2. Kim ngạch (triệu USD)
CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/
THỊ TRƯỜNG Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
+/- % +/- % 1. Sản lượng (Tấn) 11.889,91 21.877,15 39.545,55 9.987,24 83,99 17.668,40 80,76 Philippines 5.099,95 2.000,40 7.120,35 (3.099,55) (60,78) 5.119,95 255,95 Indonesia 3.099,15 11.602 6.900 8.502,85 274,37 (4.702) (40,53) Malaysia 800 3.050,50 6.201,50 2.250,50 281,31 3.151 103,29 Trung Quốc 500 2.000 11.370 1.500 300,00 9.370 468,50 Khác 2.390,81 3.224,25 7.953,70 833,44 34,86 4.729,45 146,68 2. Kim ngạch (ngàn USD) 5.528,88 10.663,55 17.230,84 5.134,67 92,87 6.567,29 61,59 Philippines 2.634,59 852,17 2.861,18 (1.782,42) (67,65) 2.009,01 235,75 Indonesia 1.414,31 5.811,93 3.289,30 4.397,62 310,94 (2.522,63) (43,40) Malaysia 305 1.544,04 3.028,39 1.239,04 406,24 1.484,35 96,13 Trung Quốc 220 937,50 4.755,03 717,50 326,14 3.817,53 407,20 Khác 954,98 1.517,91 3.296,94 562,93 58,95 1.779,03 117,20
0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Đơn vị tính: %
Philippines Indonesia Malaysia Trung Quốc Khác
Hình 7: TỶ TRỌNG XUẤT KHẨU QUA CÁC THỊ TRƯỜNG THEO KIM NGẠCH CỦA CÔNG TY MEKONIMEX/NS GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
Philippines: Là thị trường truyền thống và đem lại doanh thu ổn định
cho Công ty trong nhiều năm qua. Xuất khẩu qua thị trường này chủ yếu thơng qua hình thức ủy thác, hình thức trực tiếp chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2010, Philippines dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty, chiếm tới 47,67% tổng kim ngạch xuất khẩu, góp phần đem lại cho Công ty nguồn ngoại tệ đáng kể là 2.634,59 ngàn USD. Nguyên nhân do biến đổi khí hậu, mất mùa đã đẩy nước này vào tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng. Do đó, để đảm bảo an ninh lượng thực, Philippines tăng cường nhập khẩu để bù đắp lượng thiếu hụt trong nước. Đến năm 2011, do thay đổi trong chính sách nhập khẩu gạo của chính quyền mới Philippines, cho phép tư nhân tham gia sâu rộng vào các gói nhập khẩu và hạn chế độc quyền nhập khẩu của Cơ quan Lương thực Philippines (NFA) nên lượng hợp đồng tập trung đối với Việt Nam giảm xuống. Chính vì vậy mà sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Philippines trong năm này giảm đáng kể chỉ còn 2.000,40 tấn tương đương với 852,17 ngàn USD, tỷ trọng cũng giảm mạnh chỉ còn chiếm 7,99% trong tổng kim ngạch xuất
7,9925,58 25,58 5,52 17,26 3,97 47,67 54,50 14,48 8,79 14,24 16,60 19,09 17,58 27,60 19,13
khẩu. Đến năm 2012, sản lượng nhập khẩu của Philippines tăng trở lại, cao hơn cả năm 2010 nhưng tỷ trọng chỉ còn khoảng 16,60% trong tổng kim ngạch.
Nhu cầu của thị trường Philippines tuy rất lớn nhưng chủ yếu ở phân khúc gạo cấp thấp, nhập khẩu chủ yếu của nước này là gạo 25% tấm. Tuy nhiên do nhu cầu khá cao nên đẩy giá xuất khẩu vào thị trường này cũng ở mức cao, năm 2010 là 516,60 USD/tấn nhưng giá xuất khẩu lại có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2011 là 426 USD/tấn và 2012 còn 401,80 USD/tấn) chủ yếu do kể từ năm 2011, cạnh tranh gay gắt với gạo giá rẻ từ Ấn Độ, Pakistan và Myanma. Đồng thời Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu để giải quyết tồn kho năm 2012, lượng cung tăng trong khi nhu cầu giảm nên làm cho giá cả xuất khẩu cũng giảm theo.
