- Các Xưởng, Đội sản xuất: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.
1 Nguồn: Tờ trình 2068/TTr-BCT ngày/3/20 của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ
2.3.3 Phân tích SWOT
Các điểm mạnh (Strengths)
S1: Giá thành sản phẩm thấp
Dây chuyển sản xuất xi măng đã được đầu tư xây dựng từ lâu, khấu hao tài sản đã được bù lại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công nghệ lò quay có công suất phù hợp, không tiêu hao nhiều nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Dây chuyền sản xuất xi măng có thể tận dụng sản xuất các loại vật liệu xây dựng có giá trị khác trong quá trình sản xuất.
S2: Đội ngũ nhân lực
Đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật của nhà máy là các công nhân của địa phương, đã được đào tạo lành nghề. Giá thuê lao động ở địa phương không cao, giúp Công ty giảm được nhiều chi phí. Đội ngũ cán bộ quản lý là những nhân viên có kinh nghiệm, từng kinh qua nhiều vị trí công việc tại Công ty Sông Đà. Đội ngũ nhân viên bán hàng là người địa phương am hiểu hành vi mua hàng, tập quán xây dựng của người dân địa phương.
S3: Thương hiệu Xi măng Sông Đà
Thương hiệu của sản phẩm gắn liền với thương hiệu của một trong những công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Uy tín và danh tiếng của thương hiệu Sông Đà có từ nhiều năm. Việc gắn tên thương hiệu xi măng với thương hiệu Sông Đà góp phần tạo lợi thế cho Công ty trong quá trình truyền thông và hoạt động phân phối, bán hàng.
Các điểm yếu (Weaknesses)
W1: Mạng lưới phân phối yếu
Qua nhiều năm sản xuất kinh doanh, Công ty chưa xây dựng được một mạng lưới kênh phân phối rộng rãi. Một phần nguyên nhân do mật độ dân cư, mức sống và hoạt động xây dựng chưa gia tăng mạnh, một phần do bộ phận marketing, bán hàng của công ty chưa hoạt động hiệu quả. Điểm yếu này Công ty đã nhận ra và đưa vào khắc phục trong kế hoạch marketing giai đoạn 2011- 2012.
W2: Hoạt động truyền thông kém.
Do đặc thù của lĩnh vực xi măng, công ty không lựa chọn việc thực hiện truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này giúp Công ty tiết kiệm được nhiều chi phí cho hoạt động truyền thông marketing. Nhưng chính việc không thực hiện các hoạt động truyền thông marketing một cách đầy đủ, đồng bộ nên công ty chưa tận dụng được lợi thế từ hình ảnh thương hiệu Sông Đà. Bên cạnh đó, công ty chưa đầu tư đầy đủ và thích đáng cho các hoạt động PR và truyền thông nội bộ để thay đổi nhận thức về tập quán xây dựng của người dân trong khu vực. Các hoạt động PR hướng tới lợi ích của cộng đồng và gia tăng nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường cũng chưa được chú ý thực hiện.
O1: Tiềm năng thị trường lớn
Tính cả Xi măng Sông Đà, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 5 nhà máy sản xuất xi măng lớn. Các tỉnh miền núi phía Bắc khác đặt rải rác một vài nhà máy trong khi chính phủ vẫn dự kiến sẽ tiếp tục xây dựng nhiều công trình thủy điện lớn trong khu vực này do lợi thế về địa lý và vị trí của dòng sông Đà. Mật độ xây dựng của tỉnh Hòa Bình cũng như các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc còn lớn và chưa được khai thác hết. Việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội biến Hòa Bình thành vùng đệm, phụ cận là nơi tập trung các dự án xây dựng khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, sinh thái lớn. Cũng theo xu hướng mở rộng địa giới hành chính, giá bất động sản ở Hòa Bình đang tăng dần. Nhiều nhà đầu tư ở Hà Nội về Hòa Bình mua đất và xây dựng.
O2: Vị trí địa lý của nhà máy sản xuất
Trong hoạt động kinh doanh xi măng, vị trí của nhà máy quyết định đến chi phí vận chuyển của sản phẩm. Xi măng Sông Đà năm trên địa phận thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, đây là một vị trí quan trọng cho việc phân phối sản phẩm. Công ty vừa có thể vận chuyển xi măng dễ dàng trong địa bàn tỉnh Hòa Bình và các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lao Cai, Yên Bái v.v… Công ty lại còn có thể dễ dàng vận chuyển sản phẩm về Hà Nội phục vụ nhu cầu xây dựng đang tăng nhanh trên địa bàn Hà Nội.
Các nguy cơ (Threatens)
T1: Đe dọa từ phía nhà cung cấp
Nhà cung cấp các nguyên liệu như than đá, điện, đá vôi… đây là các nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất xi măng. Trong các nguyên liệu đầu vào nói trên, than và điện là hai nguyên liệu mà Công ty phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp là các tập đoàn nhà nước lớn, có vị thế trên thị trường. Với tiềm lực của mình hai nhà cung cấp nguyên liệu này hoàn toàn có thể gây sức ép ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của Công ty.
T2: Đe dọa từ phía khách hàng
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có nhiều sản phẩm/thương hiệu xi măng, các thương hiệu xi măng của tổng công ty xi măng Việt Nam cũng vươn tới, đặt đại lý phân phối trên địa bàn làm tăng khả năng lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Các thương hiệu xi măng hiện nay không có sự khác biệt quá lớn về chất lượng. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể lựa chọn bất cứ thương hiệu
nào mà không phải cân nhắc, so sánh quá nhiều về chất lượng. Một số định hướng chiến lược rút ra từ phân tích SWOT:
- Kết hợp S2;S3:W1; O2: Sử dụng điểm mạnh về thương hiệu về đội ngũ nhân lực (đội ngũ bán hàng, kinh doanh có kinh nghiệm và thương hiệu sản phẩm), tận dụng địa điểm nhà máy trên địa bàn trung tâm tỉnh Hòa Bình để thiết kế lại mạng lưới, chính sách phân phối, khắc phục các điểm yếu trong hệ thống kênh phân phối
- Kết hợp S3;W2: sử dụng điểm mạnh về thương hiệu xi măng Sông Đà thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm khắc phục điểm yếu về hoạt động truyền thông, khuêch trương thương hiệu sản phẩm trên thị trường xi măng tỉnh Hòa Bình