b. Đối thủ cạnh tranh trong nước
4.3.4 Nhu cầu tiêu thụ
Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu cho hơn phân nửa số người sống trên hành tinh. Do đó, gạo tiêu thụ ít phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình nhưng việc gia tăng dân số và phát triển kinh tế đồng nghĩa với việc thế giới đang cần nhiều lương thực hơn so với khối lượng sản xuất được. Do đó, khối lượng gạo tiêu thụ chỉ tăng ở một số nước đang phát triển hoặc kém phát triển do tăng dân số nhanh nhưng lượng sản xuất trong nước không đủ cung cấp. Châu Á và Châu Phi là hai khu vực có mức tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới do tốc độ gia tăng dân số nhanh trong khi tốc độ đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã thu hẹp dần diện tích đất nơng nghiệp, cộng thêm thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai mất mùa xảy ra liên tục trong nhiều năm qua, khiến cho nỗi lo mất an ninh lương thực có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Từ sau đợt khủng hoảng lương thực năm 2008, thế giới lại phải một lần nữa đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực vào năm 2011 vì mất mùa ở nhiều nước xuất khẩu gạo lớn. Chính vì vậy mà nhu cầu gạo tiêu thụ đã tăng rất mạnh trong thời gian này. Đáng chú ý là một số thị trường sau:
Philippines: Là nước có mức tiêu thụ gạo hàng đầu thế giới và là bạn
hàng truyền thống của Việt Nam trong nhiều năm qua. Mặc dù nông nghiệp chiếm đến 23% GDP cả nước nhưng hơn 100 triệu người dân Philippines vẫn
còn phụ thuộc nhiều vào lượng gạo nhập khẩu hằng năm với mức trung bình từ 1,3 – 2 triệu tấn gạo chủ yếu là từ Việt Nam. Năm 2010, sản lượng nhập khẩu của nước này cao kỉ lục là 2,45 triệu tấn thì nhập khẩu từ Việt Nam đã chiếm trên 60% tỷ trọng (gần 1,5 triệu tấn). Nhu cầu của Philippines tăng cao chủ yếu từ Việt Nam chính là nguyên nhân khiến cho sản lượng và kim ngạch xuất sang thị trường này của Công ty Mekonimex/Ns trong năm 2010 cũng tăng cao nhưng lại giảm dần các năm sau đó vì nước này đang thực hiện chính sách tự túc lương thực, giảm lệ thuộc vào một quốc gia. Philippines là khách hàng truyền thống và trong nhiều năm qua đã đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho Công ty, nếu chính sách tự túc lương thực của nước này thành công đồng nghĩa với việc lượng khách hàng của Cơng ty sẽ giảm xuống, đó là thiệt hại lớn của Cơng ty trong thời gian tới.
Indonesia: Cùng với Philippines thì Indonesia cũng là quốc gia có mức
nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy diện tích trồng lúa của Indonesia xếp hàng thứ 3 trên thế giới (năm 2011 là 13,4 triệu ha) chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ nhưng nhu cầu tiêu thụ lại cao nhất thế giới với mức bình qn là 139kg/người/năm. Do đó, để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước mỗi năm nước này phải nhập bình quân trên 1 triệu tấn gạo, chủ yếu là từ Thái Lan. Tuy nhiên do thay đổi trong chính sách lúa gạo đã đẩy giá cả xuất khẩu của Thái Lan cao hơn giá gạo Việt Nam cộng thêm sản lượng sụt giảm mạnh do ảnh hưởng thời tiết đã khiến cho lượng nhập khẩu của Indonesia từ Việt Nam cao kỉ lục trong năm 2011 là gần 2 triệu tấn gạo, góp phần mang về cho kim ngạch cả nước trên 1 tỷ USD. Vì lượng nhập khẩu của Indonesia chủ yếu thơng qua các gói hợp đồng cấp Chính phủ nên nhu cầu tăng mạnh của nước này đối với Việt Nam đã góp phần đưa nước này trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty Mekonimex/NS trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên cũng giống như Philippines thì Indonesia cũng đang có kế hoạch tự túc lương thực nên đây cũng là một thách thức lớn đối với Công ty trong thời gian sắp tới.
