2. Kim ngạch (triệu USD)
4.2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Mặt hàng gạo xuất khẩu của Công ty tương đối đa dạng và tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Ngày nay, xu hướng tiêu dùng gạo chất lượng cao của thế giới ngày càng gia tăng nên tỷ trọng loại gạo này cũng dần có sự cải thiện đáng kể. Giai đoạn 2010 – 2012, Công ty xuất khẩu chủ yếu loại gạo 5% tấm, 15% tấm, 25% tấm. Gạo 20% tấm chiếm tỷ trọng rất thấp và không ổn định nên phần này chỉ tập trung chủ yếu vào 3 mặt hàng gạo chủ lực của Công ty.
Bảng 6: SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX/NS GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011
MẶT HÀNG Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
+/- % +/- % 1. Sản lượng (tấn) 11.889,91 21.877,15 39.545,55 9.987,24 83,99 17.668,40 80,76 5% tấm 2.190 5.625,50 23.025,20 3.435,50 156,87 17.399,70 309,30 15% tấm 4.399,46 12.352 9.400 7.952,54 180,76 (2.952) (23,89) 20% tấm 500,50 1.899,25 - 1.398,75 279,47 - - 25% tấm 4.799,95 2.000,40 7.120,35 (2.799,55) (58,32) 5.119,95 255,95 2. Kim ngạch (ngàn USD) 5.528,88 10.663,55 17.230,84 5.134,67 92,87 6.567,29 61,59 5% tấm 1.023,35 2.741,67 10.007,36 1.718,32 167,91 7.265,69 265,01 15% tấm 1.899,42 6.185,24 4.362,30 4.285,82 225,64 (1.822,94) (29,47) 20% tấm 168,32 884,47 - 716,15 425,47 - - 25% tấm 2.437,79 852,17 2.861,18 (1.585,62) (65,04) 2.009,01 235,75
0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Đơn vị tính: %
5% tấm 15% tấm 20% tấm 25% tấm
Hình 5: TỶ TRỌNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX/NS GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
(Nguồn: Phịng Kinh doanh)
Nhìn vào bảng số liệu và hình trên cho thấy, trong 3 mặt hàng gạo chủ lực của Công ty, gạo 5% tấm ngày càng chiếm vị trí áp đảo so với 2 mặt hàng còn lại. Năm 2010, sản lượng gạo 5% tấm chỉ đạt khoảng 2.190 tấn, tương đương với mức kim ngạch 1.023,35 ngàn USD thì sang năm 2011 sản lượng đã tăng hơn gấp đôi đạt 5.625,50 tấn tương ứng 2.741,67 ngàn USD. Đến năm 2012, thì sản lượng đã lên đến 23.025,20 tấn góp phần làm cho giá trị đạt siêu ngạch là 10.007,36 ngàn USD và đến thời điểm này mặt hàng gạo 5% tấm đã chiếm hơn phân nửa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Công ty (chiếm 58,10% ). Xu hướng tiêu dùng gạo chất lượng cao ngày càng gia tăng trên thế giới chính là động lực để loại gạo này ngày càng chiếm ưu thế về tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Cơng ty. Trong khi đó, gạo 5% tấm có chất lượng khá tốt, gạo nguyên hạt nhiều, tấm ít hơn so với các loại gạo khác nên được khách hàng ưa chuộng và có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Thị trường Trung Quốc có nhu cầu tăng mạnh nhất loại gạo này. Giai đoạn 2010 – 2011, nhập khẩu của Trung Quốc dao động chỉ vài trăm đến vài ngàn tấn nhưng đến năm 2012, số lượng nhập khẩu đã lên đến 11.370 tấn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lượng gạo xuất khẩu của Cơng ty (bảng 7, tr 46). Bên cạnh đó, sự trở lại của thị trường Châu Phi trong cơ
18,5034,40 34,40 44,10 3 25,70 58 8,30 58,10 25,30 16,60 8
cấu gạo cấp cao và sự sụt giảm của những gói hợp đồng tập trung gạo cấp thấp chính là ngun nhân góp phần đưa cơ cấu mặt hàng gạo 5% tấm lên vị trí cao nhất.
