Ban Tài chính kế tốn PVN
I. Mục tiêu quản lý vốn vào doanh nghiệp khác:
Tại ngày 30/9/2021, tổng tài sản của Công ty mẹ - PVN là hơn 513 nghìn tỷ đồng, trong đó, khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác chiếm khoảng 35,5% tổng tài sản, lợi nhuận từ cổ tức được chia từ các cơng ty thành viên đóng góp 68 % tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty mẹ PVN trong kỳ hoạt động 9 tháng đầu năm 2021. Việc quản lý hiệu quả vốn đầu tư của PVN vào các doanh nghiệp khác là yếu tố quan trọng để quản lý và sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước tại PVN, tuân thủ quy định của Luật số 69/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015.
Bảo toàn và phát triển vốn:
Với vai trị là một doanh nghiệp nhà nước, có thể nói mục tiêu bảo tồn và phát triển vốn được coi là mục tiêu quan trọng nhất đối với PVN. Việc bảo tồn vốn được thực hiện thơng qua nhiều công cụ, bao gồm việc thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế tốn theo quy định của pháp luật; mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất tài sản, nợ khơng có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phịng rủi ro theo quy định hiện hành. Điều 22 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp cũng đã cụ thể doanh nghiệp bảo tồn vốn là sau khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khơng phát sinh lỗ hoặc có lãi.
Phát triển danh mục đầu tư, đảm bảo sử dụng hiệu quả và phát triển vốn đầu tư của Nhà nước
Sau khi đạt được mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn, Tập đoàn sẽ đánh giá và xem xét phát triển danh mục đầu tư: gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh hiệu quả, điều tiết giảm hoặc không gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh không mang lại lợi nhuận, đảm bảo tuân thủ chiến lược tái cơ cấu Tập đồn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo anh ninh năng lượng, bảo vệ chủ quyền của đất nước.
II. Nguyên tắc quản lý vốn của PVN vào doanh nghiệp khác
Việc quản lý vốn của PVN vào doanh nghiệp khác tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển của Tập đồn, tập trung vào 5 lĩnh vực chính của PVN
135
- Quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác đảm bảo nguyên tắc không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp. Việc quản lý vốn phải thông qua người đại diện vốn và người đại diện tại doanh nghiệp; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật
III. Thực trạng các khoản đầu tư vốn của PVN vào doanh nghiệp khác
Đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác của Tập đoàn bao gồm các khoản đầu tư vào các công ty con, cơng ty liên kết và đầu tư tài chính khác. Trên góc độ tồn Tập đồn cơ bản và trọng yếu bao gồm 2 cấp: Vốn đầu tư của Công ty mẹ PVN vào các công ty con/công ty liên kết (công ty cấp 2) và Vốn đầu tư của các công ty cấp 2 vào các công ty con/công ty liên kết (cơng ty cấp 3). Do đó, muốn nâng cao hiệu quả vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác của Tập đoàn cần xem xét hiệu quả đầu tư của PVN vào các công ty cấp 2 và Hiệu quả đầu tư của công ty cấp 2 vào các công ty cấp 3. Đầu tư vào doanh nghiệp khác là bộ phận quan trọng nhất của hoạt động đầu tư dài hạn của Tập đồn cả về quy mơ vốn đầu tư và hiệu quả về doanh thu, lợi nhuận đóng góp vào báo cáo hợp nhất của Tập đoàn.
Cụ thể, tại 30/9/2021, Cơng ty mẹ PVN đang đầu tư tài chính gián tiếp 182 nghìn tỷ đồng vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết, trong đó: đầu tư vào cơng ty con là hơn 156 nghìn tỷ đồng chiếm 85,7%; đầu tư vào cơng ty liên kết đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng bằng 8,25%; đầu tư vào công ty liên doanh là hơn 10 nghìn tỷ đồng bằng 5,7% và đầu tư khác 0,5 nghìn tỷ đồng bằng 0,35%. Tổng lợi nhuận các đơn vị đã chuyển về Tập đoàn giai đoạn 2016-2020 đạt hơn 97 nghìn tỷ đồng, tương đương với tỷ suất lợi nhuận bình quân năm trên giá gốc khoản đầu tư đạt khoảng 10,5%. Đặc biệt một số công ty con đã chuyển lợi nhuận về Tập đoàn vượt quá số vốn điều lệ Tập đoàn đã đầu tư tại doanh nghiệp như PVEP, PVGas, PVFCCo, Rusvietpetro...
