Lào là một nước có nhiều thành phần dân tộc. Đơn vị cơ sở của mỗi thành phần dân tộc ở Lào được gọi là "phầu" tương đương với bộ tộc. Cả nước Lào có 49 phầu [29, tr. 1]. Số lượng đông đảo các phầu và đặc điểm cư trú xen cài chặt chẽ giữa các phầu trên bình diện tồn quốc, thậm chí có nơi đến từng mường (huyện), bản (làng) tạo nên một bức khảm dân tộc hết sức phong phú và đa dạng.
Cách mạng Lào đã thành công trong việc diễn đạt tiếng nói chung của cộng đồng dân tộc Lào bằng cách gọi các phầu Lào theo ba khối: khối thứ nhất là các phầu Lào ở dưới thấp, chiếm lĩnh khu vực đồng bằng, thung lũng ven sông hay thung lũng ven chân núi, "tức là nhóm Lào Lùm đa số chiếm 64% dân số; khối thứ
hai là nhóm Lào Thơng ở các cao nguyên và đồng bằng, chiếm 22% dân số; khối thứ ba là nhóm Lào Xủng sống ở đỉnh núi, chiếm 14% dân số" [8, tr. 26]. Hiện nay,
sau khi đất nước được giải phóng năm 1975, do chính sách của Đảng và Nhà nước, nhân dân các bộ tộc Lào (các phầu) đã tiến hành sản xuất phát triển kinh tế làm cho
các khu vực kinh tế gắn chặt với nhau từ Bắc đến Nam, từ đỉnh núi đến đồng bằng, từ thành phố đến nông thôn, làm cho ba khối Lào ngày càng đồn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau xây dựng đất nước.
Ngay từ thời xa xưa, việc nhận thức sâu sắc đoàn kết dân tộc là nguyện vọng sống còn của nhân dân các bộ tộc Lào. Người Lào vốn có một ý thức cộng đồng cao, sống chan hịa trong cộng đồng "như hình thức cơng xã nơng thôn"; họ luôn mong mọi người sống tốt đẹp, gặp nhiều may mắn để hưởng hạnh phúc, đồng thời đòi hỏi một sự đối xử công bằng cho tất cả mọi người.
Xã hội Lào trước khi thực dân Pháp vào xâm lược là một xã hội phong kiến (phong kiến phân tán yếu ớt, chưa tập quyền). Cơ sở kinh tế trong xã hội Lào lúc bấy giờ là nền kinh tế nơng nghiệp trồng lúa nước và làm rẫy ở trình độ lạc hậu, tự cung tự cấp, khép kín, phân tán, ít giao lưu. Trên cái nền kinh tế thấp kém đó, hình thành lên một cấu trúc xã hội theo kiểu thiết chế phong kiến phương Đông: Vua - quan - thần dân. Khi thực dân Pháp nhảy vào xâm lược, tuy ít nhiều có làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế- xã hội ở Lào. Song về cơ bản xã hội Lào lúc này vẫn là một xã hội thuộc địa, dựa trên thiết chế có tính chất quan liêu, qn phiệt để duy trì ách áp bức, nơ dịch của bọn đế quốc bên ngoài và phong kiến tay sai ở trong nước. Trong một xã hội như thế, người Lào tất yếu còn chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của những tư tưởng, tập tục phong kiến xa lạ với các thiết chế dân chủ, xa lạ với những nhu cầu về các quyền cơ bản của con người.
Xã hội Lào trước khi giải phóng là một xã hội phong kiến - nửa thuộc địa. Q trình phát triển của nó được diễn ra một cách chậm chạp với một số đặc điểm như: trình độ phân hóa giai cấp chưa cao, chưa sâu sắc vì nhiều nguyên nhân do lịch sử, địa lý và kinh tế, hơn nữa, lại bị chế độ phong kiến sơ kỳ thống trị nhiều thế kỷ, tiếp theo là chế độ thực dân cũ và mới.
Sau khi đất nước được giải phóng năm 1975, Lào đã xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân để tạo tiền đề vững chắc đi lên CNXH. Đảng và Nhà nước
đã cố gắng tạo mọi điều kiện để biến đổi nhiều mặt trong xã hội và đặc biệt là phát triển kinh tế.
2.2. Thực trạng hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng tổ quốc trong việcthực thi quyền lực chính trị của nhân dân