2.5. Đánh giá chung thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền
2.5.2. Các mặt hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1. Các mặt hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của VCB cịn có nhiều hạn chế phải khắc phục để có thể tăng trưởng nguồn vốn huy động theo định hướng hoạt động ngân hàng.
Cùng với các NHTM quốc doanh khác, VCB đang nhìn thấy thị phần huy động vốn của mình giảm trung bình 1-2%/năm khi các NHTMCP nỗ lực tấn công khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể.
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn có xu hướng chậm lại. Ngồi ra cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý, thiếu ổn định, chưa khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng của VCB cịn kém đa dạng, tính tiện lợi chưa cao, chưa thiết kế riêng biệt cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Các hình thức bán chéo sản phẩm tuy đã áp dụng nhưng chưa thực sự thu hút sự quan tâm của khách hàng. Một số chi nhánh còn có thái độ cục bộ với khách hàng của chi nhánh khác cùng hệ thống của VCB.
Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ cho huy động vốn còn một số hạn chế như là: Dịch vụ thanh toán:
Chưa chú trọng quảng cáo, giới thiệu dịch vụ chuyển tiền quốc tế đến KH. Dịch vụ thẻ:
VCB là ngân hàng có kinh nghiệm nhất trong dịch vụ thẻ song hệ thống máy ATM của ngân hàng gây khơng ít phiền hà cho khách hàng về tình trạng máy bị lỗi đường truyền, bị hỏng, hết tiền. Tình trạng vào các ngày cao điểm, như nghỉ lễ, nghỉ tết, thứ bảy hay chủ nhật… khách hàng phải xếp hàng chờ đợi rút tiền tại các máy ATM…
Dịch vụ ngân hàng hiện đại:
Tính năng của các dịch vụ SMS, Home banking, Internet Banking cần được cung cấp nhiều tiện ích hơn nữa cho khách hàng…
Hiện nay phần lớn nguồn thu của VCB vẫn là bán buôn (kinh doanh trên thị trường tiền tệ và cho vay các DN lớn), chưa phát triển mạnh được mảng dịch vụ bán lẻ như huy động vốn từ dân cư, phát hành các loại thẻ (là mảng dịch vụ có tiềm năng và sẽ quyết định sự sống còn của các NHTM trong tương lai)
Hoạt động marketing chưa được cải thiện, kênh phân phối hầu hết là truyền thống. Mạng lưới phân phối chưa rộng khắp trên cả nước.
Ngoài ra tác giả xin nêu ra một số mặt cịn hạn chế trong phát triển thương hiệu: Tính tn thủ trong phát triển thương hiệu vẫn còn kém: mặc dù đã lập nên mục tiêu và định hướng nhưng tính tuân thủ trong phát triển thương hiệu ở đây là sự vận dụng, phát triển thực hiện theo kế hoạch của các chi nhánh chưa tốt, dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của VCB.
Chưa có một tổng thể đồng bộ trong hình ảnh bề ngồi của VCB cũng như hình ảnh nhân sự của VCB
Viecombank ban hành các chính sách, tiêu chuẩn liên quan đến phát triển thương hiệu còn chậm trễ hơn các ngân hàng khác: Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng của VCB đã được ban hành tháng 05/2009 có phần chậm trễ hơn vì các ngân hàng bạn cũng đã có bộ tiêu chuẩn này trước một thời gian khá dài.
Chưa có sự nhất quán về hình ảnh đặc thù của VCB: Cách thức thể hiện tên thương hiệu tại các chi nhánh, phòng giao dịch, kios ATM, phong cách thể hiện trong các hình ảnh quảng cáo cịn lộn xộn, chưa có tính nhất quán mặc dù đã có cẩm nang thương hiệu.
Tính đặc trưng, nét khác biệt chưa thể hiện được cái riêng có của VCB: Hình ảnh, thơng điệp và cách thể hiện nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu VCB chưa gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng hiện tại và tiềm năng.
Chiến lược truyền thông chưa rõ ràng: Dù đã phân khúc thị trường đa dạng, tuy nhiên thông tin chưa hướng tới phân khúc thị trường một cách hiệu quả nhất. Ví dụ, khu vực nơng thơn miền núi, thương hiệu Agribank ai cũng biết còn thương hiệu VCB ít được biết đến mặc dù trong chiến lược kinh doanh VCB cũng đã tung ra nhiều gói dịch vụ, sản phẩm cho nơng nghiệp.
Ứng dụng nghiên cứu thị trường trong phát triển thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức, chính vì thế chưa thể hiện tốt những giá trị cơ bản, giá trị khác biệt mà một thương hiệu ngân hàng cần có.
