3.3. Một số giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn tiền gở
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và các Bộ có liên quan
3.3.2.1. Duy trì sự ổn định kinh tế
Mơi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của nền kinh tế nói chung và của các NHTM nói riêng. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mơ.
Kiểm sốt lạm phát:
Sự biến động mạnh trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao cũng sẽ làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng cao lãi suất tiền gởi sao cho lãi suất thực dương có thể không thực
hiện được. Do vậy việc kiểm sốt lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội.
Duy trì sự tăng trưởng kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, vai trị của Chính phủ trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì thu nhập của người dân sẽ dần được cải thiện và nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện tích lũy thu nhập qua hệ thống NHTM.
3.3.2.2. Hồn thiện mơi trường pháp lý
Trong xu thế hội nhập kinh tế, vấn đề môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế có vai trị quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và sự tự chủ kinh tế của đất nước. Để giảm thiểu những bất lợi cũng như tận dụng những thời cơ của quá trình hội nhập vào phát triển kinh tế của đất nước, có nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó việc hồn thiện môi trường pháp lý được coi là yếu tố quan trọng khơng thể trì hỗn.
Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng nhìn chung vẫn cịn nhiều bất cập. Trong thời gian tới, để tạo điều kiện cho hệ thống các NHTM phát triển đúng định hướng, có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Tiếp tục rà sốt, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và các cam kết của nước ta đã ký khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc sửa đổi và sớm đưa vào thực hiện Luật NHNN và Luật các TCTD là một bước đi quan trọng. Đây là hai bộ luật có tính nhạy cảm và phức tạp, cần được xem xét kỹ lưỡng để sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với điều kiện và đặc điểm của nước ta cũng như các yêu cầu nước ta đã ký kết về lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng khi gia nhập WTO. Năm 2010 là năm có điểm mốc pháp lý quan trọng đối với ngành ngân hàng. Ngày 16/06/2010, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 7 đã thơng qua Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 và Luật các TCTD số 47/2010/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010. Cũng như thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trước khi đưa vào thực tiễn cần có những thảo luận, kiến nghị và kết quả là sự ra
đời của thông tư 19/2010/TT-NHNN, việc nghiên cứu, quán triệt các điểm mới của Luật các TCTD, Luật NHNN, những tác động của các Luật này đối với hoạt động ngân hàng, đề xuất, kiến nghị các nội dung cần quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành để đảm bảo tính khả thi của Luật là rất cần thiết.
Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn nhất quán với các bộ luật có liên quan để tạo ra tính đồng bộ và hồn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương, các Bộ ngành có liên quan nhằm xây dựng một mơi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, trong đó các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút vốn vào ngân hàng.
3.3.2.3. Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt thông qua các biện pháp:
Hồn thiện khn khổ pháp lý, bao gồm các luật và các quy định liên quan đến các chủ thể tham gia thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua hệ thống thanh toán của các ngân hàng theo hướng phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, trên cơ sở đó có biện pháp kiểm sốt rủi ro pháp lý thích hợp.
Tích cực chỉ đạo triển khai các đề án thành phần của Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.
Thông tin, quảng bá, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, cá nhân về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh tốn. Huy động nguồn lực để đầu tư, nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán.
3.3.2.4. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước
Về điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối:
Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các cơng cụ chính sách tiền tệ hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm
phát, bảo đảm an tồn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo mơi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo ngun tắc thị trường thơng qua việc đổi mới, hồn thiện các cơng cụ CSTT, đặc biệt là các cơng cụ gián tiếp mà vai trị chủ đạo là nghiệp vụ thị trường mở.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, theo cơ chế thị trường và theo hướng gắn với một rổ các đồng tiền của các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng tại Việt Nam. Nới lỏng dần biên độ giao dịch của tỷ giá chính thức, tiến tới sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành tỷ giá hối đối. Giảm mạnh và tiến tới xóa bỏ sự can thiệp hành chính vào thị trường ngoại hối. Phát triển mạnh thị trường ngoại hối và các thị trường tiền tệ phái sinh theo các thông lệ quốc tế. NHNN chỉ can thiệp thị trường và đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của đất nước, chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu CSTT và bình ổn thị trường tiền tệ.
Hiện nay NHNN cần có biện pháp can thiệp để thu hẹp chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và giá niêm yết. Cơn khát ngoại tệ của các doanh nghiệp tăng cao trong những tháng cuối năm cần được NHNN can thiệp kịp thời.
