Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng sông đà của công ty xi măng sông đà trên thị trường các tỉnh phía bắc giai đoạn 2011 2012 (Trang 51 - 57)

- Các Xưởng, Đội sản xuất: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.

2.3.2.1 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành

 Các nhà cung cấp: đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng, nguồn nguyên liệu đầu vào là vô cùng quan trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu cho sản xuất xi măng tại Xi măng Sông Đà bao gồm: than đá, vôi, điện… các nguyên liệu này đều được các nhà cung cấp lớn tại Việt Nam cung cấp, điện do Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN cung cấp, than đá do Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam TKV cung cấp. Nhà cung ứng hai nguyên liệu này có quyền thương lượng cao. Đây là hai nguyên liệu được xếp vào tài nguyên quốc gia, được các công ty, tập đoàn lớn của nhà nước khai thác và kiểm soát sản lượng. EVN và TKV là hai tập đoàn lớn trong lĩnh vực cung cấp than, điện, cũng là hai doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp nguyên liệu này cho sản xuất xi măng. Hai nhà cung cấp nguyên liệu chính này có ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp nguyên liệu, xây dựng kế hoạch sản xuất

cho Công ty. Trong khi Công ty gần như không thể thay đổi lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu do tính đặc thù của lĩnh vực cung cấp nguyên liệu cũng như không có nhiều nhà cung cấp cho Công ty lựa chọn. Do phụ thuộc về nguyên liệu đầu vào bởi hai nhà cung cấp lớn và có sức mạnh, Công ty cần chủ động trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là trong kế hoạch sản xuất, khi lập kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp cần xem xét tính thời vụ và khả năng đáp ứng nguyên liệu của nhà cung ứng. Điện và than tuy không phải là nguyên liệu trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm nhưng do ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất sản phẩm nên ngoài việc tập trung phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần tìm ra các giải pháp làm giảm chi phí tiêu thụ hai loại nhiên liệu này trong quá trình sản xuất từ đó làm giảm giá thành sản phẩm.

- Các đối thủ cạnh tranh: Các nhà máy sản xuất xi măng chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc Việt nam do gần các nguồn nguyên liệu sản xuất chính như: Đá vôi, tham cám và các phụ gia khác… nên lượng xi măng sản xuất ra là rất lớn trong khi lượng tiêu thụ chủ yếu tập trung tại các khu vực miền Trung và miền Nam của nước ta. Tỷ trọng sản xuất xi măng lò đứng chiếm khoảng 10% tổng công suất thiết kế. Hiện tại vùng Tây Bắc chủ yếu có các nhà máy xi măng lò đứng như:

Nhà máy xi măng Sông Đà (tỉnh Hòa Bình) công suất 82.000 tấn/năm. Nhà máy xi măng Lương Sơn (tỉnh Hòa bình) công suất 88.000 tấn/năm Nhà máy xi măng Xuân Mai (tỉnh Hòa bình) công suất 82.000 tấn/năm Nhà máy xi măng Điện Biên (tỉnh Sơn La) công suất 60.000 tấn/năm. Nhà máy xi măng Chiếng Sinh (tỉnh Sơn La) công suất 82.000 tấn/năm

Điểm mạnh của 4 nhà máy xi măng Lương Sơn, Xuân Mai, Điện Biên, Chiềng Sinh là gần nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng, sử dụng nhân công của địa phương chủ yếu là theo mùa vụ nên giảm được chi phí nhân công cũng như chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp cho người lao động, do đó giá bán xi măng của các đơn vị này thường rất thấp, các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng. Điểm yếu các nhà máy trên là không gần đường thủy nên phải vận chuyển bằng đường bộ rất khó khăn, địa hình chủ yếu là đồi núi. Trong các thương hiệu xi măng kể trên, xi măng Lương Sơn và xi măng Xuân Mai là hai thương hiệu cạnh tranh trực tiếp với xi măng Sông Đà, do gần về phạm vi địa lý (trên địa bàn

