Những hạn chế

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 53)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Mặt trận trong q trình thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân cịn những hạn chế cần phải khắc phục như sau:

Thứ nhất, Công tác Mặt trận trong sự nghiệp đổi mới là rất quan trọng,

nhưng điều kiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động để làm cho nhân dân hiểu biết và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp của Nhà

nước cịn hạn chế, chưa áp dụng được nhiều phương thức đối với từng đối tượng. Chính sách đồn kết dân tộc ở một số nơi chưa được thực hiện cụ thể và chưa có hiệu quả, hoạt động thực tế của cơng tác Mặt trận cịn kẽ hở, chưa chặt chẽ...

Thứ hai, Với tư cách là người đại diện quyền làm chủ của nhân dân, Mặt trận

các cấp chưa chú trọng đến công tác giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân để làm cho họ phát huy được quyền tự chủ trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng, củng cố tổ chức đảng và chính quyền nhân dân các cấp. Vì thế, ở nhiều nơi nhân dân vẫn chưa hiểu và sử dụng quyền và nghĩa vụ của mình. Việc giám sát, kiểm tra của Mặt trận mặc dù đã được ghi rõ trong Điều lệ của Mặt trận, nhưng thực tế còn là việc rất khó trong hành động. Trong điều kiện đất nước cịn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí cịn thấp, thì Mặt trận chưa huy động được đông đảo nhân dân chủ động và tích cực tham gia đấu tranh chống các tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí… Mặt trận ở một số nơi cịn né tránh, ngại và chậm, chưa góp phần ngăn chặn có hiệu quả sự gia tăng tệ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, các tiêu cực trong đời sống kinh tế và xã hội.

Thứ ba, Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và sử dụng nhiều

thành phần kinh tế, với tư cách là cầu nối, là nơi tập hợp các lực lượng xã hội thì Mặt trận chưa khai thác được sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế khác nhau tham gia phát triển đất nước. Mặt trận chưa phối hợp tốt với các tổ chức thành viên để vận động, huy động khả năng sức lực, vốn đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là người nước ngồi gốc Lào, để góp phần tham gia xây dựng và phát triển đất nước. Rõ nhất là Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc khóa IX, có 161 người mà trong đó chỉ có ba người là đại diện cho người Lào sinh sống ở nước ngoài.

Thứ tư, Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của Uy ban Mặt trận các cấp, các tổ

chức thành viên vẫn còn yếu về năng lực và thiếu về số lượng. Uy ban Mặt trận ở nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Hiện nay, ở cấp

trung ương có 80 người, ở cấp tỉnh có hơn 15 người, ở cấp huyện có hơn 3-4 người và cịn một số huyện chỉ có 1-2 người (ví dụ: ở huyện Khun, tỉnh Lng-pra-bang 2009, Ủy ban Mặt trận huyện chỉ có chủ tịch mà khơng có người giúp việc). Cán bộ lãnh đạo Ủy ban Mặt trận các cấp nhìn chung khơng ổn định, ở nhiều tỉnh, huyện trong một nhiệm kỳ thay đến hai, ba lần chủ tịch. Đa số là những người lớn tuổi sức khỏe yếu hoặc có vấn đề về kinh tế ở cơ quan khác thì được chuyển sang cơng tác ở Mặt trận để chờ đợi đến tuổi về hưu. Về cơng tác đào tạo thì chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách chuyên sâu và chuyên lâu, cơng tác huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ chưa có kế hoạch dài hạn, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.Mối quan hệ giữa Mặt trận với các đồn thể quần chúng, Đảng ủy và chính quyền các cấp chưa phối hợp chặt chẽ.

* Những nguyên nhân về hạn chế:

Nguyên nhân chính của những hạn chế, yếu kém của cơng tác Mặt trận hiện nay là do trình độ nhận thức về vị trí, vai trị của cơng tác Mặt trận của cán bộ, đảng viên và của nhân dân chưa thống nhất. Dù đã có luật Mặt trận (2010), mặc dù trong Điều lệ của Mặt trận đã ghi rõ: "Mặt trận là tổ chức liên minh chính trị rộng rãi, là liên hiệp tự nguyện của các tổ chức và các cá nhân tiêu biểu...". Trong bài giảng của một cuốn sách do Ban Tuyên huấn Trung ương xuất bản dùng để tập huấn cán bộ cấp bản, viết rằng: "Tổ chức quần chúng nhân dân ở cơ sở bao gồm: Mặt trận, Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cửu chiến binh" [29, tr. 52], nghĩa là tổ chức Mặt trận và các đồn thể quần chúng có vị trí tương đương nhau, dẫn đến hạ thấp tầm quan trọng của cơng tác Mặt trận. Việc tổ chức thực hiện các chính sách Mặt trận cịn nhiều thiếu sót. Nhận thức, năng lực, trình độ tổ chức thực hiện của đội ngũcán bộ Mặt trận cũng chưa ngang tầm, chưa đáp ứng yêu cầu và địi hỏi trong thời kỳ mới. Tính chủ động, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm với cơng việc của cán bộ Mặt trận chưa đồng đều. Hoạt động của Mặt trận cịn gặp nhiều khó khăn về phương tiện, kinh phí hoạt động... Cán bộ làm cơng tác Mặt trận cịn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Mặt trận là thành viên chiến lược của hệ thống

chính trị, nhưng hoạt động thực tế vẫn cịn ở dạng là "cơng cụ" của Đảng và chính quyền.

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính trị học Vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w