Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàng PG của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại tổng hợp Tuấn Việt chi nhánh Huế (Trang 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Sự quan tâm của các nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối của các doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam nghiệp thương mại tại Việt Nam

Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn nhất trong khu vực châu Á và trên thế giới. Với dân số hơn 90 triệu người với hơn 70% dân số ở độ tuổi từ 16 đến 64 chính là nhân tố hứa hẹn tiềm năng phát triển của ngành bán lẻ. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, tỷ lệ đơ thị hố cao, điều kiện sống ngày càng được nâng lên, mơi trường kinh tế duy trì sự ổn định và thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm là những yếu tố khiến ngành bán lẻ của Việt Nam hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.

Các con số thống kê của Tổng cục thống kê cho biết, kết thúc năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.469,9 nghìn tỉ đồng (tương đương hơn 109,77 tỉ đơ la

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh

Mỹ), tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2014. Khép lại năm 2016, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 2.67.500 tỉ đồng (tương đương khoảng 118 tỉ đô la Mỹ), tăng 10,2% so với năm 2015. Đáng chú ý ,theo cơ quan thống kê, doanh số bán lẻ mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng đến 13%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,4%; may mặc tăng 10,6%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 1,7%,... so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, rõ ràng thị trường bán lẻ trong nước đang tiếp tục tăng trưởng và có doanh số lớn hơn khá nhiều so với dự báo mà nhiều nhà bán lẻ và các công ty tư vấn quốc tế đưa ra trước đây.

Thị trường bán lẻ của Việt Nam hiện nay được phân chia thành 2 phần chính là thị trường bán lẻ hiện đại bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Big C,VinMart, Co.op Mart,…và thị trường bán lẻ truyền thống bao gồm cái đại lý, tiệm tạp hóa nhỏ lẻ. Theo thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, số cửa hàng tiện lợi hoạt động đúng nghĩa (có thương hiệu và vận hành theo chuỗi) mới chỉ dừng lại ở con số hàng trăm. Phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn và khu vực nội thành. Khu vực nông thôn, ngoại thành hầu như vắng bóng các hệ thống bán lẻ. Chính vì thế, có thể nói thị phần bán lẻ truyền thống được chiếm bởi các đại lý, tiệm tạp hóa chứa đầy tiềm năng và rất đáng được quan tâm. Nếu muốn khai thác những cơ hội của phần thị trường này, các doanh nghiệp thương mại và nhà cung cấp cần biết khách hàng nhà bán lẻ quan tâm đến chính sách phân phối của công ty như thế nào.

Trước đây, khi thị trường bán lẻ chưa phát triển, số lượng nhà cung cấp và các doanh nghiệp thương mại cịn ít, cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối chưa gay gắt, các nhà bán lẻ bị hạn chế về quyền lực, mối quan tâm chủ yếu của khách hàng đối với chính sách phân phối là giá cả. Ngày nay, khi thị trường bán lẻ phát triển mạnh, sự canh tranh trong lĩnh vực phân phối gay gắt, các doanh nghiệp thương mại tập trung nhiều hơn đến việc làm hài lòng nhà bán lẻ khiến quyền lực của họ gia tăng. Giờ đây, sự quan tâm của khách hàng khơng chỉ là giá cả, chương trình khuyến mại mà cịn rất nhiều yếu tố khác của chính sách phân phối, và mức độ quan tâm đến những yếu tố đó cũng vơ cùng lớn.

Trong nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của nhà bán lẻ Vinaphone tại thành phố Hồ Chí Minh” của Hoàng Tuấn Anh (2015) đã chỉ ra sự

quan tâm của nhà bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm sáu yếu tố: Quan hệ cá nhân, Chính sách bán hàng, Chăm sóc đại lý, Chính sách giá, Hỗ trợ thông tin, Thủ tục cài đặt, Cung cấp thẻ cào. Trong đó, yếu tố khách hàng quan tâm nhất là Quan hệ cá nhân, tiếp đến là Chăm sóc đại lý. Kết quả nghiên cứu đã phản ảnh một phần thực tế rằng, ngày nay các nhà bán lẻ có xu hướng quan tâm đến dịch vụ hoàn hảo, các yếu tố chăm sóc đại lý được ưu tiên, chính sách giá tuy quan trọng nhưng đã giảm đi mối quan tâm của họ.