tỉnh Hòa Bình), công suất sản xuất tương đương. Đây là hai thương hiệu thuộc VINACONEX, có lợi thế lớn trong việc thực hiện các công trình, dự án lớn trên địa bàn Hòa Bình và các tỉnh lân cận do các chủ thầu là các công ty con thuộc VINACONEX quản lý và xây dựng. Hai thương hiệu xi măng này cạnh tranh trực tiếp với xi măng Sông Đà, có thị phần ngang bằng với xi măng Sông Đà trên phạm vi thị trường các tỉnh phía Tây Bắc. Xi măng Chiếng Sinh và xi măng Điện Biên là hai thương hiệu xi măng lớn, tuy nhiên do địa điểm đặt nhà máy sản xuất ở Sơn La, việc phân phối tới thị trường Hòa Bình bị hạn chế nên thị phần tại Hòa Bình thấp hơn so với các thương hiệu còn lại. Tuy nhiên các thương hiệu này có lợi thế trong việc cung cấp xi măng cho các công trình thủy điện hoặc các dự án xây dựng có quy mô lớn.

Công ty cổ phần xi măng Điện Biên được thành lập ngày 12 tháng 05 năm 2005, tiền thân là Công ty TNHH Tân Phú Xuân – Hải Phòng, là một doanh nghiệp chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, chủ yếu là sản xuất xi măng và khai thác, chế biến khoáng sản. Công ty đã đầu tư xây dựng một số nhà máy bao gồm: Nhà máy xi măng Điện Biên I (tại huyện Tuần Giáo) với công suất thiết kế 4,8 vạn tấn/năm, vốn đầu tư 28 tỷ đồng và Nhà máy tấm lợp phi bro xi măng tại huyện Điện Biên, công suất 1,7 triệu m2/năm, vốn đầu tư 11 tỷ đồng. Hiện Công ty có tổng số 420 cán bộ công nhân viên, đã được đào tạo qua các chuyên ngành về quản lý kinh tế, cơ điện, cơ khí, hóa silicat...trong đó, 73 người có trình độ đại học, 125 người có trình độ cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề kỹ thuật xi măng.

Năm 2005 là một năm bản lề, đánh dấu sự thay đổi và phát triển vượt bậc trong lĩnh vực đầu tư sản xuất của Công ty. Trên cơ sở vùng nguyên liệu sẵn có và địa điểm dự kiến xây dựng đã được khảo sát, trang thiết bị trong dây chuyền được tính toán, lựa chọn hợp lý, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng các yêu cầu công nghệ, kỹ - mỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường và tin cậy trong quá trình hoạt động. Hội đồng quản trị Công ty quyết định tiếp tục đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy xi măng lò quay Điện Biên công suất 1.200 tấn xi măng/ngày tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên. Toàn bộ thiết bị của nhà máy được lắp đặt theo tiêu chuẩn quốc tế, tính tự động hóa cao, cho phép nhà máy sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt, giá thành thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại, tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực. Đây là một dự án có quy mô lớn với tổng vốn đầu tư đến thời điểm hiện nay lên tới trên 500 tỷ đồng, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và xuất khẩu sang các tỉnh đông bắc Lào. Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ sử dụng số lao

động bình quân hàng năm từ 500-600 người, giải quyết gián tiếp một số lượng lao động đáng kể có công ăn việc làm ổn định. Nhà máy chính thức vận hành sản xuất vào tháng 12 năm 2008.

Nhà máy xi măng Chiềng Sinh (Công ty cổ phần xi măng Chiềng Sinh) được xây dựng và đi vào sản xuất từ năm 1997, với công nghệ xi măng lò đứng, công suất 8,2 tấn/năm. Sau hơn chục năng hoạt động, dây chuyền sản xuất, thiết bị của nhà máy đã cũ và xuống cấp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và môi trường.

