Tình hình hoạt động huy động vốn tiền gởi của VCB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 37)

Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, VCB đã đưa ra chính sách chú trọng huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.

Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy động vốn của VCB không chỉ hướng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà cịn khơng ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn tới các khách hàng bán lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt trên nền tảng công nghệ quản lý vốn của ngân hàng hiện đại, các sản phẩm tiền gởi của VCB đã mang lại cho khách hàng những lợi ích khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Trong giai đoạn 2007-2011, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước gây ảnh hưởng tới cơng tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại nói chung và VCB nói riêng. Trước các biến động về giá huy động vốn trên thị trường, VCB đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động và chênh lệch lãi suất giữa các Chi nhánh; cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thơng số an tồn và phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, đầu tư tự động, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo an, tiết kiệm trực tuyến, tiết kiệm linh hoạt...)

Hiện nay, VCB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Các sản phẩm huy động vốn của VCB rất linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất ưu đãi kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Ngồi ra với lợi thế công nghệ hiện đại, VCB là ngân hàng đầu tiên triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung cho các khách hàng là tổ chức kinh tế lớn. Mơ hình quản lý vốn tập trung giúp khách hàng sử dụng vốn an toàn và hiệu quả hơn. Sản phẩm này đã được khách hàng của VCB đánh giá cao. Bên cạnh đó VCB đã cung cấp cho khách hàng sản phẩm đầu tư tự động, theo đó khách hàng được hưởng lãi suất cao hơn song vẫn đảm bảo được tính năng sẵn sàng thanh khoản trên tài khoản tiền gởi thanh toán.

Bảng 2.4: Tình hình tổng nguồn vốn huy động của VCB giai đoạn 2007-2012 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

- Tổng vốn huy động 178.114 196.162 238.676 286.278 334.945 394.605 - Tỷ lệ tăng trưởng

so với năm trước

16,63% 10,13% 21,67% 19,94% 17% 17,81%

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2007-2012

Theo bảng trên ta thấy năm 2007 được đánh giá là năm sôi động và gặt hái thành công của hoạt động kinh doanh ngân hàng (đặc biệt là khối các ngân hàng thương mại cổ phần). Tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng mạnh so với năm 2006. Mức tăng trưởng huy động vốn của VCB năm 2007 tăng 16,63%. Tuy nhiên cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, lạm phát tăng cao, theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, khống chế mức tăng trưởng tín dụng đã tạo ra cuộc đua về lãi suất huy động giữa các ngân hàng, đẩy mặt bằng lãi suất chung lên cao làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tình hình khó khăn tiếp tục kéo dài hết năm 2008, vì vậy khơng nằm ngồi tình hình chung của tồn hệ thống, tổng huy động vốn của VCB năm 2008 tăng 10,1%, thấp hơn so với mức độ tăng của năm 2007. Tổng huy động vốn cả hai thị trường (I và II) của VCB năm 2009, 2010, 2011, 2012 vẫn tăng, lần lượt là 21,67%, 19,94%, 17% và 17,81%. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế bị giảm, song huy động từ dân cư lại có mức tăng trưởng khá tốt và đều đặn là nhờ vào các chương trình huy động trải đều trong năm, chính sách lãi suất linh hoạt…

Bước sang năm 2011 huy động vốn từ nền kinh tế của VCB đạt hơn 241 nghìn tỷ đồng, tăng 17% - cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn hệ thống (ước khoảng 11%). Song, con số đó mới chỉ đạt được 96,7% kế hoạch đề ra. Năm 2012 huy động vốn từ nền kinh tế của VCB tăng trưởng 18% so với năm 2011 là một kết quả khả quan.

Bảng 2.5: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của VCB theo sản phẩm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng (%)

12/11 11/10 10/09 09/08

Tiền gởi của

khách hàng 155.029 167.182 204.725 241.000 284.514 18,05 15,05 22,46 7,84 Tiền gởi/tiền

vay khác 38.210 71.108 77.989 87.000 102.660 18 10,36 9,68 86,10 Giấy tờ có giá 2.922 386 3.564 6.945 7.431 7 48,68 823,32 -86,79 Cộng 196.161 238.676 286.278 334.945 394.605 17,81 17 19,94 21,67

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2008-2012

Bảng 2.6: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của VCB theo đối tượng khách hàng Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng (%)

12/11 11/10 10/09 09/08

Tiền gởi của tổ chức 104.751 90.216 108.360 120.347 122.435 1,73 10,74 20,11 -13,88 Tiền gởi của dân cư 50.277 76.965 93.940 121.930 162.079 32,93 29,87 22,06 53,08 Tiền gởi khác 41.133 71.495 83.978 92.668 110.091 18,80 10,68 17,46 73,81 Cộng 196.161 238.676 286.278 334.945 394.605 17,81 17 19,94 21,67

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2008-2012

Bảng 2.7: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của VCB theo loại tiền tệ

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng (%)

12/11 11/10 10/09 09/08 Vốn huy động bằng VND 126.508 174.608 217.264 264.395 311.986 18,00 24,41 33,86 20,79 Vốn huy động bằng ngoại tệ 69.653 64.068 69.014 70.550 82.619 17,1 2,23 7,72 -8,02 Cộng 196.161 238.676 286.278 334.945 394.605 17,81 17 19,94 21,67

Bảng 2.8: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của VCB theo kỳ hạn; Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng (%)

12/11 11/10 10/09 09/08

Tiền gởi không kỳ hạn 53.744 26.118 53.958 73.539 87.297 18,7 36,29 0,29 0,1 Tiền gởi có kỳ hạn và GTGT 142.415 212.555 232.321 261.406 307.308 17,56 12,52 25,66 29,81 Cộng 196.161 238.676 286.278 334.945 394.605 17,81 17 19,94 21,67

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2008-2012

Đáng chú ý là trong kết quả tăng trưởng huy động vốn của năm 2011, huy động vốn từ dân cư có tốc độ tăng trưởng mạnh với 23%, chiếm tỷ trọng tới 50,4%; trong khi huy động vốn từ các tổ chức kinh tế lại chỉ tăng 9,7% và chỉ đạt 90,3% kế hoạch. Nguyên nhân là do năm 2011 chính sách tiền tệ thắt chặt, các tổ chức tận dụng tối đa nguồn vốn của mình cho sản xuất kinh doanh, nguồn vốn nhàn rỗi hạn chế và thị trường huy động vốn lộn xộn mà VCB thì khơng huy động bằng mọi giá.

Tuy nhiên lượng vốn huy động từ dân cư tăng mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu là kết quả đáng mừng. Nếu như trước đây vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thường chiếm tỷ trọng từ 70% - 80%, thì nay từ dân cư đã chi phối cho thấy niềm tin của người dân vào ngân hàng tốt hơn. Mặt khác, cơ cấu như vậy là ổn định và ít rủi ro, bởi nếu vốn từ các tổ chức kinh tế chi phối dễ dẫn tới sự thiếu bền vững do có tính linh hoạt cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)