Malaysia: Với tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng và việc xây dựng ồ ạt các
khu cơng nghiệp đã khiến cho diện tích đất trồng lúa của nước này ngày càng giảm xuống trong khi dân số thì ngày càng gia tăng (theo số liệu thống kê, dân số
Malaysia tăng trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2000 – 2010 từ 23,3 triệu dân lên 28,3 triệu dân) đã khiến cho Malaysia phải nhập khẩu bình quân từ 1 – 1,2 triệu tấn hằng năm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước trong khi sản xuất của nước này chỉ đáp ứng được khoảng 72% nhu cầu tiêu thụ trong nước, còn lại chủ yếu là nhập từ Việt Nam, Thái Lan và Pakistan. Đây khơng phải là thị trường có nhu cầu tăng đột biến trong giai đoạn vừa qua nhưng lại có mức nhập khẩu thường xuyên và ổn định của Cơng ty. Do đó, Cơng ty cần có biện pháp để duy trì xuất khẩu lâu dài vào thị trường này.
Trung Quốc: là quốc gia có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới, đồng
thời cũng là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ nơng sản nói chung và các loại gạo nói riêng ở mức cao khoảng 100 kg/người/năm. Trong năm 2012, nhập khẩu của nước này cao kỉ lục là 2,34 triệu tấn, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam chiếm hơn 66%, còn lại là nhập từ Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan (theo Hải quan Trung Quốc). Trước đây, Trung Quốc chỉ mua gạo chất lượng và gạo thơm từ Thái Lan nhưng trong năm 2012, nước này chuyển sang mua gạo của Việt Nam với mức kỉ lục. Nguyên nhân do giá gạo nội địa tăng mạnh trong khi nguồn cung trong nước bị hạn chế, đồng thời với sức ép gia tăng dân số và đồng nhân dân tệ tăng giá so với đồng USD, bên cạnh đó chi phí sản xuất lúa ngày càng tăng cao là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu lương thực của Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian này. Do đó, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Cơng ty Mekonimex/Ns nói riêng đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu thanh tốn theo hình thức CT (nghĩa là hàng tới cảng Trung Quốc thì tiền mới được giải ngân) chứ khơng theo hình thức L/C như thơng lệ quốc tế nên rủi ro rất cao. Hơn nữa, theo thơng tin của VFA, có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc yêu cầu trộn gạo trắng với gạo thơm để kiếm lợi và mục đích sâu sa là nhằm hạ thấp uy tín của gạo Việt Nam. Việc một số thương nhân Philippines bị thiệt hại nặng nề do chính quyền Trung Quốc đột ngột kiểm tra chất lượng chuối đã khiến hàng ngàn tấn chuối chất đầy các tàu, không được bảo quản lạnh bị giam nhiều tuần ở Cảng Trung Quốc nên bị hư thối phải bỏ. Chính sách này được nhận định là có liên quan đến vấn đề căng
thẳng tranh chấp giữa hai bên. Do đó, Cơng ty cần nghiên cứu kỹ và cần có chính sách linh hoạt hơn khi thâm nhập vào thị trường này.
Châu Phi: Theo tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) mức tiêu
thụ gạo của Châu Phi ước khoảng từ 24 – 24,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2011 – 2013. Đây là thị trường truyền thống của cả Việt Nam và Công ty trong nhiều năm qua. Việc trồng lúa của nước này mới chiếm khoảng 10% diện tích đất canh tác và cung cấp 15% sản lượng lương thực cả nước. Cộng với năng suất thấp, sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu nên Châu Phi phải nhập khẩu từ 8 triệu đến 10 triệu tấn gạo mỗi năm, trị giá khoảng 8 tỷ - 9 tỷ USD. Gạo ngày càng trở thành loại lương thực quan trọng nhất của người dân Châu Phi với số dân hơn 1 tỷ người nên nhu cầu tiêu thụ gạo ở Châu Phi ngày càng tăng. Một số nước có mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người cao nhất là:
+ Guinea Bissau (112 kg/người/năm) + Sierra Leone (88,6 kg/người/năm) + Guinea (73 kg/kg/năm)
+ Gabon (72 kg/người/năm)
Nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Châu Phi bao gồm: Nigeria, Senegal, Nam Phi, Bờ Biển Ngà,…Trong đó Nam Phi và Nigeria là 2 nước nhập khẩu gạo đồ chất lượng cao, những nước còn lại nhập khẩu loại gạo tấm giá rẻ. Thị trường cung cấp gạo cho Châu Phi chủ yếu là Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kì. Thái Lan là nước cung cấp chủ yếu cho Châu Phi về sản lượng và chủng loại còn Việt Nam chỉ xuất qua ít hơn nhưng trong giai đoạn 2010 – 2011 do giá rẻ cộng thêm thuận lợi về địa lý và ngoại giao đã khiến Pakistan và Ấn Độ chiếm lĩnh thị trường này. Do đây là thị trường có tiềm năng rất cao và tương đối dễ tính về mặt hàng gạo nên Cơng ty cần có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường này.