Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng sông đà của công ty xi măng sông đà trên thị trường các tỉnh phía bắc giai đoạn 2011 2012 (Trang 57 - 58)

- Các Xưởng, Đội sản xuất: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.

2.3.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Như phần trước đã liệt kê và nêu khái quát các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong phần này, các đối thủ cạnh tranh sẽ được xem xét và tìm hiểu một cách rộng rãi hơn theo từng cấp độ cạnh tranh

Cạnh tranh giữa các thương hiệu/nhãn hiệu: các sản phẩm xi măng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình như: xi măng Lương Sơn, xi măng Xuân Mai, xi măng Điện Biên

Cạnh tranh về hình thức sản phẩm: do tính đồng nhất về sản phẩm tương đối cao trong thị trường xi măng. Các loại xi măng chỉ khác nhau về tiêu chuẩn kỹ thuật từ PC 30 đến PC40. Sản phẩm Xi măng Sông Đà là xi măng PC40. Cũng do có tính đồng nhất về sản phẩm nên việc khác biệt hóa hình ảnh, thương hiệu không nên khai thác từ các đặc tính sản phẩm. Khi không có sự khác biệt về sản phẩm, Công ty cần tính đến việc phát triển các năng lực cạnh tranh khác (mạng lưới phân phối, dịch vụ vận chuyển v.v…) nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế: thông thường đây là cấp độ cạnh tranh quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải đối phó. Các sản phẩm thay thế cho xi măng là: vữa khô, keo dán gạch đá.

Cạnh tranh nhu cầu: nhu cầu được xem xét trong trường hợp này là khá rộng bên cạnh việc xây dựng, các hộ gia đình có thể đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, mua các phương tiện giao thông hoặc thiết bị đắt tiền.

Qua việc phân tích cạnh tranh, kết hợp với xem xét các đặc tính của thị trường xi măng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và các vùng lân cận. Do các sản phẩm xi măng tương đối đồng nhất, khó có khả năng tăng cường các đặc tính sản phẩm để khác biệt hóa và tạo năng lực cạnh tranh nên Công ty có thể xem xét phương án kết hợp với một số đối thủ cạnh tranh trong việc mở rộng thị phần hoặc mở rộng kênh phân phối sản phẩm. Việc phát triển mạng lưới kênh phân phối rộng và vững chắc góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh có thể lên kế hoạch hợp tác cùng sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho các công trình lớn nhất định để tiết kiệm chi phí sản xuất và tận dụng tối đa công suất của dây truyền thiết bị.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng sông đà của công ty xi măng sông đà trên thị trường các tỉnh phía bắc giai đoạn 2011 2012 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w