1.2.2. Tình hình thị trường bán lẻ tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hòa chung với xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam, thị trường bán lẻ Thừa Thiên Huế trong thời gian qua cũng đã có những sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ ra đời cùng với nhiều nhà phân phối nhảy vào thị trường Huế làm cho hoạt động tiêu dùng và phân phối tại đây diễn ra sôi động.

Theo Cục thống kê Thừa Thiên Huế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2016 ước đạt 2 703,3 tỷ đồng, tăng 1,01% so với tháng trước và tăng 9,31% so cùng kỳ năm 2015. Xét theo ngành hàng, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 7/2016 ước đạt 2 073,3 tỷ đồng, chiếm 76,7% tổng số, tăng 1,09% so với tháng trước và tăng 9,64% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo Cục thống kê Thừa Thiên Huế, tính chung 7 tháng đầu năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 18 406,6 tỷ đồng, tăng 8,81% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bảy tháng đầu năm 2016, kinh doanh bán lẻ hàng hóa đạt 14 126,3 tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng số và tăng 9,02% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể thấy, thị trường bán lẻ tại địa bàn tỉnh không ngừng tăng trưởng, tuy nhiên so với quy mô các tỉnh thành lớn khác ở Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Đà Nẵng thì sự phát triển này vẫn còn quá khiêm tốn.

Đặc điểm các nhà bán lẻ tại Thừa Thiên Huế hiện nay là số lượng các nhà bán lẻ truyền thống như: chợ, quầy tạp hóa…với quy mơ nhỏ nhưng số lượng rất lớn, cịn nhà bán lẻ hiện đại như: siêu thị, trung tâp thương mại…với quy mô vừa và số lượng ít. Đặc điểm tiêu dùng của người Huế thường có xu hướng tiết kiệm, chi tiêu rất dè dặt và kỹ lưỡng, đây là một nét văn hóa đặc trưng vùng miền đã ăn sâu vào tư tưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bán lẻ tại Huế.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh

Theo cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, trong 3 tháng đầu năm 2017, tình hình thị trường cung cầu hàng hóa và giá cả trên địa bàn tỉnh tiếp tục giữ được sự ổn định. Nhằm kích cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mại với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và giá trị khuyến mại lớn. Từ đầu năm đến tháng 03/2017, có khoảng 2.750 thơng báo khuyến mại với tổng trị giá sản phẩm khuyến mại đạt khoảng 841 tỉ đồng; tổ chức 11 chuyến bán hàng bình ổn thị trường kết hợp đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa với doanh số bán hàng khoảng 900 triệu đồng. Hoạt động thương mại điện tử cũng diễn ra sôi động với 12 website được đăng ký mới, nâng tổng số trang thương mại điện tử hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 45 Website.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ BÁN LẺ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CÁC NHÃN HÀNG P&G CỦA CÔNG TY TNHH TUẤN

VIỆT CHI NHÁNH HUẾ 2.1. Sơ lược về công ty P&G và công ty P&G Việt Nam

2.1.1. Công ty P&G

P&G được thành lập vào 31/10/1837 tại Cincinnati bang Ohio bởi Wiliam Procter và James Gambler-những người dân nhập cư đến từ Anh và Ailen, bằng cách sáp nhập công ty sản xuất nến Procter và cơ sở sản xuất xà phịng Gamble. Từ một cơng ty gia đình kinh doanh nến và xà phịng, P&G đã vươn lên phát triển lớn mạnh, hướng đến mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng đỉnh cao cho người tiêu dùng.

