1.3.1. Chương trình giáo dục GTS- KNS ở cấp THPT
* Đặc điểm học sinh THPT:
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
+ Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên) Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì khơng phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi. Trong thời đại ngày nay, hoạt
động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa tuổi mang tính khơng xác định (ở mặt này các em được coi là người lớn, nhưng mặt khác thì lại khơng). Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội.
Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn. Thái độ đối xử của người lớn với các em thường thể hiện tính chất hai mặt đó là : Một mặt người lớn luôn nhắc nhở rằng các em đã lớn và địi hỏi các em phải có tính độc lập, phải có ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý. Nhưng mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng với những địi hỏi của người lớn…
Đặc điểm học tập: lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thúc trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em.
Ở một số HS tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu cịn yếu, trình độ giác ngộ về xã hội cịn thấp. Các em có thái độ coi thường lao động chân tay, thích sống cuộc sống xa hoa lãng phí, đua địi, ăn chơi…
- Thanh niên là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngồi làm lung lay ý chí, có mới nới cũ…
- Thanh niên rất hăng hái nhiệt tình trong cơng việc, rất lạc quan u đời nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại.
- Thanh niên là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan, nơng nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em thích hướng đến tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ.
* Chương trình GD GTS-KNS cho HS:
Thực hiện Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non
(GDMN), giáo dục phổ thơng thì chương trình đào tạo Kỹ năng sống dành cho học sinh được thiết kế nhằm tạo ra môi trường trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng sống giúp các em hồn thiện kỹ năng của bản thân, ln tự chủ thích ứng cuộc sống, tự tin và thể hiện bản thân. Trong đó tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở tiểu học, tập trung giáo dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học. Cụ thể chương trình GD GTS-KNS cho HS THPT bao gồm các GTS-KNS như sau: Giá trị sống Kỹ năng sống Hịa bình Tơn trọng Yêu thương Khoan dung Hạnh phúc Trách nhiệm Hợp tác Khiêm tốn Trung thực Giản dị Tự do Đoàn kết Tự nhận thức Xác định giá trị Kiểm sốt cảm xúc Ứng phó với căng thẳng Tìm kiếm sự hỗ trợ Thể hiện sự tự tin Giao tiếp Lắng nghe tích cực Thể hiện sự cảm thơng Thương lượng
Giải quyết mâu thuẫn
Hợp tác
Tư duy phê phán Tư duy sáng tạo Ra quyết định Giải quyết vấn đề Kiên định
Đảm nhận trách nhiệm Đặt mục tiêu
Quản lý thời gian Tìm kiếm
1.3.2. Ý nghĩa củagiáo dục giá trị sống-kĩ năng sống cho học sinh THPT
1.3.2.1. Giáo dục giá trị sống-kĩ năng sống góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của trường THPT
Mục tiêu của giáo dục GTS-KNS là làm thay đổi hành vi của con người từ thói quen sống thụ động, cơ thể gây rủi ro mang lại hiệu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.
Trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về một số chuẩn mực về hành vi đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ của các em với những tình huống cụ thể, những lời nói, việc làm của bản thân với những người thân trong gia đình, với bạn bè và công việc của lớp, của trường; với Bác Hồ và những người có cơng với đất nước, với dân tộc; với hành xóm láng giềng với bạn bè quốc tế; với cây trồng vật nuôi và nguồn nước.
Giúp các em học tập, rèn luyện những kỹ năng nói, nhận xét, đứng trước tập thể, lựa chọn, thực hiện hành vi ứng xử và quyết đốn…
Giúp các em có những thái độ trách nhiệm đối với những lời nói, việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ, biết đồn kết bạn bè và biết bảo vệ mơi trường…
Giáo dục GTS-KNS giúp cho các em nhận biết được các giá trị cuộc sống như sự bình an, khoan dung, yêu thương, trung thực, đoàn kết…và phát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năng nhóm, kỹ năng tập thể, xác định rõ giá trị của bản thân và tập thể, sống tự tin và có trách nhiệm với chính mình và xã hội.
Giáo dục GTS-KNS cho học sinh THPT giúp cho các em có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyên đặt ra trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em tự chủ, tự tin trong cuộc sống. Giúp các em có thể sống an tồn khoẻ mạnh trong một xã hội ln ln biến đổi.
1.3.2.2. Giáo dục GTS-KNS là q trình chuẩn bị hành trang cho học sinh thích ứng với những thách thức của cuộc sống hội nhập và phát triển
- Giữa nhận thức và hành vi của con người có khoảng cách. s Nhận thức được giá trị sống và Kĩ năng sống là cầu nối giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi tích cực lành mạnh.
- Trong cuộc sống hội nhập phát triển, người nhận thức được giá trị sống, và sống có kĩ năng phù hợp sẽ ln vững vàng, biết ứng xử tích cực và phù hợp, sẽ thành công hơn và yêu đời. Người thiếu giáo dục kĩ năng sống thường bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
-Bên cạnh việc chuẩn bị hành trang cho cá nhân, giáo dục GTS-KNS cịn góp phần ngăn ngừa các vấn đề xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.
Giáo dục GTS-KNS là điều kiện tốt nhất để HS phát huy vai trị chủ thể, tính tích cực, chủ động của các em trong q trình học tập, rèn luyện tồn diện. Giáo dục GTS-KNS vừa củng cố, mở rộng kiến thức đã học, vừa nhận thức và phát triển các GTS-KNS cơ bản của HS theo mục tiêu GD ở THPT. Mặt khác, giáo thu hút và phát huy tiềm năng của các lực lượng GD, nhằm nâng cao hiệu quả GD toàn diện của nhà trường.
1.3.3. Nội dung giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống trong trường THPT
1.3.3.1.Nội dung giáo dục GTS
Hịa bình: Hịa bình khơng chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh mà cịn là cảm thấy bình n trong lịng, bình tĩnh và thư thái của trí óc.
Tơn trọng: trước hết là sự tự trọng – là biết giá trị của mình, sau đó là lắng nghe người khác, là biết người khác có giá trị như tơi.
Hợp tác: là khi mọi người biết làm việc chung với nhau, cùng hướng về một mục tiêu chung. Hợp tác phải được sự chỉ đạo của nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau, quan tâm và sẻ chia với nhau.
Trách nhiệm là tạo sự tin cậy và tín nhiệm với mọi người xung quang, góp phần mình vào cơng việc chung, thực hiện nhiệm vụ bởi lịng trung thực. Trung thực là nói sự thật, khơng có mâu thuẫn hoặc thiếu nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo, là chấp nhận hiện tại và không làm mọi thứ trở lên phức tạp; là biết trân tọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống.
Khiêm tốn là nhận biết khả năng, ưu thế của mình nhưng khơng khốc lác, khoe khoang; là biết lắng nghe và chấp nhân quan điểm của người khác.
Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau; là cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của sự khác biệt và sự đa dạng trong khi vẫn biết dàn xếp mầm mống gây chia rẽ, bất hịa. Khoan dung đối với những điều khơng thuận lợi trong cuộc sống là biết cho qua đi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tục tiến lên. Đồn kết là sự hịa thuận, hợp tác ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một tập thể.
Yêu thương là biết nhận ra giá trị của bản thân mình và giá trị của người khác, muốn làm điều tốt cho họ, biết lắng nghe và chia sẻ, quan tâm và thông hiểu.
Tự do: quyền lợi được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân bằng với lương tâm.
Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người khơng có những thay đổi đột ngột hay bạo lực; tâm hồn tràn ngập niềm vui, hy vọng và ước mong điều tốt lành cho mọi người.
1.3.3.2. Nội dung giáo dục kỹ năng sống
i, Kĩ năng tự nhận thức:Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Kĩ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản thân mình; quan tâm và ln ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thơng được với người khác. Ngồi ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể cớ những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá khơng đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác.
ii, Kĩ năng giao tiếp:Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngơn ngữ cơ thể phù hợp với hồn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết.
Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng
đối với niềm vui cuộc sống. Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng.
Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiếm sốt cảm xúc. Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.
iii, Kĩ năng hợp tác:Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiêu quả với những thành viên khác trong nhóm.
Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác:
- Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tơn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết.
- Biết giao tiếp hiệu quả, tơn trọng, đồn kết và cảm thơng, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm.
- Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời biết lắng nghe, tơn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm.
- Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động.
- Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hồn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.
- Có trách nhiệm về những thành cơng hay thất bại của nhóm, về những sản