Về cơ chế quản lý:
Phát huy vai trò của một NHTW, chủ yếu thực hiện các chức năng ngân hàng trung ương (ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, người cho vay cuối cùng, cơ quan điều tiết thị trường tiền tệ và trung tâm thanh toán) và các chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ của NHNN chủ yếu nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an tồn hệ thống tiền tệ - ngân hàng, góp phần tạo mơi trường vĩ mơ thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
NHNN độc lập trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đối. Nâng cao vai trị, trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong việc tổ chức thực hiện các chiến lược, xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và hạn chế sự can thiệp của các cơ quan liên quan vào quá trình xây dựng và thực thi CSTT, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Rà
sốt và hồn thiện các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo biệc tuân thủ nghiêm túc các quy định này.
Hoàn thiện và phát triển các hệ thống an toàn để đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro hệ thống và tăng cường hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thơng tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.
Xây dựng khung pháp lý cho các mơ hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như Cơng ty xếp hạng tín dụng, cơng ty mơi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng
Đổi mới cơ chế chính sách theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng
Hồn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng kiểm sốt có chọn lọc các giao dịch vốn (Việt Nam đã tự do hóa hồn tồn các giao dịch vãng lai)
Hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh…
Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường
Nâng cao cơng tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mơ hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác
Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thơng qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.
Tăng cường vai trị và năng lực hoạt động của Trung tâm thơng tin về tài chính ngân hàng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin về tài chính ngân hàng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở các lý luận ở chương 1, thực trạng của VCB ở chương 2, mục tiêu, định hướng của VCB, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của VCB với các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng nước ngồi với trình độ quản lý, năng lực tài chính hùng mạnh. Các nhóm giải pháp tập trung vào việc nâng cao các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh trong huy động vốn của ngân hàng như nâng cao năng lực tài chính, năng lực cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực… Đồng thời tác giả cũng nêu lên một số kiến nghị với Nhà nước nhằm hỗ trợ VCB trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
PHẦN KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội để các NH trong nước thực hiện hợp tác quốc tế… nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sức cạnh tranh mạnh mẽ về năng lực tài chính, chính sách kinh doanh của các NH nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chính vì thế, VCB cần phải xác định được những thế mạnh và nhược điểm của mình để từ đó nâng cao vị thế, cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập quốc tế.
Là ngân hàng có bề dày lịch sử với hơn 47 năm hình thành và phát triển, VCB đã xây dựng được một vị trí vững chắc trong hệ thống NHTM Việt Nam, luôn dẫn đầu trong các lĩnh vực ngân hàng và thành công trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, thị phần của VCB có dấu hiệu suy giảm do sự cạnh tranh ngày càng tăng của quá trình hội nhập, nhất là thị phần huy động vốn. Do đó VCB cần có biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn.
Các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn của VCB cần phải dựa vào khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng bằng việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ huy động vốn và các dịch vụ hỗ trợ, quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng và nhiều giải pháp khác được trình bày ở chương ba.
Để thực hiện được các giải pháp này thì VCB cần có được nguồn lực sẵn sang, đáp ứng nhu cầu của VCB như là nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực, nguồn lực về cơng nghệ… Các nguồn lực này cần được nâng cao theo thời gian.
Trong quá trình thực hiện những giải pháp này, VCB cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó để những giải pháp trên thực sự có sức sống và đi vào thực tiễn kinh doanh của VCB, điều quan trọng là Chính phủ, NHNN, các bộ ngành liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tạo ra một môi trường cạnh tranh thực sự lành mạnh, minh bạch và bình đẳng để VCB thực sự chủ động và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
Vì kiến thức, thời gian thực hiện đề tài cịn hạn chế cũng như luận văn cũng có phạm vi, giới hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp của Q thầy cơ, các đồng nghiệp và bạn bè để đề tài hoàn thiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Quy (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
2. PGS. TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội
3. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ ngân hàng, NXB Đại học quốc gia TPHCM
4. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học quốc gia TPHCM
5. Bùi Thị Nhật Lam (2010), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
6. Nguyễn Thành Phú (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam sau cổ phần hóa
7. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 8. Báo cáo thường niên của ACB, Agribank, HSBC, VCB, Vietinbank các năm