Bảng giá gói bản quyền của nền tảng Frontify

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP quản trị marketing lập kế HOẠCH MARKETING CHO nền TẢNG QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU FRONTIFY tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 64)

Tính năng

Số lượng người dùng tối đa

51

• Quản lý 1 thương hiệu

- Tài khoản cho người

mới bắt đầu: 79$/tháng

• Lưu trữ 5GB • Tối đa 10 người

dùng

• Quản lý 1 thương hiệu

- Tài khoản dành cho 1 team: 279$/tháng

• Lưu trữ 25 GB • Tối đa 25 người

dùng • Quản lý 1 thương hiệu • Nhiều hơn 25 người dùng • Khơng giới hạn brand quản lý • Lưutrữhơn 200GB/ 1 tài khoản

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2021

c. Truyền thông/xúc tiến

Hoạt động truyền thơng của Frontify diễn ra khá tích cực với tần suất thường xuyên qua các hoạt động như:

• Frontify rất tích cực xây dựng và cung cấp các video, postcast và webinar training để giới thiệu các tính năng của nền tảng tới với cơng chúng mục tiêu

• “Frontify Community” có vai trị là cổng thơng tin chia sẻ, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp là khách hàng của Frontify. Đây là forum để Frontify nhận lại những phản hồi, góp ý và yêu cầu hỗ trợ của người dùng để có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp.

• Thường xun tạo ra những sự kiện online, workshop từ chuyên gia để chia sẻ những kinh nghiệm, xu hướng hay bài học mới về các xây dựng thương hiệu hiệu quả

• Hoạt động quan hệ báo chí diễn ra tốt với nhiều bài review trên các trang thống kê nền tảng uy tín (G2, Getapp) đạt mức độ hài lịng của người dùng cao.

d. Phân phối

Quá trình phân phối sản phẩm của Frontify diễn ra chủ yếu trên nền tảng trực tuyến, online với các bước như sau:

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu về sử dụng sản phẩm sẽ lên trang chủ (frontify.com) hoặc sử dụng điện thoại để liên hệ với công ty

Bước 2: Khách hàng gửi yêu cầu dùng thử (nếu muốn) hoặc thông tin doanh nghiệp/cá nhân người sử dụng qua box chat tự động

Bước 3: Frontify sẽ đặt lịch hẹn online qua email để trao đổi cụ thể về mục tiêu, yêu cầu, mong muốn của doanh nghiệp sử dụng và đưa ra mức giá phù hợp nhất

Bước 4: Khách hàng thanh tốn theo gói hoặc theo năm. Gói chức năng sẽ bắt đầu đi vào hoạt động khi khách hàng có tài khoản truy cập. Trong suốt giai đoạn hợp tác, Frontify luôn theo sát từng tài khoản đăng ký để đưa ra những hỗ trợ kịp thời nhất và giải quyết mọi khúc mắc của khách hàng ngay lập tức.

53

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU NHU CẦY XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. Tổng quan về việc xây dựng quản trị thương hiệu của các doanh nghiệp tạiViệt Nam Việt Nam

3.1.1. Thực trạng việc xây dựng và quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp tại Việt Nam

Bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và quốc tế như ngày nay, vừa mang lại nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ nhưng cũng tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kể cả trong nước và quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập, xây dựng và quản trị thương hiệu là điều cần thiết bởi đây không chỉ là cách để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu mà còn giúp tạo danh tiếng, thương hiệu của cả một quốc gia. Tuy nhiên, việc xây dựng và quản trị thương hiệu vẫn còn là điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2011- 2015, trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Việt Nam, giá trị thương hiệu và vấn đề sáng chế mới chỉ chiếm hơn 17%. Đây là một con số hạn chế so với số lượng doanh nghiệp Việt Nam hiện có. Số doanh nghiệp xây dựng thương hiệu một cách bài bản chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, một số doanh nghiệp có thể kể tới như Vinamilk, Bảo Việt, Viettel hay Vingroup,..