Indonesia: Cũng là một trong những thị trường truyền thống của Công
ty trong nhiều năm qua. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu qua thị trường này tuy có biến động qua các năm nhưng tỷ trọng vẫn ln xếp hàng nhất nhì trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đáng chú ý nhất là năm 2011, Indonesia vượt qua Philippines trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Công ty với tỷ trọng chiếm tới 54,50% trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu. Trong nhiều năm qua, Indonesia nhập khẩu gạo chủ yếu từ Thái Lan nhưng do Thái Lan đã giảm xuất khẩu và tăng giá lúa, gạo. Trong khi đó, Việt Nam có nguồn cung gạo dồi dào với giá cả cạnh tranh cộng thêm thuận lợi về địa lý và cùng nằm trong khối ASEAN. Do đó, nhu cầu nhập khẩu đối với Việt Nam tăng mạnh. Lượng xuất khẩu qua Indonesia của Công ty trong năm 2011 cũng ở mức kỉ lục là 11.602 tấn góp phần đem lại cho Cơng ty mức doanh thu cao chưa từng thấy đối với thị trường này là 5.811,93 ngàn USD. Sang năm 2012, do sản xuất trong nước đã đi vào ổn định nên nhu cầu nhập khẩu của nước này khơng cịn q cao như trước. Do đó, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã giảm đi đáng kể chỉ còn 6.900 tấn tương ứng với mức kim ngạch là 3.289,30 ngàn USD giảm 43,53% về lượng và 43,40% về giá trị.
Indonesia là thị trường tập trung của Chính phủ, xuất khẩu qua thị trường này chủ yếu qua hình thức ủy thác và gạo 15% tấm là mặt hàng xuất khẩu chính qua thị trường này. Trong năm 2011, vì nhu cầu quá cao đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Công ty vào thị trường này ở mức khá cao là 500,9 USD/tấn, đây là
mức giá cao nhất từ trước tới nay đối với thị trường này. Sang năm 2012, do ảnh hưởng chung của tình hình giá cả thế giới và do cạnh tranh gay gắt nên giá xuất khẩu có xu hướng giảm xuống nhưng khơng đáng kể vì nhu cầu của Indonesia vẫn cịn khá lớn nên giá vẫn còn đạt 476,7 USD/tấn.
Malaysia: Đây cũng là một trong những thị trường trọng yếu của Công
ty trong nhiều năm qua. Xuất khẩu qua thị trường này tuy khơng nhiều nhưng có xu hướng tăng dần, đồng thời đây là thị trường tiêu thụ chủ yếu loại gạo cao cấp 5% tấm của Công ty. Năm 2011, mức giá xuất khẩu qua thị trường này khá cao trung bình là 506,2 USD/tấn, tăng mạnh so với mức giá 381,25 USD/tấn năm 2010. Vì đây là năm sốt giá gạo do nhu cầu quá cao so với lượng cung trên thế giới, đồng thời gạo xuất sang thị trường này là loại có chất lượng cao nên giá có phần cao hơn so với những thị trường khác trong cùng kì. Nhưng do ảnh hưởng từ giá gạo thế giới cũng như là chênh lệch cung cầu trong năm 2012 nên giá xuất khẩu sang thị trường này chỉ cịn 488,3 USD/tấn. Đây là thị trường truyền thống của Cơng ty với lượng nhập khẩu tăng dần và mức giá cũng thuận lợi hơn so với những thị trường khác nên Cơng ty cần có chính sách duy trì mối quan hệ cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm để tồn tại lâu dài trong thị trường này.
