Tình hình chính trị

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 38)

Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện khi giai cấp ra đời, ngay từ đầu đã là một vấn đề nổi bật trong đời sống xã hội. "Chính trị" theo ngun nghĩa của nó là những cơng việc nhà nước hay xã hội, là phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ của các giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước [24, tr. 61].

Chính trị là phạm trù rộng lớn. Cái quan trọng nhất trong chính trị, theo Lênin, là "Tổ chức chính quyền nhà nước". Vì vậy, "chính trị là sự tham gia vào những cơng việc của Nhà nước, là việc vạch hướng đi cho Nhà nước, việc xây dựng những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước [10, tr. 404].

Theo Lênin, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế được cơ đọng lại. Điều đó có nghĩa là chính trị của một giai cấp là do địa vị thống trị trong kinh tế sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội về mặt chính trị. Sự thống trị về kinh tế chỉ được thực hiện một cách đầy đủ bằng quyền lực của Nhà nước và Nhà nước là công cụ chủ yếu để đảm bảo quyền lợi cho giai cấp thống trị, trong đó lợi ích kinh tế là cơ bản nhất.

Xuất phát từ luận điểm trên của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng NDCM Lào từ khi mới ra đời đã vận dụng, tuyên truyền, giáo dục nhân dân các bộ tộc Lào tham gia làm cách mạng dân tộc dân chủ, từng bước tiến hành đập tan bộ máy nhà nước

của bọn phong kiến - thực dân cũ và mới, giải phóng đất nước, giành chính quyền về tay giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã làm thay đổi tình hình chính trị ở Lào. Sau hơn 30 năm đấu tranh giành chính quyền của nhân dân các bộ tộc Lào, đến ngày 2-12-1975, cách mạng Lào đã thành cơng, tồn bộ chính quyền đã chuyển về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Nhân dân các bộ tộc Lào đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Trong báo cáo chính trị Đại hội V của Đảng đã nhấn mạnh: "Trong chế độ dân chủ nhân dân, Nhà nước là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; mọi hoạt động của Nhà nước đều nhằm đem lại cơm no, áo ấm cho nhân dân và làm cho đất nước giàu mạnh" [38, tr. 42]. Đó là bản chất của chế độ dân chủ nhân dân ở Lào. Trong Chương 1, Điều 2 Hiến pháp đầu tiên của Lào (1991) đã ghi rõ: "Nhà nước CHDCND Lào là Nhà nước dân chủ nhân dân. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì quyền lợi của nhân dân, bao gồm các tầng lớp trong xã hội do cơng - nơng - trí thức làm nịng cốt" [46, tr. 4].

Thực tế gần 30 năm xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã và đang tham gia làm chủ đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đánh tan và chống lại kẻ phản động, đập tan mọi âm mưu của kẻ thù, giữ vững nền độc lập, tự do. Tình hình chính trị khơng chỉ được giữ vững và ổn định mà còn được nâng cao và phát triển cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, làm cho Đảng và Nhà nước ngày càng có uy tín và được sự tín nhiệm của nhân dân cả nước và quốc tế.

Hệ thống chính trị là thuật ngữ phản ánh cơ cấu tổ chức và quan hệ chính trị của bất cứ một xã hội nào cịn có những giai cấp khác nhau và mỗi xã hội đó bao giờ cũng có một hệ thống chính trị thích ứng với nó. Xét từ phương diện kết cấu và chức năng, hệ thống chính trị được hiểu như là một chỉnh thể của các tổ chức nhà nước, đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội khác do đảng cầm quyền lãnh đạo, nhằm tác động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ cấu của hệ thống chính trị, một mặt bao gồm các nhân tố chính trị, xã hội như: đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Mặt khác, còn bao gồm các nhân tố tư tưởng, tinh thần thể hiện dưới dạng những luận điểm chính trị, chuẩn mực quan hệ xã hội... nhằm kích thích hoạt động chính trị. Bởi vậy, hệ thống chính trị khơng chỉ tập hợp các nhân tố tổ chức mà còn bao hàm cả nhiều yếu tố khác nữa.

Hệ thống chính trị XHCN là một tổng thể của các nhân tố chính trị, bao gồm đảng, nhà nước, các tổ chức, các đồn thể chính trị hoạt động theo một cơ chế bảo đảm tập trung mọi quyền lực thuộc về nhân dân, bảo đảm cho xu hướng và khả năng đi lên CNXH từng bước trở thành hiện thực.

Chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay, mặc dù chưa hoàn toàn là chế độ dân chủ XHCN, nhưng ngay trong bản thân nó từ đầu đã có những yếu tố XHCN mà những yếu tố đó giữ vai trị quyết định sự phát triển tiến lên CNXH [37, tr. 28]. Do đó, hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay, theo báo cáo của Đại hội V của Đảng NDCM Lào: "Hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân ở Lào gồm: Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào, Mặt trận và các tổ chức quần chúng, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo" [38, tr. 42].

Hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân ở Lào ra đời, tồn tại và phát triển là kết quả của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự ra đời của nó được quy định bởi những điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội phù hợp với quy luật khách quan của xã hội Lào. Trải qua gần 35 năm xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào, đến nay hệ thống chính trị đã đạt được những thành tựu nhất định, đồng thời cũng đang bộc lộ những mặt yếu kém, không phù hợp với xu thế hiện đại, cần có sự bổ sung, đổi mới.

