Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy. Hachter (1994) cho rằng phân tích nhân tố cần có kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát và để phân tích hồi quy một các tốt nhất, theo Hair & ctg, kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & ctg, 2006). Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thơng thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2008).
Ngoài ra, theo Tabachnick & Fidell (1991) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8p + 50.
Trong đó: n là kích cỡ mẫu
p là số biến độc lập của mơ hình. Green (1991) cho rằng cơng thức trên tương đối phù hợp nếu p < 7, p> 7 thì khơng cần thiết. Tuy nhiên trong nghiên cứu ta có sử dụng phân tích EFA, EFA ln địi hỏi kích thước mẫu lớn hơn nhiều so với hồi quy nên ta có thể lựa chọn p > 7 cho phù hợp.
Theo 2 cách lựa chọn trên thì kích cỡ mẫu tối thiểu là: 106 và 120, ta chọn 120.
26
Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 160 bảng câu hỏi được phỏng vấn. Phương pháp lấy mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Đáp viên là các khách hàng cá nhân đang có giao dịch tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Bình Thạnh, bình qn một ngày có 15-20 khách hàng đến giao dịch: giải ngân, ký hợp đồng, thanh toán tiền vốn lãi hàng tháng, mở thẻ tín dụng.... Để có đủ số lượng bảng câu hỏi yêu cầu, thời gian thu thập mất khoảng 2 tuần. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp cho khách hàng đến giao dịch.
Sau khi thu thập và kiểm tra có 12 bảng bị loại do không phù hợp do chỉ chọn duy nhất một mức độ và có nhiều mâu thuẫn. Kích thước mẫu cuối cùng để nghiên cứu là n=148, đạt tỷ lệ 92,5%.