Một trong những thành công quan trọng nhất của Chiềng Sinh là cải tiến công nghệ và dây chuyền sản xuất, thực hiện nghiêm chế độ bảo trì, bảo dưỡng, góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao công suất của các dây chuyền. Việc thực hiện tiết kiệm nguyên, vật liệu được quán triệt đến từng bộ phận, các phân xưởng đều xây dựng kế hoạch sản xuất hằng tháng, giảm tối đa sản xuất vào giờ cao điểm; quy định kích cỡ nguyên liệu trước khi đưa vào nghiền được thực hiện nghiêm túc; khâu khai thác đất chỉ thực hiện vào mùa khô, bảo đảm cho sản xuất trong năm để giảm chi phí về điện, nhân công trong quá trình sấy nguyên liệu. Việc khai thác đá được cải tiến quy trình khoan nổ, bốc xếp, vận chuyển, số lượng công nhân giảm từ 70 người xuống còn 16 người và bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình khai thác. Phân xưởng nguyên liệu, trước đây là bộ phận gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất, hàng ngày thải ra một khối lượng lớn khói bụi, đến nay, nhờ áp dụng công nghệ phun sương và lọc bụi qua buồng lắng đã giảm trên 90% lượng bụi và thu hồi được nguyên liệu. Phân xưởng nghiền nguyên liệu và thành phẩm được đầu tư cải tạo lại toàn bộ dây chuyền và hệ thống lọc bụi tĩnh điện, nên nhà máy đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, cải thiện đáng kể điều kiện làm việc cho người lao động. Bên cạnh đó, Công ty đầu tư nâng cấp hệ thống thiết bị máy nghiền xi măng góp phần nâng công suất từ 12 tấn lên 17 tấn/giờ, hàng tháng tiết kiệm 50 triệu đồng tiền điện.

Từ việc đổi mới công tác quản lý, triệt để thực hiện tiết kiệm chi phí đầu vào, nên hai năm qua, Công ty cổ phần xi măng Chiềng Sinh đã có điều kiện đầu tư cải tiến công nghệ và quan tâm đến vấn đề môi trường. Hiện nay, nhà máy đang thực hiện sản xuất với 115% công suất. Công ty đang đầu tư hơn 4 tỷ đồng triển khai dự án xử lý khói lò nung, đến cuối năm sẽ

hoàn thành, bảo đảm các quy định về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đời sống của người lao động được nâng lên, năm 2008, thu nhập bình quân của công nhân 1,6 triệu đồng/tháng, 6 tháng năm 2010 tăng lên trên 2,6 triệu đồng và chi trả cổ tức cho cổ đông đạt 12%/năm.

Công ty Cổ phần Xi măng Vinaconex Lương Sơn Hòa Bình: tiền thân của công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn Hoà Bình là Công ty xi măng Lương Sơn Hoà Bình được thành lập theo quyết định số 742/QĐ - UB ngày 09/12/1994 của UBND tỉnh Hoà Bình. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xi măng chung của cả nước và địa phương, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành khởi công Nhà máy Xi măng Lương Sơn với tổng vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành, nhà máy gần như rơi vào tình trạng phá sản hiệu quả hoạt động của nhà máy rất thấp, chỉ khai thác được 40% đến 60% công suất, nợ 58 tỷ đồng với lãi suất cao (1,1%). UBND tỉnh Hòa Bình quyết định thay đổi bộ máy quản lý để từ đó khắc phục dần những khó khăn. Với quyết tâm duy trì hoạt động của nhà máy, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của người lao động, toàn thể ban lãnh đạo công ty cũng như CBCNV đã một lòng vì mục tiêu phát triển: Đưa ra những ý tưởng, xây dựng phong trào thi đua sản xuất, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguyên nhiên liệu để giảm chi phí đầu vào, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, số lỗ cũng giảm dần và đến đầu năm 2004 đã có lãi (ước tính cả năm 2004 lãi trên 1 tỷ đồng), nâng công suất thực hiện lên cao, thu nhập của người lao động được cải thiện với mức bình quân 1,1 triệu đồng/tháng. Năm 2005, công ty thực hiện cổ phần hóa và có kế hoạch kết hợp là thành viên của Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Chính vì vậy, công ty thực hiện tốt kế hoạch đầu tư mở rộng quy mô cũng như nâng cao năng lực sản xuất của nhà máy. Tiến trình đầu tư được thực hiện theo 2 giai đoạn, bước đầu sẽ có những cải tiến để phát huy tối đa công suất hiện có, đầu tư xây dựng lò nghiền II, đồng thời tiến hành các biện pháp kiểm soát môi trường như dùng lọc bụi ướt, cải tiến hệ thống máy vít tải sang hệ thống khí động học. Giai đoạn 2 là đánh giá lại trữ lượng mỏ cũng như chất lượng nguyên liệu và xây dựng lò quay sản xuất xi măng PC40 với công suất 91 vạn tấn/năm. Tại quyết định số 883/QĐ-UB ngày 20/05/2005 của UBND tỉnh Hoà Bình, Công ty được chuyển giao về làm đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Vinaconex.