Các nguyên nhân chính giải thích cho việc các doanh nghiệp nhỏ chưa hoặc khơng có nhu cầu xây dựng thương hiệu có thể kể đến như:

• Doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế bởi nhiều mặt: về nguồn lực tài chính, đầu tư về mặt cơng nghệ, thiếu nguồn nhân lực có chun mơn và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu.

• Nhiều doanh nghiệp tư duy rằng, việc xây dựng thương hiệu không mang lại giá trị doanh thu cho doanh nghiệp, họ cho rằng chi phí đầu tư cho quản trị thương hiệu là tốn kém.

Những năm gần đây, chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) – chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm đã đạt được nhiều thành quả tích cực, đem đến điểm sáng trong xu hướng xây

dựng thương hiệu tại Việt Nam. Cụ thể, thứ hạng thương hiệu quốc gia của Việt Nam liên tục được cải thiện, hiện được định giá 247 tỷ USD, xếp hạng 42 trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019 (theo đánh giá của Brand Finance - Tổ chức Tư vấn quốc tế uy tín hàng đầu về định giá thương hiệu quốc gia). Ngồi ra sau khi được cơng nhận có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng được nâng tầm rõ rệt, thể hiện qua sự mở rộng về quy mô sản xuất, nhân công lao động hay tăng về doanh thu. Theo số liệu báo cáo của 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia trong kỳ xét chọn năm 2020, tổng doanh thu năm 2019 của các doanh nghiệp này đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước hơn 200 nghìn tỷ đồng, tạo cơng ăn việc làm cho hơn 471 nghìn lao động.

Cũng theo đánh giá của Brand Finance, năm 2020, Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới. Nhờ đó, giá trị thương hiệu Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 33 trong top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới. Tới nay, Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp, với 283 sản phẩm là thương hiệu quốc gia. Một số thương hiệu quốc gia đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới, như Viettel - Tập đồn Viễn thơng và Cơng nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam - top 15 nhà mạng trên thế giới về thuê bao di động và top 40 thế giới về doanh thu, Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) đang vươn dần lên vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN.

Mặt khác, đó mới chỉ là một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thành cơng thương hiệu bền vững, cịn lại phần lớn các doanh nghiệp đều cần phải quyết tâm hơn nữa trong cịn đường đi tìm cách giải quyết bài tốn thương hiệu. Thực tế, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có được những nền tảng và những giá trị cơ bản để xây dựng thương hiệu như logo, slogan hay tạo được các giá trị cốt lõi riêng cho doanh nghiệp hay sản phẩm. Tuy nhiên, họ không chú trọng vào việc truyền tải những giá trị này tới công chúng mục tiêu. Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển số hóa như hiện nay, việc xây dựng và quản trị thương hiệu trên môi trường kỹ thuật số cũng đem lại rất nhiều thách thức. Hoạt động ngày càng phải nhanh, liên tục và thay đổi thường xuyên hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trên mạng, mà vẫn không làm thay đổi những giá trị cốt lõi và định hướng phát triển bền vững của thương hiệu. Có thể nói, khả năng linh hoạt và sáng tạo đóng vai trị quyết

55

định trong việc xây dựng thương hiệu trên thế giới số hiện nay – khiến cho cá thương hiệu trở nên gần gũi và thân thiết với cơng chúng mục tiêu. Đây chính là điểm mà trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam có thể dựa vào để triển khai quá trình xây dựng và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp mình.

3.1.2. Xu hướng xây dựng và quản trị thương hiệu hiện nay

Trong những năm gần đây, khi chuyển đổi số và sự phát triển vượt bậc của công nghệ được các doanh nghiệp Việt Nam và cả thế giới quan tâm, kéo theo đó là những nguyên tắc, xu hướng xây dựng và quản trị thương hiệu cũng bị thay đổi để phù hợp với thực tế.