Tại ngày 30/9/2021, tổng giá trị thị trường của các mã cổ phiếu của các đơn vị thành viên của Tập đoàn đã niêm yết đạt hơn 310 nghìn tỷ đồng, tương ứng với hệ số giá thị trường/giá gốc đầu tư bình quân là 3,44 lần. Điều này là minh chứng rõ nét nhất cho thấy giá trị nội tại của các doanh nghiệp có vốn góp của PVN. Cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành dầu khí được thị trường đánh giá tốt, hấp dẫn nhà đầu tư. Đây là điều kiện thuận lợi trong trường hợp Tập đoàn cần phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu hoặc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp có vốn góp của Tập đồn.
Bên cạnh đó, đối với một số đơn vị khó khăn, thua lỗ, Cơng ty mẹ - PVN đã thực hiện trích lập dự phịng giảm giá đầu tư dài hạn một cách thận trọng theo quy định của pháp luật hiện hành để bảo tồn vốn. Đến ngày 30/9/2021, Cơng ty mẹ Tập đồn đã trích lập dự phịng đối với 9 khoản đầu tư dài hạn của PVN tại các đơn vị thành viên với tổng số tiền là hơn 18,7 nghìn tỷ đồng, trong đó, một số đơn vị đã trích lập được 100% giá trị khoản đầu tư như DQS, NSRP, VN Poly, PVFI...
IV. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý vốn của Cơng ty mẹ Tập đồn vào doanh nghiệp khác
136
Có thể nói, một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và PVN nói riêng trong việc hoạt động và điều hành là hệ thống quy phạm pháp luật chưa đồng bộ; các quy định chưa được hướng dẫn kịp thời, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn; thể chế, cơ chế, chính sách vẫn cịn một số hạn chế, vướng mắc. Cụ thể, sau 05 năm triển khai Luật số 69/2014/QH13, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp vẫn cịn tồn tại một số khó khăn có thể kể đến như một số quy định còn chưa phù hợp, khi áp dụng trong thực tiễn như việc chuyển nhượng vốn theo phương thức chào bán cạnh tranh khơng có gì khác so với đấu giá công khai; hoặc mới chỉ quy định nguyên tắc nên còn cách hiểu khác nhau trong áp dụng thực hiện như việc xác định giá trị thương hiệu và giá trị truyền thống của DN khi chuyển nhượng vốn.
Để giảm thiểu rủi ro pháp lý, đồng thời, xây dựng một hành lang các quy định phục vụ cho hoạt động và công tác điều hành, PVN đang từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy chế, quy trình một cách đồng bộ để cụ thể hóa quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của PVN và người đại diện của PVN tại doanh nghiệp cũng như quy định trong công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư của PVN tại các doanh nghiệp khác và giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động của PVN.
PVN và các đơn vị phối hợp để bảo vệ nguồn lực của Tập đoàn
Điều 28 Nghị định 91 quy định doanh nghiệp nhà nước phải thu khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con về doanh nghiệp nhà nước. Các cơ quan chức năng như Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV), Kiểm tốn Nhà nước, Bộ Tài chính… đã có các văn bản yêu cầu PVN báo cáo về tình hình chênh lệch vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ tại các đơn vị thành viên và thu về Cơng ty mẹ - PVN nếu khơng có nhu cầu sử dụng để đầu tư và có kế hoạch tăng vốn điều lệ tại đơn vị. Để bảo vệ nguồn lực của Tập đoàn, PVN đã và đang phối hợp cùng với các đơn vị thành viên để xây dựng kế hoạch đầu tư, thực hiện giải trình với các cơ quan chức năng, đồng thời, làm việc với UBQLV để chấp thuận kế hoạch tăng vốn của các đơn vị thành viên. Thực tế cho thấy, việc tăng vốn điều lệ tại các đơn vị thành viên là rất khó khăn do các yếu tố khách quan về quy định của pháp luật chưa đầy đủ. Theo đó, các đơn vị thành viên cũng cần phối hợp chặt chẽ với PVN, ý thức được mức độ nghiêm trọng của nội dung này để có phương án xử lý theo các quy định của pháp luật.