Nhìn chung, hoạt động của hệ thống chính trị ở Lào cịn trong tình trạng chưa nhịp nhàng, đồng bộ, cịn nhiều mặt hạn chế. Tệ quan liêu đã dẫn đến hình thành một bộ máy đồ sộ, nhiều tầng lớp, cản trở lẫn nhau. Trong hệ thống, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân khác, giữa Trung ương với

địa phương và từng cơ sở, giữa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với nhân dân trong thực hiện nó vẫn cịn nhiều trục trặc cần tháo gỡ.

Hiện tượng "nhà nước hóa" tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị đã hạ thấp ý nghĩa của nền dân chủ nhân dân, cản trở việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân. Bệnh dân chủ hình thức, tệ quan liêu cịn khá phổ biến trong hoạt động của tổ chức Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, pháp luật chưa được thực hiện nghiêm minh, tình trạng vơ tổ chức, vơ kỷ luật, cục bộ địa phương vẫn có chiều hướng tăng lên. Tình hình đó khiến cho vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước và vai trò phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng bị suy giảm, lòng tin nhân dân vào chế độ mới bị giảm sút, quyền làm chủ của nhân dân bị hạn chế, thiếu dân chủ.

Sau Đại hội IV (1986), Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để phát huy quyền làm chủ nhân dân, mở rộng dân chủ nội bộ. Vì thế, bước đầu đã tạo ra bầu khơng khí dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong những hoạt động của bản thân hệ thống chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị là nhằm đảm bảo cho đời sống xã hội có dân chủ hơn. Thực tế mấy năm gần đây cho thấy, Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng các cấp, trong một số chủ trương và hoạt động đã thể hiện dân chủ hơn, bớt tập trung quan liêu bằng phương pháp dân chủ như đối thoại, lấy ý kiến nhân dân, trả lời và giải quyết những điều mà nhân dân nêu ra. Đảng và Nhà nước đã có ý thức tơn trọng dân, gần dân hơn, vì thế đã kịp thời hiểu được tâm tư nguyện vọng của dân như: Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị về việc chuyển hướng xuống cơ sở, lấy dân làm gốc; Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng tỉnh, thành là đơn vị chiến lược; huyện là đơn vị kế hoạch và ngân sách; làng, bản là cơ sở tổ chức thực hiện. Đồng thời cũng đã chú trọng việc bầu cử đại biểu Quốc hội đúng theo nhiệm kỳ.

Từ đó, trong tổ chức và phương thức hoạt động của các phân hệ hợp thành hệ thống chính trị bước đầu đã có sự đổi mới, giảm bớt được một phần hiện tượng

Đảng bao biện làm thay công việc của Nhà nước. Bộ máy nhà nước cũng bắt đầu tinh giản, giảm bớt đi những đầu mối trung gian và những bộ phận cồng kềnh nhằm hợp lý hóa hơn nữa bộ máy quản lý của Nhà nước và bộ máy lãnh đạo của Đảng và đồng thời nghiên cứu, bổ sung, sủa đổi hiến pháp và đề ra các bộ luật mới và bổ sung, sửa đổi các bộ luật khơng cịn phù hợp với thực tế hiện nay. Đến nay, CHDCND Lào đã có 58 bộ luật và Hiến pháp (từ Quốc hội khóa I - khóa V). Ở các cấp, các ngành đã có sự tiến hành kiện tồn tổ chức và giảm được khá nhiều khâu trung gian và đầu mối không phù hợp. Kể từ khi có Hiến pháp năm 1991 đến nay, về quản lý hành chính địa phương ở CHDCND Lào chỉ cịn 3 cấp: Tỉnh (thành phố), huyện và bản (bỏ cấp xã); và ở nhiều cơ quan, nhiều địa phương đã và đang áp dụng chế độ kiêm nhiệm (nhất thể hóa).

Bắt đầu từ cuộc cải cách về kinh tế và đổi mới về chính trị, với tư cách là một bộ phận của hệ thống chính trị, Mặt trận cũng có sự đổi mới cả tên gọi cũng chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động.

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc có chính sách phát triển truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giác ngộ tinh thần tự lực tự cường, xây dựng khối đại đoàn kết tồn dân, khơng phân biệt tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, kể cả người Lào sinh sống ở nước ngồi có sự ủng hộ, đồng tâm với sự nghiệp đổi mới của, cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc làm cho đất nước hịa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng.

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là một tổ chức liên hiệp cơng - nơng - trí thức và các tầng lớp xã hội khác để tập hợp quần chúng nhân dân cùng tham gia vào các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt trận có chức năng phát huy tình đồn kết tồn dân, tăng cường sự thống nhất về chính trị, tư tưởng của tồn dân. Mặt trận tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng với Đảng, Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; vận động nhân dân các bộ tộc tổ chức thực hiện nghiêm Hiến

pháp, pháp luật của Nhà nước, giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước và các đại biểu dân cử.

Sự hình thành và phát triển của Mặt trận là do tính tất yếu lịch sử phát triển của đất nước Lào, do điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của dân tộc Lào quy định với chức năng trọng tâm là: tập hợp đại đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước đấu tranh anh hùng của dân tộc, vận động nhân dân cùng tham gia công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, trong Văn kiện Đại hội V của Đảng đã xác định rõ: “Sự đoàn kết thống nhất là yếu tố quyết định sự trưởng thành và phát triển của dất nước Lào. Vì thế, chúng ta phải chú trọng tập hợp các tầng lớp nhân dân, các bộ tộc thành một khối đại đồn kết thống nhất, một lịng một dạ, phát huy tinh thần yêu nước, thương nòi của nhân dân các bộ tộc Lào thành một sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [38, tr. 23].

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w