đầu tư của PVN tại doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện phương án tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp trong khi ĐHĐCĐ đã thông qua phương án.

141

Giải pháp: Đề xuất sửa đổi Điều lệ PVN theo đó quy định cụ thể về thẩm quyền phê duyệt việc tăng, giảm, thay đổi vốn đầu tư của PVN tại các công ty con, công ty liên kết theo hướng như sau:

(i) Căn cứ Đề án tái cơ cấu của PVN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, HĐTV PVN chủ động quyết định việc thay đổi vốn đầu tư của PVN tại doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và việc trả cổ tức bằng cổ phiếu.

(ii) Căn cứ Đề án tái cơ cấu của PVN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, HĐTV PVN quyết định thực hiện thoái vốn/chuyển nhượng để điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ vốn của PVN tại doanh nghiệp theo đúng tỷ lệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

(iii) Báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét phê duyệt chủ trương trước khi quyết định trong các trường hợp sau: Đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp khơng nằm trong Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thay đổi giá trị góp vốn của PVN tại doanh nghiệp không thuộc trường hợp (i); thay đổi tỷ lệ nắm giữ vốn của PVN tại doanh nghiệp (kể cả thay đổi tỷ lệ mà khơng thay đổi giá trị vốn góp).

(3) Bất cập trong việc xác định thẩm quyền khi áp dụng hạn mức vốn dự án nhóm

B quy định tại Luật Đầu tư công

(i) Việc quy định chung cùng một hạn mức thẩm quyền (huy động vốn, đầu tư dự án, mua sắm tài sản, đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp) cho HĐTV các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mà khơng tính đến sự khác biệt về quy mơ vốn, tài sản, lĩnh vực ngành nghề, hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp là chưa phù hợp;;

(ii) Trong một số trường hợp khó xác định được thẩm quyền do: (i) Không phải tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đều được phân nhóm dự án A, B tại Luật Đầu tư cơng (VD: lĩnh vực tìm kiếm thăm dị dầu khí của PVN); (ii) Doanh nghiệp nhận vốn góp của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nằm trong các nhóm lĩnh vực khác nhau tại Điều 8 Luật Đầu tư cơng; (iii) Doanh nghiệp có thể sử dụng vốn huy động cho nhiều mục đích khác nhau (như: đầu tư dự án, đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản, mở rộng thị trường..).

Giải pháp: Để quy định pháp luật được thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn của mỗi doanh nghiệp, đề xuất sửa Luật 69/2014/QH13, theo đó quy định cụ thể về hạn mức thẩm quyền của 04 cấp Đại điện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp (Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng Thành viên các doanh nghiệp) theo quy mơ vốn, tài sản của doanh nghiệp, có tính đến lĩnh vực hoạt động đặc thù.

(4) Chưa quy định rõ ràng về các vấn đề Người đại diện phần vốn phải xin ý kiến

PVN trước khi thực hiện biểu quyết tại HĐQT/HĐTV của doanh nghiệp:

- Khoản 1 Điều 49 Luật 69/2014/QH13 quy định về quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn của doanh nghiệp như sau:

“1. Báo cáo, xin ý kiến doanh nghiệp đã cử người đại diện trước khi tham gia ý

kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

142

a) Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;

b) Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc;

c) Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp; d) Tổ chức lại, giải thể, phá sản;

đ) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.”

- Điểm d, Khoản 4, Điều 75 Điều lệ PVN quy định:

“PVN giao nhiệm vụ cho Người đại diện theo ủy quyền quyết định các nội dung sau

của doanh nghiệp sau khi xin ý kiến và được PVN chấp thuận: …….các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

- Điều 33 Quy chế Tài chính PVN quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn của Công ty mẹ tại doanh nghiệp khác:

“1. Báo cáo, xin ý kiến bằng văn bản Công ty mẹ trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;

b) Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám dốc;

c) Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp; d) Tổ chức lại, giải thể, phá sản;

đ) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.”

Việc quy định các “vấn đề khác” ở đây được hiểu rằng tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT, HĐTV của doanh nghiệp, Người đại diện phần vốn của PVN tại doanh nghiệp phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của PVN trước khi biểu quyết;

Giải pháp: Đề xuất sửa đổi Điều lệ của PVN theo đó quy định rõ những nội dung Người đại diện phần vốn phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của PVN tại Điều lệ (không quy định chung chung “những vấn đề khác”).

(5) Bất cập về cơ chế lương, thưởng, thù lao đối với Người lao động, Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp nhà nước tại doanh nghiệp khác:

- Nghị định 51/2016, Nghị định 52/2016, Nghị định 53/2016 quy định về cơ chế lương, thưởng cho Người lao động, cơ chế lương, thưởng, thù lao cho người quản lý

143

doanh nghiệp có vốn góp trực tiếp của Nhà nước – không trực tiếp điều chỉnh cơ chế tiền lương, tiền thưởng đối với doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Nghị định quy định Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm căn cứ vào nội dung của các Nghị định này để tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn góp chi phối của doanh nghiệp nhà nước (đối tượng áp dụng gián tiếp).

Cơ chế lương, thưởng tại các Nghị định nêu trên còn một số bất cập: áp dụng đồng bộ một cơ chế lương thưởng chung cho tất cả các doanh nghiệp chưa tính đến mức độ

Một phần của tài liệu 2022-01-13_Tài liệu Hội nghị người đại diện PVN năm 2021 (Trang 139 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)