Trung Quốc: là thị trường mới nổi của Công ty trong giai đoạn 2010 –
2012 nhưng lại có tốc độ tăng trưởng khá cao và đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho Công ty. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu qua thị trường này chỉ đạt 500 tấn nhưng sang năm 2011 thì con số này đã nâng lên gấp 4. Thậm chí so với năm 2011 thì năm 2012 đã hơn gấp 5 lần, góp phần nâng mức kim ngạch của Công ty sang thị trường này ngày càng tăng cao qua các năm. Tính đến năm 2012, thị trường này đã vượt qua 2 thị trường trọng điểm của Công ty là Philippines và Indonesia và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Công ty với tỷ trọng chiếm khoảng 27,60% (trong khi Philippines chiếm khoảng 16,60% và Indonesia chiếm khoảng 19,09% trong tổng kim ngạch). Sở dĩ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc ngày càng tăng mạnh như vậy chủ yếu do năm 2012 nước này mất mùa cộng thêm tỷ giá đồng nhân dân tệ ngày càng tăng so với đồng USD nên giá lương thực của quốc gia này tăng cao. Bên cạnh đó, Trung Quốc là một nước với dân số đông nhất thế giới nên nhu cầu khá cao cộng thêm chính sách
điều chỉnh giá lúa gạo của Chính phủ nước này đã đẩy giá gạo cao hơn khoảng 20% – 30% so với giá gạo Việt Nam (theo VFA). Do đó, để đảm bảo cân đối nguồn cung trong nước cộng thêm giá gạo rẻ của Việt Nam đã kích thích nước này tăng mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua. Công ty Mekonimex/Ns là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín và đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng Trung Quốc nên được khách hàng tìm đến đặt quan hệ hợp tác với số lượng ngày càng tăng.
Mặc dù nhu cầu gạo của Trung Quốc ngày càng tăng cao trong thời gian qua nhưng do tâm lý e ngại sợ rủi ro vì nhiều “chiêu trị” của nước này đã khiến việc xuất khẩu gạo sang thị trường này cịn nhiều thụ động. Cơng ty khơng trực tiếp chủ động tìm kiếm, kí kết hợp đồng mà chủ yếu là thương nhân Trung Quốc tự tìm đến và chào giá với Cơng ty. Do đó, giá cả xuất sang thị trường này thường không cao. Cùng là loại gạo 5% tấm và trong tình trạng sốt giá trong năm 2011 nhưng giá xuất khẩu sang thị trường này bình quân chỉ đạt 468,75 USD/tấn, thấp hơn so với mức giá xuất sang thị trường Malaysia (506,2 USD/tấn). Đến năm 2012, giá xuất khẩu bình qn chỉ cịn 418,2 USD/tấn thấp hơn nhiều so với những thị trường khác. Chính vì vậy, mặc dù sản lượng xuất sang thị trường này rất cao (năm 2012 là 11.370 tấn) nhưng giá trị chỉ đạt 4.755,03 ngàn USD, tăng 468,50% về lượng nhưng chỉ tăng 407,20% về giá trị.
Thị trường khác: Giai đoạn 2010 – 2012 ngồi những thị trường truyền thống, Cơng ty đã mở rộng thêm nhiều thị trường mới chủ yếu là ở phân khúc gạo cao cấp 5% tấm như: Hồng Kông, Hungary, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore,..Nhưng do mới đặt quan hệ hợp tác nên nhu cầu của những thị trường này thường không ổn định. Đáng chú ý, Châu Phi cũng là một trong những thị trường truyền thống của Công ty trong thời gian trước nhưng từ năm 2010 – 2011 thì ngừng hợp tác đến năm 2012 mới nhập khẩu trở lại. Thị trường Châu Phi chủ yếu là những nước nghèo nhưng thường nhập khẩu loại gạo 5% tấm có chất lượng cao. Những nguồn cung cấp gạo chủ yếu qua Châu Phi là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam, Hoa Kì. Nhưng do thuận lợi về vị trí địa lý, khâu thanh tốn cộng với giá rẻ, hơn nữa Châu Phi trong giai đoạn này rơi vào khó khăn cho bất ổn chính trị nên khả năng thanh tốn thấp. Do đó, Ấn Độ và
Pakistan đã chiếm lĩnh hầu như thị trường Châu Phi trong giai đoạn này. Đến năm 2012, do chất lượng gạo của Công ty tốt cộng thêm giá cả cũng vừa phải nên thị trường này có nhập khẩu trở lại với số lượng cũng tương đối lớn hơn so với những thị trường mới nổi khác.