Gạo 15% tấm và 25% tấm có chất lượng thấp hơn gạo 5% tấm nhưng do được hai thị trường xuất khẩu lớn của Công ty là Philippines và Indonesia ưa chuộng nên trong giai đoạn 2010 – 2011, hai loại gạo này thay phiên nhau chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu gạo xuất khẩu của Công ty (năm 2010, gạo 25% tấm chiếm 44,10% còn năm 2011, gạo 15% tấm chiếm 58% trong tổng kim ngạch). Tuy nhiên, Philippines và Indonesia đang tiến hành chính sách tự túc lương thực nên cắt giảm dần lượng gạo nhập khẩu, cộng thêm sự tăng mạnh nhu cầu gạo 5% tấm khiến cho tỷ trọng của hai loại gạo này có xu hướng ngày càng giảm.
Mặc dù gạo 5% tấm có chất lượng tốt nhất so với 2 mặt hàng gạo 15% tấm, 25% tấm nhưng nhìn chung giá xuất khẩu bình qn khơng chênh lệch là bao, thậm chí có lúc lại thấp hơn giá của 2 mặt hàng này.
Đơn vị: USD/tấn 0 100 200 300 400 500 600
Năm2010 Năm2011 Năm2012 5% tấm 15% tấm 25% tấm
Hình 6: GIÁ XUẤT KHẨU BÌNH QN CÁC MẶT HÀNG GẠO CỦA CỦA CƠNG TY GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
(Nguồn: Phịng Kinh doanh)
507,88467,30 467,30 431,74 500,75 487,36 6 426 464,10 434,63 401,83
Tuy có chất lượng thấp nhất nhưng trong năm 2010, mặt hàng gạo 25% tấm có giá xuất khẩu cao nhất bình qn là 507,88 USD/tấn, trong khi gạo 5% tấm có giá khoảng 467,30 USD/tấn còn gạo 15% tấm là 431,74 USD/tấn. Trên thực tế gạo 25% tấm chủ yếu xuất theo hình thức ủy thác thơng qua Hiệp hội mà thị trường chính của mặt hàng này là Philippines. Trong năm 2010, tỷ trọng nhập khẩu của Philipines đối với mặt hàng này đã lên đến trên 98%, chính cơ cấu nhập khẩu này của Philippines đã tạo cho Việt Nam một cấu trúc thị trường thiên vị đối với gạo loại này, nguyên liệu cho gạo 25% tấm xuất khẩu có ưu thế một cách tương đối so với các chủng loại lúa gạo nguyên liệu khác. Những lúc Philippines có nhu cầu thì cũng là lúc giá loại gạo này tăng mạnh nhất. Hơn nữa, hình thức xuất khẩu ủy thác qua Hiệp hội thì khâu trung gian ít hơn trong khi gạo 5% tấm chủ yếu xuất khẩu thông qua hợp đồng thương mại, qua nhiều trung gian khác nhau rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, để đảm bảo lợi nhuận, trong quá trình thương lượng, những nhà trung gian này thường tìm cách ép giá nên giá gạo loại này thường không cao bằng gạo 25% tấm.
Tuy nhiên, đến năm 2011 - 2012, giá xuất khẩu mặt hàng gạo 25% tấm có xu hướng giảm dần do xu hướng tiêu dùng gạo chất lượng ngày càng cao, cộng thêm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nguồn cung gạo giá rẻ đến từ Ấn Độ, Pakistan và Myanma đã làm cho giá gạo của Việt Nam giảm xuống đáng kể. Chính vì thế đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến giá gạo của Công ty. Gạo 5% tấm tuy có sản lượng xuất khẩu cao nhất nhưng giá xuất khẩu năm 2012 lại sụt giảm đáng kể, bình qn chỉ cịn khoảng 434,63 USD/tấn. Do đó, đã ảnh hưởng khơng tốt đến hiệu quả xuất khẩu của Cơng ty.