Trong đó, có một số những xu hướng mới nhất và đáng chú ý sau đây:

Tương tác với người tiêu dùng

Với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng đang trở nên cởi mở hơn và thường xuyên cung cấp các phản hồi, đánh giá thông qua những nền tảng trực tuyến và các trang mạng xã hội. Điều này cũng tạo nên một số thách thức trong việc thu hút người tiêu dùng và quản lý thương hiệu. Vì vậy, việc tương tác và định hướng thương hiệu tới người tiêu dùng cần được dựa trên nhu cầu của chính người sử dụng. Thương hiệu sáng tạo và đồng hành với khách hàng không đơn thuần tạo ra các chiến dịch quảng cáo để kích thích người tiêu dùng mua hàng mà họ cần phải “hợp tác với khách hàng trong truyền thông”. Doanh nghiệp khơng nên thể hiện rằng mình giỏi nhất mà cần thể hiện “Chúng tơi ln học hỏi và q trình học hỏi được dựa trên nhu cầu của khách hàng”.

Tác động của công nghệ

Công nghệ và internet ảnh hưởng lớn tới cách các doanh nghiệp xây dựng và quản trị thương hiệu, đặc biệt trong thời đại mọi giấy tờ, văn bản hay quy trình dần trở nên “số hóa”.

Người tiêu dùng giờ đây có khả năng tiếp cận nhiều thơng tin hơn về các thương hiệu thông qua những website, các bài thảo luận, mạng xã hội trực tuyến. Do đó, dù cơng ty có sự chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ hay chưa, sự phát triển của công nghệ đã làm tăng đáng kể yêu cầu về mức độ minh bạch và tính sẵn có của các

thơng tin. Mọi thơng tin về thương hiệu doanh nghiệp cần được hiển thị sẵn sàng và chỉn chu nhất tới người tiêu dùng.

Người tiêu dùng hiện nay nhanh chóng chuyển từ thương hiệu này sang thương hiệu khác nên nếu khơng có một ấn tượng sâu đậm, nhanh chóng và cụ thể, thương hiệu đương nhiên dễ bị lãng quên.

Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ

Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 98% doanh nghiệp trong nước là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này vẫn đang phát triển và có cách tiếp cận về vấn đề thương hiệu giống với các công ty, tập đồn lớn. Tuy nhiên, do mơi trường marketing cũng như các vấn đề về thương hiệu đã thay đổi do internet và công nghệ thay đổi cách người tiêu dùng tìm kiếm và thu nhận thơng tin. Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp nhỏ cần nắm bắt cơ hội và xây dựng một nền tảng thương hiệu vững chắc, truyền tải được những giá trị quan trọng của doanh nghiệp với công chúng mục tiêu.

Quản lý thương hiệu thành công là khi mọi người trong công ty hiểu rõ về những gì mà thương hiệu đại diện và hành động gì của họ có thể xây dựng hoặc làm tổn hại thương hiệu. Điều này có nghĩa là các cơng ty phải theo dõi những gì nhân viên của họ truyền tải trên các nền tảng truyền thông xã hội liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và cơng ty. Tất cả nhân viên nên được khuyến khích báo cáo những ý kiến quan sát, đánh giá của họ về thương hiệu và cơng ty cho các nhà quản lý hoặc các phịng Marketing. Và điều quan trọng cuối cùng là các công ty cần đồng bộ hóa các hoạt động quản lý thương hiệu từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới.

3.2. Nghiên cứu các vấn đề đang gặp phải của các doanh nghiệp Việt Nam trongquá trình xây dựng và quản trị thương hiệu và nhu cầu đối với nền tảng quá trình xây dựng và quản trị thương hiệu và nhu cầu đối với nền tảng Frontify

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu

Ở phần này tác giả lựa chọn phương pháp phỏng vấn sâu 15 đáp viên là những trưởng phòng, nhân viên thuộc bộ phận marketing và thương hiệu của các cơng ty. Từ đó, xác định được những vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải và nhu cầu đối với sản phẩm Frontify tại Việt Nam.

57

Danh sách 15 đáp viên được phỏng vấn sẽ được nêu ở phần phụ lục.

3.2.2. Lập bảng hỏi phỏng vấn sâu

Bảng hỏi phỏng vấn sâu được lập dựa trên hai mục tiêu chính: thứ nhất, xác định vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong quá trình xây dựng và quản trị thương hiệu. Mục tiêu thứ hai là xác định nhu cầu của các doanh nghiệp với nền tảng quản trị thương hiệu Frontify.

