Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 33)

Nước Lào là một trong những nước chậm phát triển nhất thế giới. Nếu nhìn lại lịch sử phát triển của Lào, thì sự tiến hóa của xã hội Lào chưa vượt qua thời kỳ phong kiến cát cứ, lại bị phong kiến nước ngồi và chủ nghĩa đế quốc đơ hộ gần 200 năm.Vì vậy, nền kinh tế của Lào về cơ bản là một nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự nhiên, nửa tự nhiên, tự cung tự cấp. Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề canh tác ruộng rẫy với những phương tiện thô sơ và năng suất lao động thấp.

Suốt thời gian thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và thống trị, nước Lào luẩn quẩn trong sự lạc hậu về kinh tế. Chúng dựa vào giai cấp phong kiến để đặt ách thống trị, áp bức bóc lột nhân dân các bộ tộc Lào rất nặng nề, chủ yếu là nông dân, đặc biệt là đế quốc Mỹ. Chẳng những không đầu tư được cơ sở sản xuất như đường sá, thủy lợi..., mà còn tiến hành chiến tranh liên miên phá hoại nặng nề nền sản xuất và đời sống của nhân dân trên phần lớn lãnh thổ đất nước, làm cho cuộc sống nhân dân vốn đã nghèo khổ lại càng nghèo khổ thêm, giao thông vận tải đi lại rất khó khăn.

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nền kinh tế Lào trở thành nền kinh tế phụ thuộc, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chi phối toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chúng chủ trương xây dựng nước Lào thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng và vơ vét những tài nguyên quý báu của Lào như gỗ, nơng sản, lâm sản... Nhìn chung, nền kinh tế Lào lúc bấy giờ rất lạc hậu, ở nơng thơn hàng hóa rất thiếu thốn, nhân dân thiếu đói, đường sá đi lại khó khăn. Nhân dân các bộ tộc Lào phần lớn vẫn sinh sống bằng phá rừng làm rẫy, hồn tồn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, làm ăn nặng nhọc, "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" trong hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật, chủ nghĩa thực dân cũ và mới tiến hành chính sách ngu dân, chia rẽ để thống trị. Như vậy, nhân dân các bộ tộc Lào đã bị trói buộc vào nền kinh

tế tự nhiên, nửa tự nhiên, tự cung tự cấp, trình độ văn hóa thấp kém. Giai cấp cơng nhân q ít ỏi, chưa được rèn luyện kỷ luật lao động nghiêm ngặt của nền sản xuất phát triển, chưa được hưởng thành tựu khoa học, kỹ thuật của thời đại, chưa quen với sản xuất có tổ chức, có quản lý điều hành bằng kỷ cương pháp luật và cũng chưa hiểu dân chủ và chế độ dân chủ là thế nào? Quyền lực và quyền lực chính trị là gì? Họ mang nặng phong tục tập quán, coi thường pháp luật, có tác phong tự do, tùy tiện, tản mạn, cá nhân, cục bộ, địa phương.

Do tình hình kinh tế - xã hội cịn thấp kém, lạc hậu, sau khi giải phóng đất nước (1975), Lào chưa đủ điều kiện để đi thẳng lên xây dựng CNXH mà phải xây dựng chế độ dân chủ nhân dân định hướng XHCN.

Theo báo cáo tổng hợp quy hoạch kinh tế - xã hội năm 2012-2013 của Bộ kế hoạch và đầu tư Lào. Hiện nay, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào phát triển nơng lâm nghiệp, mang nặng tính sản xuất tự nhiên, tự cung tự cấp. Điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, nghèo nàn lạc hậu. Sự hợp tác với nước ngồi dù đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, song quy mơ và mức độ cịn hạn chế. Các tiềm năng kinh tế chưa được phát huy một cách có hiệu quả, phần lớn đất, rừng và tài nguyên năng lượng vẫn ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư khai thác và hiệu quả kinh tế đem lại cịn rất thấp.

Qua những năm thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước của Đảng NDCM Lào, tuy đất nước vẫn cịn nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước, nền kinh tế đất nước đã từng bước vượt qua những thử thách gay gắt và đạt được nhiều thành tựu lớn có ý nghĩa quan trọng. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP từ 30,4% 2008-2009; công nghiệp trong GDP từ 24,9% (2008-2009), dịch vụ trong GDP từ 38,4% (2008-2009).

Với sự tăng trưởng ổn định và khá cao trong nhiều năm nên mức sống của nhân dân đã được nâng lên đáng kể: năm 2007-2008 GDP bình quân đầu người chỉ đạt 818 USD/ người/ năm, năm 2009-2010 là 986 USD/ người/ năm.

Tóm lại, nền kinh tế ở CHDCND Lào hiện nay là nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, nền kinh tế dựa trên sự phát triển cơ cấu kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Yêu cầu số một của việc phát triển kinh tế là phải tập hợp được mọi lực lượng xã hội vào trong một tổ chức sản xuất nhất định và Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc đã có thành tích to lớn trong việc huy động và tập hợp các lực lượng xã hội vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w