Thực hiện phân tích tài chính chuyên sâu, xếp hạng doanh nghiệp, từ đó có giải pháp cho từng nhóm doanh nghiệp
Mục tiêu của quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác là để bảo toàn và phát triển vốn, từ đó, phát triển danh mục đầu tư, nâng cao hiệu quả của đồng vốn nhà nước tại PVN. Để đạt được mục tiêu đó, PVN đã thực hiện phân tích tài chính chuyên sâu đối với từng doanh nghiệp có vốn đầu tư của PVN, thực hiện xếp hạng doanh nghiệp theo bộ chỉ tiêu thống nhất về vị trí và triển vọng của doanh nghiệp để từ đó xây dựng giải pháp quản trị cho từng nhóm doanh nghiệp. Đặc biệt, trong những năm vừa qua, khi tồn bộ ngành dầu khí phải đối mặt với khủng hoảng kép do tác động của đại dịch Covid và giá dầu giảm mạnh, việc có một chiến lược quản trị hiệu quả, kịp thời, bám sát thực tiễn đối với
137
từng nhóm doanh nghiệp đã phát huy tác dụng to lớn trong việc vừa đáp ứng yêu cầu vừa ứng phó, vừa phục hồi gắn với chiến lược phát triển và hưng thịnh của doanh nghiệp. Nhờ đó, mặc dù chịu ảnh hưởng tác động kép của đai dịch Covid và giá dầu giảm nhưng PVN và các đơn vị thành viên vẫn duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư, luôn là doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong việc hoàn thành vượt mức kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch nộp NSNN, đảm bảo hiệu suất sinh lời trên tài sản và vốn đầu tư của Nhà nước tăng trưởng so với năm trước.
Quản lý thường xuyên, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên
Để ứng phó với tình hình và thị trường bất ổn, trong những năm qua, PVN đã tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, tái cơ cấu đã đề ra, đề cao trách nhiệm cũng như tơn trọng tính độc lập trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của Người đại diện của PVN tại các doanh nghiệp cũng như các phịng ban chun mơn của Tập đồn. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên theo chu kỳ tháng/quý. CEO Meeting được tổ chức đều đặn hàng tháng là diễn đàn trao đổi thông tin, chỉ đạo kịp thời, định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của lãnh đạo Tập đoàn đối với Người đại diện phần vốn của PVN tại các doanh nghiệp đã thực sự phát huy tác dụng to lớn, đặc biệt là trong điều kiện thị trường có nhiều biến động và bất ổn.
Chuyển đổi số toàn diện
Trong những năm gần đây, sự tiến bộ trong công nghệ - nền tảng đám mây, phân tích và sức mạnh tính đã thúc đẩy việc số hóa. Số hóa có thể thúc đẩy nhân tài, chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh tốt hơn bằng cách tạo ra nhiều dữ liệu hơn, kể cả thông tin từ các nguồn trước đây chưa từng có tiền lệ. Các cơng ty dầu khí trên thế giới đang bắt đầu nhận ra những lợi ích đó, nó cho phép họ hiểu rõ hơn về hoạt động của họ theo thời gian thực (real-time) và có thể cải thiện quy trình và hiệu quả hoạt động có thể tiết kiệm OPEX tới vài triệu đơ la. Nắm bắt được xu hướng đó PVN đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số một cách tồn diện để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tăng tỷ suất lợi nhuận, cắt giảm chi phí dư thừa từ đó nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
138