Mục tiêu hoạt động: “P&G hướng đến mục tiêu cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và giá trị vượt trội để cải thiện đời sống của người tiêu dùng trên khắp thế giới trong thời điểm hiện ta ̣i và cả thế hê ̣ mai sau. Từ đó, P&G sẽ được biết đến là một thương hiê ̣u dẫn đầu về doanh thu cũng như kiến ta ̣o nên giá trị; điều này sẽ góp phần mang đến sự thịnh vượng cho nhân viên, cổ đơng của tập đồn và cho tồn thể cộng đồng nơi P&G hoa ̣t động”.

Nhờ mục tiêu rõ ràng và sự phấn đấu phát triển không ngừng, công ty P&G đạt được những thành công rất tiêu biểu:

-P&G sở hữu hàng chục thương hiệu hàng hóa nổi tiếng như Pantene, Rojoice, Pert, Head & Shoulder, Vidal Sassoon, Camay, Xest, Tide, Max Factor, Oil of Olay, Pampers, Whisper, Pringles…Hơn 300 sản phẩm của P&G được tiêu thụ tại gần 200 nước trên thế giới. Doanh số bán hàng của tập đoàn đạt 44 tỷ Euro mỗi năm, tương đương với khoảng 55 tỷ USD. Sau khi vừa mua lại tập đoàn Gillette trong năm 2005, con số này vượt qua 70 tỷ USD.

-Năm 2008 doanh thu 83,5 tỷ USD, lợi nhuận 12,1 tỷ USD. Năm 2007, doanh thu 76 tỷ USD, lợi nhuận 10, 034 tỷ USD. 24 nhãn hiệu của P&G có doanh thu bán hàng đạt trên 1 tỷ USD (Crest, Pampers, Olay, Pantene, Head & Shoulder, Ivory, Charmin…) và hơn 18 nhãn hiệu khác có doanh thu đạt từ 500 triệu đến 1 tỷ USD.

-Các sản phẩm của P&G bán trên 200 quốc gia trên thế giới phục vụ 6 tỷ người tiêu dùng. Công ty này sản xuất các sản phẩm của mình tại hơn 80 quốc gia tập trung ở

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh

Mỹ, Canada, các nước Mỹ latinh, châu Âu, châu Phi, châu Úc và một số nước châu Á đặc biệt là Trung Quốc.

-Năm 2008 P&G đứng thứ 5 trong cuộc bầu chọn “Global Most Admired Company” và vị trí thứ 2 trong danh sách “Top Companies’ Leader” do tạp chí Fortune tổ chức, vị trí thứ 8 cho giải thưởng “American’s Most Admired”, P&G cũng xếp vị trí thứ 4 trong danh sách Worl’s Most Innovative Company. Và được hiệp hội các công ty sản xuất hàng tiêu dùng bình chọn đứng vị trí số 1 trong suốt 23 năm.

-Ngày 22/04/2009, P&G được trao tặng giải thưởng “Presidential Green Chemistry Challenge Award for Designing Greener Chemicals” của cơ quan bảo vệ môi trường nhân danh nhà Trắng. Giải thưởng này được trao hằng năm cho các cá nhân, công ty và các tổ chức công nghệ mà tạo ra những sản phẩm có cơng thức hóa học khơng gây hại cho môi trường.

Ngày nay P&G là tập đồn hóa mỹ phẩm tồn cầu có trụ sở tại bang Ohio, Hoa Kỳ. Theo Fortune 500, năm 2014, tập đoàn P&G giành vị trí thứ nhất trong danh sách “Các công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới” trong ngành hàng tiêu dùng. Cũng theo tạp chí này, P&G liên tục được đánh giá là công ty số một thế giới trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm kể từ năm 1997 và luôn nằm trong số những cơng ty được người lao động tín nhiệm và mong muốn được làm việc nhất thế giới. Về kinh doanh, vốn thị phần của tập đoàn P&G cao hơn GDP của nhiều quốc gia và sản phẩm của tập đồn cũng có mặt ở trên hơn 200 nước trên toàn thế giới. Vị thế này mở ra cho P&G những cơ hội và đồng thời cả những trách nhiệm tại các quốc gia mà mình hoạt động P&G cam kết đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước sở tại và góp phần nâng cao cuộc sống của người tiêu dùng tại nơi đó. Các hoạt động sản xuất và xây dựng công ty tại các quốc gia ln gắn liền với mục tiêu tập đồn đã đặt ra.