Những cách tiếp cận sản phẩm bán lẻ do VCB đưa ra chưa có sự khác biệt rõ ràng: Đưa ra định hướng là trở thành ngân hàng bán lẻ, nhưng những cách tiếp cận sản phẩm bán lẻ chưa có sự khác biệt, ít có giá trị gia tăng ở từng sản phẩm mà chỉ có thể cạnh tranh nhau chút về lãi suất trong khi tâm lý khách hàng không thể thay đổi một sớm
một chiều. Hình ảnh của VCB qua website chưa thật sự có ấn tượng. Thông tin trên website chưa đủ độ phong phú, chưa đủ độ sâu. Công tác truyền thông, tài trợ sự kiện, các hoạt động văn hóa, thể thao,…quảng cáo, tiếp thị còn đơn lẻ và thiếu chuyên nghiệp. 2.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan
Trong những năm qua, tuy nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá nhưng còn nhiều diễn biến phức tạp, khơng có lợi cho hoạt động ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, lạm phát là nguy cơ tiềm ẩn, diễn biến phức tạp của thị trường vàng, ngoại hối và thị trường chứng khoán,… tạo tâm lý e dè cho người dân khi gửi tiền có kỳ hạn vào ngân hàng.
Hệ thống luật pháp chưa đồng bộ và thiếu thống nhất, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập kinh tế về ngân hàng.
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có chức năng huy động tiền gởi làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ thu hẹp. Trong q trình cạnh tranh để tạo lập và mở rộng thị phần, thu hút được nguồn vốn, các tổ chức này đua nhau tăng lãi suất huy động không dựa trên cơ sở cung – cầu về vốn, làm cho mặt bằng lãi suất bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho cơng tác huy động vốn.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
Cơ chế hoạt động của VCB vẫn còn chưa linh hoạt do tỷ lệ vốn nhà nước còn chiếm khá lớn nên VCB mặc dù đã cổ phần hóa nhưng vẫn được xem là Ngân hàng thương mại Nhà nước. Cơ chế quản trị doanh nghiệp theo mơ hình nhà nước chưa giải phóng được các năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Chiến lược huy động vốn của VCB chưa được quán triệt và triển khai triệt để trên toàn hệ thống. Ý thức về tầm quan trọng của cơng tác huy động vốn cịn chưa được từng cán bộ nhân viên nhận thức đầy đủ. Ở cấp chi nhánh cịn có sự khơng thống nhất, thiếu sự hỗ trợ giữa các phòng ban, bộ phận trong thu hút, phát triển nguồn vốn huy động.
Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của VCB chưa được phát huy đúng tầm. VCB chưa có sản phẩm mới mang tính đột phá thực sự, mang dấu ấn đặc trưng của thương hiệu VCB. Các sản phẩm triển khai thường chậm hơn so với các ngân hàng khác. Diện mạo và cơ sở hạ tầng tại một số điểm giao dịch, đặc biệt là các chi nhánh mới thành lập, các phòng giao dịch chưa thật sự tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng từ
cái nhìn ban đầu. Ngồi ngun nhân khách quan của một số trụ sở là do thuê mướn, thì ý thức làm sạch đẹp, nổi bật địa điểm giao dịch của các đơn vị chưa thật sự tốt. Ngoài ra các hình ảnh để nhận diện ngân hàng qua các bảng hiệu, mẫu biểu giao dịch, trang phục của nhân viên… chưa thật sự nhất quán, đồng bộ giữa các chi nhánh.
Trình độ chun mơn và tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên chưa tương đồng, vẫn có một số nhân viên thể hiện tinh thần trách nhiệm chưa cao. Một số nhân viên còn tỏ thái độ quan liêu, thờ ơ khi giao dịch với khách hàng đặc biệt là tại các địa phương cịn ít các ngân hàng hoạt động. Ngoài ra việc giới thiệu, tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn đại khái nên đã phát sinh những bất tiện cho khách hàng.
Cơ chế chính sách khuyến khích người lao động cịn nhiều bất cập. Mơ hình tổ chức của VCB cịn mang nặng tính hành chính và phân theo khu vực địa lý (chiều ngang), thiếu tính tập trung theo chức năng (chiều dọc) nên chưa cho phép thống nhất quản lý và thực hiện đồng bộ hóa chính sách khách hàng và sản phẩm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của VCB và có so sánh với một số ngân hàng lớn như Vietinbank, Agribank, ACB, HSBC. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những kết quả đạt được và những điều chưa làm được, phân tích các nguyên nhân hạn chế để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của VCB hơn nữa trong chương 3.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỞI CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM