Phát huy quyền làm chủ của nhândân các bộ tộc Lào trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 59)

Quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ nhà nước pháp quyền, chủ yếu là phụ thuộc trực tiếp vào trình độ trưởng thành của nhân dân, nhất là trình độ dân trí, trong đó có cả trình độ văn hóa, chính trị và pháp luật. Hiện nay, vấn đề nâng cao trình độ dân trí càng trở nên cấp thiết trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển và hướng tới phát triển bền vững. Cho nên việc thực hiện chủ trương "diệt giặc dốt" là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám của Việt Nam thành công, Bác Hồ đã nói: "Nay chúng ta đã giành được độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí" [18, tr. 28]. Ở Lào sau khi đất nước được giải phóng, Đảng và Nhà nước Lào cũng có chủ trương "lấy cách mạng tư tưởng văn hóa đi trước một bước, trong đó lấy giáo dục làm trọng tâm" [35, tr. 78].

Từ chủ trương, chính sách đó, nhiều năm qua Đảng và Nhà nước Lào đã có nhiều biện pháp cụ thể để nâng cao dân trí lên ngang tầm với nhiệm vụ của cách mạng. Nhưng đến nay, ở Lào nhìn chung, trình độ giáo dục và những điệu kiện sinh hoạt, phát triển giáo dục của nhân dân còn thấp, một bộ phận lớn dân cư còn mù chữ khoảng 300.000 người, chiếm 40% số người ở lứa tuổi từ 15 đến 45 [55, tr. 147]. Cả nước có 10.752 làng, bản, trong đó 2.266 làng, bản chưa có trường học. Vì thế năng lực hoạt động chính trị - xã hội của nhân dân bị hạn chế, như Lênin nói: “Người mù chữ đứng ngồi chính trị và đó chính là mảnh đất tốt sẽ làm nảy sinh và dung túng tệ độc đoán, chuyên quyền trong bộ máy của Đảng và Nhà nước”.

Để nâng cao nhận thức về dân chủ, trước hết phải nâng cao trình độ học vấn, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng ý thức pháp quyền cho cơng dân là nhân tố quan trọng để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trình độ dân trí thấp, đời sống

nhân dân cịn khó khăn là những trở ngại rất lớn đến việc tiếp nhận thông tin, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, trình độ học vấn cao thì sự hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ thuận lợi hơn.

Muốn nâng cao trình độ dân trí, trước hết nhà nước cần có chính sách phù hợp nhằm xóa nạn mù chữ cho nhân dân, phổ cập học vấn phổ thơng. Cần có chế độ khuyến khích vật chất cho người dạy và người học, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Mặt trận và các đồn thể phải làm tốt cơng tác tun truyền, vận động để phát động được phong trào thi đua xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ học vấn trong tồn dân, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số.

Với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, với Nhà nước, Mặt trận các cấp phải tiếp tục chủ động lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng và các chính sách, các dự án luật và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Ở Lào, người dân ở vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số có ý thức tơn trọng phápluật chưa cao. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng chưa được quan tâm đúng mức, các văn bản pháp luật ít được phổ biến và châm đi vào cuộc sống. Các tầng lớp nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số rất ít được phổ biến, mà ngay trong các trường phổ thông, phần lớn số giáo viên giảng dạy chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, mặt bằng dân trí nói chung cịn thấp, nhất là dân trí về pháp luật. Cho nên Mặt trận các cấp cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng đối tượng, nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số, phải gắn tuyên truyền, giáo dục pháp luật với xây dựng môi trường sống lành mạnh và làm giảm cơ bản các loại tội phạm.

Tổ chức tiếp dân, tiếp nhận những đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo chức năng của mình; kịp thời nghiên cứu, giải quyết những thư khiếu nại, kiến nghị của nhân dân và kịp thời chuyển các thư khiếu nại, kiến nghị của nhân dân đến

chính quyền nhân dân. Đồng thời nhắc nhở, tác động, thúc đẩy chính quyền nhanh chóng giải quyết những u cầu bức xúc của nhân dân trên tinh thần dân chủ, công bằng và đúng pháp luật.

Phối hợp với ngành quân sự trong công tác tuyển quân hàng năm, cùng với các tổ chức thành viên vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách hậu phương qn đội, góp phần xây dựng và củng cố nền quốc phịng toàn dân, tăng cường an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ và phát huy những thành quả cách mạng.

3.1.2. Củng cố đại đoàn kết toàn dân, phát huy nội lực, động viên mọi tiềmnăng của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w