công suất thiết bị dây chuyền lên 12 vạn tấn/năm. Ban lãnh đạo công ty xây dựng thương hiệu với tiêu chí: “Sự hài lòng của khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ”.

- Sản xuất xi mang và các vật liêu kết dính khác. - Khai thác nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

- Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm và các sp từ bê tông - Dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ

 Hàng hóa thay thế: hai loại sản phẩm thay thế trực tiếp cho xi măng được biết đến là vữa khô và keo dán gạch đá. Tuy nhiên, đây là hai loại sản phẩm mang tính tiện nghi, có giá bán cao hơn so với việc thực hiện trộn vữa dùng nguyên liệu thông thường. Xét về tập quán xây dựng của người dân khu vực Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc thì loại sản phẩm này chưa được người dân xem xét lựa chọn do chi phí cao. Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất hai loại hàng hóa thay thế này không ở gần Hòa Bình, việc vận chuyển sản phẩm đến địa bàn chắc chắn sẽ tốn kém và phát sinh chi phí. Ngoài ra có sản phẩm thay thế khác cho vật liệu xây dựng là các loại gạch siêu nhẹ kích thước lớn. Gạch siêu nhẹ có kích thước lớn hơn gạch thông thường nên việc xây dựng sẽ nhanh và ít sử dụng nguyên liệu gắn kết như xi măng, vữa hơn so với việc sử dụng các loại gạch thông thường. Sản phẩm này hiện nay bản thân Công ty cũng đã có thể tự sản xuất được thông qua tận dụng dây chuyền và nguyên liệu sản xuất của nhà máy. Các loại sản phẩm thay thế cho xi măng chưa xuất hiện cũng như được sử dụng rầm rộ đem lại cho Công ty những cơ hội phát triển và ứng dụng các sản phẩm mới này trong tương lai.

 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Hòa Bình. Chắc chắn thị trường này sẽ còn được nhiều doanh nghiệp cân nhắc xem xét. Tuy nhiên, rào cản gia nhập thị trường tương đối lớn. Thứ nhất, xây dựng một nhà máy xi măng đòi hỏi chi phí cao, dây truyền, trang thiết bị, đất đai. Thứ hai, việc xây dựng đòi hỏi phải được phê duyệt theo dự án, có quy hoạch rõ ràng. Trong khi việc xem xét cấp phép với các dự án đang ngày càng khó khăn do tác động tới môi trường của các nhà máy sản xuất các sản phẩm như xi măng.

 Sức ép từ phía khách hàng: với các hộ gia đình, khả năng lựa chọn các sản phẩm/thương hiệu xi măng khác nhau phục vụ cho xây dựng là rất dễ dàng. Trong khu vực

đang có nhiều thương hiệu/sản phẩm xi măng khác nhau. Bên cạnh đó, các sản phẩm không có sự khác biệt lớn về chất lượng cũng như tính năng, nên việc lựa chọn đối với người tiêu dùng là khá dễ dàng. Với điều kiện kinh tế ở Hòa Bình, người mua xi măng có sự nhạy cảm về giá, nếu Công ty không có các chính sách đúng đắn, phù hợp thì việc giữ chân khách hàng cũng như phát triển mạng lưới khách hàng sẽ vô cùng khó khăn. Các khách hàng doanh nghiệp tuy mua với số lượng lớn nhưng yêu cầu, đòi hỏi về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn so với người mua hộ gia đình. Mặc dù Xi măng Sông Đà có lợi thế là một trong những doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Công ty Sông Đà nhưng không phải vì vậy mà cơ hội

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng sông đà của công ty xi măng sông đà trên thị trường các tỉnh phía bắc giai đoạn 2011 2012 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w