2.1.2. Công ty P&G Việt Nam

Năm 1995 P&G là một trong những tập đoàn đầu tiên đầu tư vào Việt Nam sau thời kỳ “Đổi mới”. Kể từ năm 1995, P&G đã tăng gấp 3 lần vốn đầu tư đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam thơng qua đầu tư về cơng nghệ, máy móc và xây dựng nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.

Từ khi bước vào thị trường Việt Nam, P&G đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, P&G Việt Nam đã đạt được kì tích tăng

trưởng gấp 15 lần so với quy mô cách đây 10 năm, và là một trong những chi nhánh phát triển nhanh nhất của tập đoàn P&G toàn cầu kể từ năm 2009.

Trong suốt 20 năm qua, P&G đã không ngừng nỗ lực phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Tính đến nay, cơng ty đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy lớn, đầu tiên là nhà máy Bình Dương vào năm 1995, sau đó là nhà máy Bến Cát vào năm 2010 và mới vừa đây là nhà máy Gillette tại Bình Dương với tổng trị giá đầu tư của 3 nhà máy này lên đến 360 triệu USD. Sau 20 năm, mức đầu tư của P&G vào Việt Nam tăng gấp 3 lần, sản lượng tăng gấp 40 lần, quy mô hoạt động kinh doanh tăng gấp 12 lần. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 2 con số trong suốt 15 năm qua.

Sau 20 năm hoạt động, P&G Việt Nam đã trở thành một trong những công ty hàng tiêu dùng nhanh hàng đầu tại Việt Nam với 14 nhãn hàng tiêu dùng uy tín thế giới như Tide, Downy, Ariel, Pampers… Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc, các sản phẩm P&G ngày càng vươn xa và được tin dùng bởi hơn 19 triệu hộ gia đình trên cả nước. Mạng lưới phân phối của P&G cũng không ngừng mở rộng bao trùm trên toàn quốc nhờ vào sự hợp tác chiến lược với các khách hàng và nhà phân phối.

Để đạt được những thành quả kinh doanh vừa qua, P&G luôn tiên phong đổi mới những sản phẩm của mình, như Ariel và Tide – đột phá trong công nghệ giặt tẩy vết bẩn và trắng vượt trội hay Downy tiên phong trong các công nghệ mềm vải và toả hương mới nhất, và còn nhiều ý tưởng đột phá khác giúp người tiêu dùng Việt ln tự tin chăm sóc cho bản thân và gia đình tốt hơn mỗi ngày. P&G tự hào mang đến cho người Việt ngày càng nhiều giá trị cho cuộc sống.

Với việc đầu tư các nhà máy lớn tại Bình Dương, P&G Việt Nam đã tạo việc làm cho hơn 5000 lao động, thực hiện chính sách phát triển nhân tài ưu việt, ln nằm trong nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu về “nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” trong những năm gần đây.Quan trọng không kém, một trong những giá trị của cơng ty là ln đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng. giúp cải thiện điều kiện học tập, sinh hoạt và sức khoẻ của hàng triệu người dân trẻ em Việt. P&G Việt Nam luôn là nhà tiên phong trong các chương trình cải thiện mơi trường và cam kết phát triển bền vững. nhà máy Bình Dương là 1 trong những nhà máy cam kết không chôn lấp chất thải và tái sinh nguồn năng lượng.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh

Công ty P&G sẽ không đạt được những thành công vượt bậc nếu thiếu đi những nhân tài trong một tổ chức vững mạnh. P&G luôn đồng hành cùng những trường đại học hàng đầu để đào tạo thực tiễn, phát huy tối đa tiềm năng của những nhân tài trẻ, từ đó tuyển dụng và xây dựng đội ngũ hàng ngàn nhân viên tài năng và giúp nhiều tài năng Việt Nam vươn tầm thế giới, đào tạo những nhà kinh doanh mới với kinh nghiệm làm

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàng PG của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại tổng hợp Tuấn Việt chi nhánh Huế (Trang 35)