CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 150 khách hàng nhà bán lẻ của công ty Tuấn Việt tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu được thể hiện qua các bảng và sơ đồ sau:
2.3.1.1. Thời gian bán các sản phẩm P&G của các nhà bán lẻ
(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS, xem phụ lục 3.1)
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các nhóm khách hàng được chia theo thời gian bán các sản phẩm P&G
Hầu hết khách hàng của công ty là những quầy tạp hóa có thời gian kinh doanh các sản phẩm của P&G khá lâu. Những khách hàng kinh doanh từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất với 43.3 %, khách hàng mới kinh doanh từ 1-3 năm chiếm tỷ lệ ít thấp nhất chỉ 6.0%. Nhìn chung, khách hàng của cơng ty hầu hết là những khách hàng quen thuộc với thời gian kinh doanh trên 3 năm (chiếm 94%), điều này giúp cho công ty nắm rõ những thông tin cũng như đặc điểm của khách hàng, việc ra các quyết định về chính sách phân phối nhằm nâng cao sự hài lòng của nhà bán lẻ sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
6%
22%
43.30% 28.70%
0-3 năm 3-5 năm 5-10 năm >10 năm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh 2.3.1.2. Các nhãn hàng P&G được các nhà bán lẻ phân phối
(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS, xem phụ lục 3.2)
Biểu đồ 2.2. Các nhãn hàng P&G được các nhà bán lẻ phân phối
Tại thị trường Huế, công ty Tuấn Việt phân phối 11 nhãn hàng của P&G bao gồm: Tide, Ariel, Downy, Rejoice, Pantene, Head & Shoulder, Gillette, Safeguard, Pamper, Whisper và Oral-B. Nhìn vào biểu đồ ta thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa mức độ tiêu dùng của các nhãn hàng này.
Các nhãn hàng Tide, Ariel, Downy, Rejoice, Pantene và Head & Should có mặt tại 100% cửa hiệu được khảo sát. Đây là những nhãn hàng được người tiêu dùng yêu thích khiến, sức tiêu thụ lớn và liên tục cho nên tất cả cửa hiệu đều phân phối những nhãn hàng này. Chúng trở thành những nhãn hàng chủ lực mang lại phần lớn doanh số cho công ty.
Nhóm những nhãn hàng ít phổ biến hơn tại các cửa hiệu gồm có Gillette (74.70%) và Pampers (31.30%). Dao cạo râu và tã quần là những nhãn hàng dành cho đàn ông và trẻ em, đối tượng khách hàng bị thu hẹp là một trong những yếu tố khiến cho 2 nhãn hàng này ít được phổ biến.
Nhóm những nhãn hàng rất ít phổ biến gồm Safeguard có mặt tại 17.30% số cửa hiệu, Whisper có mặt tại 6.70% số cửa hiệu và Oral-B chỉ có 0.70% số cửa hiệu bán. Đây là những nhãn hiệu vẫn còn xa lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam, chúng không
100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 74.70% 17.30% 31.30% 6.70% 0.70% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00%
được phổ biến bởi vì người tiêu dùng tin dùng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn. Chính vì vậy rất ít cửa hiệu bán các nhãn hàng này.
2.3.1.3. Doanh số mua vào trung bình hàng tháng các mặt hàng P&G của các nhà bán lẻ lẻ
(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS, xem phụ lục 3.3)
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ các nhóm khách hàng được chia theo doanh số P&G mua vào hằng tháng
Doanh số mua vào của các cửa hiệu dưới 800.000đ/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 40%, các cửa hiệu mua vào với doanh số từ 800.000-2 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 34%. Có thể thấy phần lớn các cửa hiệu khách hàng của công ty là cửa hiệu vừa và nhỏ, phản ánh đúng đặc điểm của đối tượng khách hàng của công ty tại địa bàn Huế. Cịn lại là cửa hiệu trung bình với doanh số mua vào 2-10 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 18.70% và cửa hiệu lớn với doanh số mua vào trên 10 triệu đồng/tháng chiếm 7.30%.
40%
34% 18.70%
7.30%
<0.8tr 0.8-2tr 2-10tr <10tr
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh 2.3.1.4. Đặc điểm giới tính khách hàng
(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS, xem phụ lục 3.4)
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ giới tính khách hàng
Gần như toàn bộ khách hàng là nữ giới, chiếm 99.3%, nam giới chỉ chiếm 0.7%. Điều này phản ánh đúng thực tế rằng các chủ tạp hóa thường là nữ giới.