Phân tích môi trường marketing hiện tại và dự báo 1Phân tích thị trường và dự báo

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng sông đà của công ty xi măng sông đà trên thị trường các tỉnh phía bắc giai đoạn 2011 2012 (Trang 47 - 51)

- Các Xưởng, Đội sản xuất: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.

2.3 Phân tích môi trường marketing hiện tại và dự báo 1Phân tích thị trường và dự báo

2.3.1Phân tích thị trường và dự báo

Các tỉnh phía Bắc Việt Nam có rất nhiều nhà máy cũng như thương hiệu xi măng lớn đã có truyền thống từ nhiều năm hoặc có lợi thế về công nghệ như: xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hoàng Thạch, xi măng Cẩm Phả, xi măng Tam Điệp… Do đặc điểm thị trường xi măng liên quan nhiều đến hoạt động vận chuyển, phân phối. Các thương hiệu xi măng lớn có thể có chất lượng, uy tín nhưng khi vận chuyển đến các công trình ở xa, giá chi phí vận chuyển đội lên khiến cho tính cạnh tranh của sản phẩm thương hiệu ở các địa bàn xa nhà máy sản xuất bị giảm

đi đáng kể. Các nhà máy xi măng kể trên có địa điểm ở các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình khi vận chuyển về Hòa Bình sẽ khó có thể cạnh tranh với các thương hiệu xi măng được sản xuất tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hoặc các tỉnh lân cận. Đồng thời, để đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả cho đề tài nghiên cứu, người viết chỉ tập trung phân tích thị trường có phạm vi địa lý ở Hòa Bình và các tỉnh lân cận.

Thị trường xi măng nói chung và thị trường xi măng ở Hòa Bình nói riêng là thị trường tương đối bão hòa. Các sản phẩm/thương hiệu xi măng không có sự khác biệt quá lớn về tính năng, chất lượng do chưa có đột phá về công nghệ để tạo ra các sản phẩm hoàn toàn khác biệt hoặc ưu việt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh giữa các sản phẩm/thương hiệu chủ yếu ở công nghệ sản xuất xi măng (lò đứng hoặc lò quay), sử dụng nguyên liệu đầu vào ít hay nhiều, mạng lưới phân phối cũng như lợi thế về vị trí của nhà máy khi vận chuyển sản phẩm tới người mua. Về công nghệ sản xuất xi măng, hiện nay trên thị trường xi măng Việt Nam thịnh hành hai loại công nghệ sản xuất xi măng phổ biến là lò đứng và lo quay. Trong đó, công nghệ lò đứng tiên tiến hơn, ít ô nhiễm môi trường hơn do sử dụng điện trong các hoạt động sản xuất và vận hành, áp dụng cho các công ty có sản lượng lớn. Trong khi công nghệ lò quay không tiên tiến bằng, có thể gây ô nhiễm môi trường lớn hơn nhưng phù hợp với quy mô nhỏ và hiệu quả về chi phí sản xuất. Tương ứng với hai loại công nghệ trên, việc tiêu thụ nguyên liệu đầu vào cũng khác nhau. Với công nghệ lò đứng, nguyên nhiên liệu tiêu thụ ít hơn trong khi công nghệ lò quay tiêu thụ nhiều nhiên nguyên liệu, đa số là dạng nhiên liệu hóa thạch nên gây ô nhiễm môi trường. Cả công nghệ lò đứng lò quay đều không tác động nhiều đến chất lượng xi măng vì tiêu chuẩn của xi măng đã có khung quy định cho từng loại (PC30 hay PC40) của TCVN- Tiêu chuẩn Việt Nam. Do đó các thương hiệu xi măng không cạnh tranh về sản phẩm. Thay vì vậy các thương hiệu này cạnh tranh về mạng lưới phân phối và hoạt động bán hàng. Vì chi phí phân phối sản phẩm chiếm một tỷ trọng cao trong giá bán sản phẩm, doanh nghiệp nào thiết kế được mạng lưới phân phối hiệu quả, có chính sách bán hàng tốt, thu hút được nhiều khách hàng, doanh nghiệp đó có lợi thế trên thị trường. Hoạt động phân phối sản phẩm có hiệu quả hay không lại tùy thuộc vào vị trí của nhà máy sản xuất. Các nhà máy sản xuất xi măng lớn như Cẩm Phả, Hải Phòng v.v… đều gần sông, rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển đường thủy. Mỗi nhà máy sản xuất xi măng thường tổ chức một mạng lưới kênh phân phối gần phạm vi xung quanh để thuận lợi cho hoạt động phân phối sản phẩm.

