Phương thức hoạt động củaMặt trận xâydựng Tổquốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 30)

Phương thức thực thi quyền lực chính trị của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc, chúng ta có thể khẳng định rằng: Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là liên minh

chính trị, là đại biểu cho khối đại đồn kết tồn dân, thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào.

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là thành viên chiến lược của hệ thống chính trị và có vai trị to lớn đã thể hiện suốt tiến trình lịch sử của cách mạng giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một trong những mục tiêu cơ bản của chính trị và cả hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên XHCN ở Lào hiện nay là xây dựng và củng cố chế độ dân chủ nhân dân, nền dân chủ với quảng đại quần chúng nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Nền dân chủ ấy có sự thống nhất về cơ bản giữa bản chất giai cấp cơng nhân với tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại. Hiến pháp nước CHDCND Lào đã khẳng định: "Nhà nước, nước CHDCND Lào là Nhà nước dân chủ nhân dân, là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bao gồm các tầng lớp trong xã hội do cơng - nơng - trí thức làm nịng cốt" [46, tr. 4]. Trong chế độ dân chủ nhân dân, dân chủ được thực hiện bằng cả hệ thống chính trị.

Hệ thống chính trị do Đảng NDCM Lào lãnh đạo là cơ chế đảm bảo quyền lực của nhân dân. Đó là căn cứ lý luận để khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, sự cần thiết phải tập hợp quảng đại quần chúng nhân dân xung quanh Đảng, khẳng định mục tiêu đổi mới của cả hệ thống chính trị nói chung và với mỗi thành tố cấu thành hệ thống chính trị nói riêng, cũng như với Mặt trận là nhằm thực hiện tốt chế độ dân chủ nhân dân, phát huy đẩy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Điều đó đặt cơ sở khách quan cho hoạt động của Mặt trận và cũng là cơ sở để xác định quan hệ giữa Mặt trận với các nhân tố cấu thành hệ thống chính trị và nội dung lãnh đạo của Đảng với Mặt trận.

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một liên minh chính trị, là tổ chức tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân thể hiện trên những vấn đề sau:

- Mặt trận là nơi quy tụ đại biểu tiêu biểu của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, người Lào yêu nước định cư ở nước ngoại... thực hiện chức năng tư vấn và giám sát đối với hoạt động của Đảng và Nhà nước.

- Mặt trận thật sự là nơi hiệp thương bầu cử các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương.

- Mặt trận thật sự có đại diện trong cơ quan dân cử (Quốc hội). Các đại diện ấy do các thành viên của Mặt trận lựa chọn và cử vào danh sách bầu vào các cơ quan quyền lực.

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một bộ phận quan trọng trong công tác vận động quần chúng của Đảng. Cách mạng Lào cũng như các nước khác, muốn giành thắng lợi sau khi có đường lối đúng phải tiến hành tuyên truyền, giáo dục, vận động và tập hợp quần chúng thành lực lượng giác ngộ có tổ chức để làm cách mạng. Đảng của giai cấp công nhân phải thực hiện liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác. Sự liên minh ấy là một tất yếu.

Sau khi đất nước Lào được giải phóng (1975) Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc kế tục sự nghiệp của Mặt trận Lào-ít-xa-lạ và Mặt trận Lào yêu nước giữ vai trò to lớn trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có được thành tích đó chính là vì Đảng có ý thức sâu sắc về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là liên minh chính trị, tính chất liên minh chính trị của Mặt trận vạch rõ đây khơng phải là một đồn thể chính trị đơn nhất, khơng phải là tổ chức của một nhóm người mà là liên minh chính trị của tất cả các lực lượng chính trị trong nước; tính chất liên minh của Mặt trận được đặt trên cơ sở tất cả các thành viên cùng chung một mục tiêu cơ bản: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính giai cấp và tính dân tộc, tính giai cấp là cơ sở, là định hướng cịn tính dân tộc ln rộng rãi và nổi trội. Tính dân tộc biểu hiện từ mục tiêu tập hợp, đối tượng tập hợp đến nguyên tắc tập hợp và hoạt động của Mặt trận.