Nội dung thảo luận chính chia thành 3 phần:

• Phần một: Tìm hiểu về q trình làm việc và các vấn đề trong phịng ban

• Phần hai: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của phịng ban • Phần ba: Đánh giá hiệu quả của những nền tảng, công cụ đã sử dụng và

xác định nhu cầu đối với Frontify

Riêng ở phần này, tác giả sẽ sử dụng showcard là bản trình bày tóm tắt 5 tính năng chính của nền tảng Frontify và giới thiệu cho đáp viên. Sau đó sẽ xác định nhu cầu của họ với nền tảng này.

Bảng hỏi chi tiết sẽ được nêu tại phần phụ lục.

3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính

3.2.3.1. Kết quả nghiên cứu về quy trình làm việc và các vấn đề tồn tại trong phịng ban marketing, phịng thương hiệu tại các cơng ty

Trong số 15 đáp viên được phỏng vấn, 10/15 đáp viên đều trả lời rằng: ở các tập đồn, cơng ty lớn hiện nay, việc xây dựng và quản trị thương hiệu hiện nay được đầu tư rất mạnh. Đa số các tập đồn lớn, có các đơn vị là các cơng ty con, vì vậy việc đảm bảo mọi đơn vị đều là một kênh truyền thông hiệu quả và truyền tải đúng về giá trị thương hiệu là điều các marketer, các nhà quản trị thương hiệu đều phải làm việc và quản lý mỗi ngày.

Cụ thể, Anh Ronald Đào – trưởng phòng marketing của tập đoàn Bảo Việt cho biết: “Hiện nay, khơng chỉ riêng những tập đồn lớn mà những công ty, doanh nghiệp nhỏ đều phải phải ngó tới bài tốn xây dựng thương hiệu rồi, vì nó là yếu tố cạnh tranh bền vững. Riêng về Tập đồn Bảo Việt bọn anh, sử dụng mơ hình thương

hiệu gắn nhãn chung – Umbrella branding ấy, thì cái việc quản trị thương hiệu nó sẽ là xây dựng về mặt quy chế thiết kế, làm sao đảm bảo tất cả các đơn vị trong tập đoàn đều nắm được và đảm bảo đồng nhất cái thiết kế đó”.

Bên cạnh đó, cũng có đáp viên trả lời rằng doanh nghiệp của họ chưa tập trung vào mặt thương hiệu, mới đào sâu về marketing. Như anh Phương – phó giám đốc trung tâm Viettel Hightech chia sẻ: “Đơn vị của anh thuộc tập đồn thì cứ đi theo định hướng của tập đồn thơi, cịn bản thân đơn vị chẳng có hoạt động nào của riêng của đơn vị. Thường trên tập đoàn giao chỉ tiêu thì mới làm”. Hay chị Đỗ Minh Thu – giám đốc Marketing của hệ thống Vui Học trả lời: “Về bản chất, những cái term về thương hiệu đơi khi nó vẫn xa q, marketing thì nó thường trực hơn, gần gũi hơn với mình thì mình làm. Và đâu đó khi mình marketing cái sản phẩm của mình, khách hàng nhận thức được về sản phẩm dịch vụ thì cũng một phần biết tới thương hiệu bên Vui học rồi chẳng hạn”.

Khi hỏi các đáp viên về cách để quản trị q trình truyền thơng marketing liên quan tới thương hiệu trong bối cảnh hiện nay, tác giả nhận thấy rằng, hầu hết các đơn vị hiện nay đều có những bản quy chế chung, gọi là hướng dẫn sử dụng thương hiệu. Bản quy chế này có thể được thể hiện nhiều dạng từ công văn, giấy tờ, ebook và cả brochure offline. Chị Trần Thủy – trưởng phòng thương hiệu của ngân hàng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP quản trị marketing lập kế HOẠCH MARKETING CHO nền TẢNG QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU FRONTIFY tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 64)