Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 56)

Kế tục sự nghiệp cách mạng và phát huy truyền thống anh dũng của Mặt trận Lào ít-xa-la và Mặt trận Lào yêu nước, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc đã thể hiện vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, vừa là phương thức, vừa là môi trường để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền lực chính trị và quyền làm chủ của mình.

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho các tầng lớp nhân dân ý thức được tinh thần tự lực tự cường, tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới. Mặt trận các cấp đã tích cực tham gia xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân, nhất là các cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử chính quyền cấp cơ sở (trưởng bản, trưởng làng). Mặt trận cịn góp phần tham gia xây dựng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Tổ chức Mặt trận không ngừng được mở rộng, đội ngũ cán bộ Mặt trận dù cịn ít ỏi về số lượng nhưng đã thể hiện sự vững vàng trong hoạt động thực tiễn, uy tín của Mặt trận trong quần chúng ngày càng được nâng lên, vai trò của Mặt trận trong đời sống xã hội từng bước được khẳng định, nhiều chương trình, phong trào do Mặt trận phát động, chủ trì đã tạo được chuyển biến sâu sắc trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở các địa bàn dân cư và được các tầng lớp nhân dân ủng hộ rộng rãi.

Bên cạnh những thành tựu đó, hoạt động của Mặt trận vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn cần khắc phục. Hoạt động của Mặt trận dù đã có luật bảo đảm, nhưng cơng tác Mặt trận vẫn cịn khơng ít những yếu kém, thiếu sót, chưa thật sự phát huy được tính chủ động, tính sáng tạo của quần chúng. Công tác giám sát,

kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước và các đại biểu dân cử, mặc dù đã được ghi rõ trong Điều lệ là một trong những nhiệm vụ của Mặt trận, nhưng hoạt động thực tế cịn ít, kinh phí cịn hạn chế.

Qua hoạt động thực tiễn của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong những năm qua nhằm thực hiện quyền lực chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta có thể rút ra được một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay là:

Để nâng cao tinh thần và phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Lào hiện nay, cần làm cho cả hệ thống chính trị trước hết là Đảng lãnh đạo và từng đảng viên quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Đảng: Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc, là sự sống còn của đất nước, cho nên chúng ta phải chú trọng phát huy truyền thống đó thật rộng rãi và bền vững, đồng thời càng khơng ngừng chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân có cơm ăn, áo mặc, có chỗ ở, việc làm và được học hành.

Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự viện trợ giúp đỡ của Nhà nước đối với hoạt động của Mặt trận, để Mặt trận thực sự trở thành một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân ở trong nước và ngồi nước, là cơ sở chính trị, đồn kết phấn đấu vì mục đích tối cao của tồn thể dân tộc. Thông qua hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình, Mặt trận phải thật sự là nơi tập hợp mọi tổ chức, mọi cá nhân yêu nước, là nơi hội tụ sức mạnh của toàn dân tộc, nơi nhân dân bày tỏ chính kiến và tham gia các quyết sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nơi gắn kết mối lien hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Mặt trận vừa là phương thức vừa là môi trường để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động.

Muốn đồn kết thực sự, muốn khơi dậy sức mạnh của toàn dân, phải thực hành dân chủ rộng rãi gắn liền với kỷ cương xã hội trên mọi lĩnh vực, trước hết là dân chủ trong kinh tế và dân chủ từ cơ sở. Dân chủ là giá trị tinh thần của nhân loại,

là xu thế của thời đại, là nguyện vọng thiết tha của nhân dân từ bao đời này. Ngày nay, dân chủ trở thành mục tiêu, thành động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Làm được như vậy, mới củng cố vững chắc và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.Thực tế cho thấy ở đâu dân chủ phát huy thì ở đó khối đại đồn kết tồn dân được củng cố vững chắc. Nhưng muốn có được dân chủ thực sự ở Lào hiện nay, trước hết phải phát triển giáo dục, tăng cường trình độ dân trí, coi đó là chìa khóa của dân chủ.

Ủy ban Mặt trận các cấp phải tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước trên mọi mặt công việc của từng cơ quan, đơn vị, từng địa phương với khẩu hiệu là: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua". Trong việc tổ chức thực hiện phong trào này thì những người cán bộ chủ chốt của từng cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo của Đảng các cấp phải làm gương mẫu như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ đi trước, làng nước đi sau.

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ Mặt trận ở các cấp cần phải được củng cố và tăng cường về mọi mặt cả số lượng và chất lượng ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, nhất là cán bộ giúp việc của Mặt trận ở cấp huyện. Đồng thời cũng phải tăng cường sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ với Đảng ủy,chính quyền nhân dân và các tổ chức thành viên trong hoạt động của mình, nhằm tạo nên sự nhất trí, thống nhất về hành động và coi đó là sức mạnh tổng hợp của tồn dân.

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG TỔ QUỐC TRONG VIỆC THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w