Mặt trận khơng có hội viên, chỉ có thành viên nên hoạt động của Mặt trận thực chất là hoạt động của từng thành viên là chủ yếu, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc hiện nay gồm có năm thành viên quan trọng là:

+ Liên hiệp cơng đồn Lào (thành lập 1/2/1966) là tổ chức chính trị của giai cấp cơng nhân Lào, giai cấp tiêu biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian qua cũng như hiện nay Liên hiệp cơng đồn Lào đã chú trọng quan tâm xây dựng cả về chất và lượng đội ngũ cơng nhân, nơng dân và trí thức trở thành lực lượng nịng cốt của cách mạng Lào, một số hội đoàn trưởng thành cán bộ nòng cốt của Đảng và Nhà nước. Hiện có 24.554 đồn viên là đảng viên, chiếm 1/5 tổng số đảng viên, có 30.786 đồn viên cơng đồn là đoàn viên Đoàn thanh niên NDCM Lào, 21.501 đoàn viên là hội viên Hội liên hiệp phụ nữ.

+ Đoàn thanh niên Nhân dân cách mạng Lào (thành lập 14/4/1955) là tổ chức chính trị của thế hệ trẻ, thế hệ đầy sức sống sẽ tiếp nối sự nghiệp của ông cha, mà đã từng "rèn luyện trong ngọn lửa chiến tranh cách mạng giải phóng đất nước", là nguồn nhân lực của đất nước đang phấn đấu thi đua thực hiện "khẩu hiệu: 2 đồn kết, 3 tốt, 4 phát triển" hiện có khoảng 1.370.000 thanh niên. Trong đó 31.720 đồn viên là cơng nhân, 150.000 đồn viên là nơng dân, 42.834 đoàn viên là sinh viên, 18.900 đồn viên là cán bộ cơng chức nhà nước và 47.405 đoàn viên là đảng viên Đảng NDCM Lào.

+ Hội Liên hiệp phụ nữ Lào (thành lập 20/07/1955), hiện có 813.097 hội viên, là tổ chức chính trị đại diện của một nửa cơng dân cả nước, có nhiệm vụ thực hiện quyền làm chủ của các mẹ, các chị trong phong trào thi đua "ba tốt" (công dân tốt, phát triển tốt, gia đình có văn hóa tốt) và trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

+ Hội cựu chiến binh Lào (thành lập năm 2002), là tổ chức chính trị - xã hội tiêu biểu của "Anh bộ đội giải phóng" đã từng vào sinh ra tử, chiến đấu hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng để giành, giữ và bảo vệ nền độc lập, tự do, dân chủ cho Tổ quốc.

+ Đảng NDCM Lào (thành lập 22/03/1955), hiện nay có đảng viên, là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp cơng nhân Lào, đại biểu cho lợi ích của giai cấp

công nhân và nhân dân lao động. Đảng NDCM Lào là người lãnh đạo duy nhất hệ thống chính, "Đảng vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận".

Như vậy, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một liên minh chính trị của các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước và tiến bộ của Tổ quốc hướng vào mục tiêu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước Lào hịa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng. Bản chất liên minh chính trị của Mặt trận là "thống nhất hành động" để xây dựng và bảo vệ đất nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết dân tộc do Đảng NDCM Lào lập ra, rèn luyện và lãnh đạo.

Thực hiện quan điểm "lấy dân làm gốc" là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định sự thành cơng của cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Đảng NDCM Lào đã chú trọng quan tâm đến việc phát huy nhân tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, Nhà nước và Mặt trận. Một khi được làm chủ thì nhân dân sẽ chủ động, sáng tạo giải quyết những vấn đề sống còn của đất nước, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong chế độ dân chủ nhân dân, nhân dân các bộ tộc Lào thực thi quyền lực chính trị của mình qua hai phương thức: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp nhằm phát huy quyền làm chủ của mình. Với tư cách là tổ chức đại diện, hệ thống chính trị có vai trị bảo đảm việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân, trong đó Mặt trận có vai trị cực kỳ quan trọng, Mặt trận vừa là phương thức vừa là môi trường để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình.

Chương 2: MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG TỔ QUỐC TRONG VIỆC THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w