Khách hàng của công ty bao gồm hai nhóm chính: hộ gia đình và tổ chức. Người tiêu dùng là các hộ gia đình có nhu cầu xây, sửa nhà cửa. Người tiêu dùng tổ chức là các doanh nghiệp xây dựng các công trình lớn như thủy điện, chung cư, khu đô thị hoặc các công trình cơ sở hạ tầng như cầu, cống v.v… Theo phong tục của người Việt Nam “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, các hộ gia đình thường xây dựng nhiều vào nửa cuối năm (theo lịch âm). Họ thường lên kế hoạch mua nguyên vật liệu trước thời điểm khởi công từ 3 đến 5 tháng. Người quyết định lựa chọn nguyên vật liệu xây dựng thường là người đàn ông trong gia đình. Những người quyết định mua nguyên liệu thường tham khảo thông tin của những người quen hoặc họ hàng, bạn bè thân thiết ở gần khu vực mình ở trong việc lựa chọn các sản phẩm/thương hiệu xi măng. Một số trường hợp người mua tham khảo thông tin từ những người chủ thầu xây dựng hoặc thợ cả, thợ chính mà họ thuê xây dựng. Khoảng cách từ nơi phân phối, giá cả, dịch vụ vận chuyển tới chân công trình là những yêu cầu chính của người mua đối với các nhà cung cấp xi măng. Bên cạnh đó là điều kiện chậm thanh toán. Do việc xây dựng đòi hỏi tốn kém nhiều chi phí, các khoản chi thường nhiều. Người mua thường thanh toán gộp một lần chứ không trả theo từng đơn đặt hàng. Điều kiện chậm thanh toán là rất quan trọng với những người xây nhà. Với các công ty lớn, việc mua thường theo các nguyên tắc, thủ tục đấu thầu, thông qua tư vấn thiết kế và nhiều tiêu chuẩn khác. Đối với khách hàng là các công ty, thời điểm mua hàng thường không theo các quy luật như các hộ gia đình. Các công ty này xây dựng công trình theo quy hoạch, dự án. Các thông tin về quy hoạch đô thị, quy hoạch kiến trúc, hay dự án xây dựng các công trình trọng điểm do các cơ quan cấp nhà nước hoặc cấp bộ phê duyệt sẽ cho biết thời điểm mà khách hàng tổ chức mua sản phẩm. Phục vụ các khách hàng lớn, cho các công trình lớn, ngoài chất lượng sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của công trình, Công ty cần có chính sách, điều tiết khối lượng sản phẩm đảm bảo yêu cầu xây dựng của khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty cần có cách chính sách chiết khấu theo số lượng đơn hàng, thanh toán chậm cho các khách hàng lớn.

Tiềm năng phát triển của thị trường lớn. Hiện nay, do địa giới hành chính Hà Nội mở rộng, một số xã của Hòa Bình đã được nhập về Hà Nội, Hòa Bình trở thành khu vực ngoại ô, cùng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp, tốc độ xây dựng của Hòa Bình sẽ tăng dần. Theo thông tin từ Cổng thông tin tỉnh Hòa Bình, danh sách các dự án sắp tới đầu tư xây dựng tại Hòa Bình:

vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác, trong đó vốn đầu tư cho các KCN là 5.575 tỷ đồng, vốn đầu tư cho các cụm công nghiệp 655 tỷ đồng. Quy hoạch phát triển các KCN cụ thể: KCN Lương Sơn tổng diện tích 230 ha tại thị trấn Lương Sơn và xã Hòa Sơn; KCN Bờ trái Sông Đà diện tích 86,37 ha tại phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình; KCN Yên Quang diện tích 195 ha tại xã Yên Quang; KCN Mông Hóa tổng diện tích 200 ha tại xã Mông Hóa, Kỳ Sơn; KCN Thanh Hà diện tích 300 ha tại thị trấn Thanh Hà, Lạc Thủy; KCN Nam Lương Sơn, diện tích 200 ha, tại xã Trung Sơn, Lương Sơn; KCN Nhuận Trạch 200 ha tại xã Nhuận Trạch, Lương Sơn; KCN Lạc Thịnh 200 ha tại xã Lạc Thịnh, Yên Thủy. Các cụm công nghiệp đã thành lập và dự kiến thành lập là: CCN Đà Bắc 40 ha, CNN Khoan U, Lạc Sơn 37 ha; KCN Thái Bình 10 ha, Phú Minh 40 ha, Thung Nai 60 ha, Phong Phú, Mỹ Hòa 80 ha, Dũng Phong 50 ha, Mai Hạ 20 ha” (Nguồn: Cổng thông tin tỉnh Hòa Bình: http://www.hoabinh.gov.vn/web/guest/ct_nguoidan/-/vcmsviewcontent/C4rr/2418/13065). Hòa Bình là địa điểm gần các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Lào Cai, Yên Bái… đây là những tỉnh được lựa chọn vào quy hoạch xây dựng các công trình thủy điện lớn của cả nước. Thủy điện Sơn La đã đưa vào hoạt động thử nghiệm một tổ máy và vẫn đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện. Điều này cho thầy tiềm năng xây dựng và sử dụng sản phẩm xi măng trên địa bàn Hòa Bình và các vùng lân cận ngày càng tăng.

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng tới năm 2020, nhu cầu xi măng được dự báo tăng trung bình hàng năm 10 đến 12% giai đoạn 2006-2010, sau đó giảm xuống 5-8% vào năm 2015 và từ 2,5 đến 3% vào năm 2020. Trong đó, nhu cầu xi măng ở các khu vực thị trường: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ trọng lớn, gần 70% tổng nhu cầu xi măng trên thị trường trong nước. Quy mô nhu cầu và tốc độ tăng trưởng nhu cầu xi măng ở các đoạn thị trường đến năm 2015 được dự báo như trong bảng 2.3.1

Bảng 2.3.Dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2015

2010 2015 Lượng (tr tấn) % trong tổng số Tốc độ tăng (%) Lượng (tr tấn) % trong tổng số Tốc độ tăng (%) Tây Bắc 0,70 1,49 12.5 0,94 1,50 6,85

Đông Bắc 3,98 8,50 13,.02 5,32 8,51 6,90 Đồng bằng sông Hồng 13,10 27,99 12,95 17,50 28,00 6,70 Bắc Trung Bộ 4,92 10,51 13,02 6,56 10,49 6,66 Nam Trung Bộ 3,74 7,99 12,95 5,00 8,00 6,73 Tây Nguyên 1,17 2,50 12,5 1,56 2,49 6,66 Đông Nam Bộ 12,17 26,00 11,28 16,25 26,00 6,67 Đồng bằng sông Cửu Long 7,02 15,02 11,47 9,37 15,01 6,9 Cộng 46,8 100 62,5 100

Nguồn: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2005 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Qua bảng ta thấy tốc độ tăng trưởng của khu vực Tây Bắc là 6,85% của khu vực Đông Bắc là 6,9%. Những dự báo này cho thấy thị trường xi măng vẫn chưa bão hòa, khả năng tăng quy mô sản xuất của Công ty vẫn khả thi. Thậm chí đó còn là cơ hội thực sự lớn với Công ty nếu xem xét trên khía cạnh: số nhà máy xi măng có công suất lớn tập trung nhiều ở phía Đông Bắc chứ không phải phía Tây Bắc. Việc tăng công suất, mở rộng quy mô sản xuất ở một thị trường còn nhiều tiềm năng như thị trường các tỉnh phía Tây Bắc chắc chắn sẽ là một bước tiến giúp công ty thành công.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng sông đà của công ty xi măng sông đà trên thị trường các tỉnh phía bắc giai đoạn 2011 2012 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w