Gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời đối với trẻ. Chính vì vậy mà gia đình và nhà trường phải luôn luôn giữ mối quan hệ mật thiết với nhau để giúp cho việc giáo dục kỹ năng đạt hiệu quả tốt nhất. Cha mẹ cần quan tâm đến giáo dục cho các em xác định giá trị sống đích thực đồng thời rèn luyện kỹ năng hành vi phù hợp trong các mối quan hệ ứng xử của các em trong gia đình, nhà trường và xã hội, gia đình phải là nơi rèn luyện cho các em có thói quen ứng xử tốt trước những tình huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày đồng thời giúp các em có thói quen quyết định đúng đắn trước những tình huống đặt ra …
Chính kết quả giáo dục của gia đình vừa là nền tảng vừa là hỗ trợ cho giáo dục nhà trường, giúp nhà trường thực hiện phát triển toàn diện nhân cách học sinh , đặt cơ sở nền tảng cho việc phát triển bền vững sau này.
Tiểu kết chương 1
Quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS trong trường THPT là vấn đề cần thiết đối với ngành GD&ĐT cả nước nói chung và tại trường THPT Triệu Quang Phục nói riêng.
Quản lý giáo dục GTS-KNS là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm giúp hoạt động giáo dục GTS-KNS đạt được kết quả mong muốn, làm cho tất cả mọi người trong xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính cấp thiết của cơng tác giáo dục GTS-KNS trong xã hội. Trong đó, trọng tâm chính là quản lí kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp hình thức tổ chức, sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ giáo dục rèn luyện GTS-KNS cho học sinh. Ý nghĩa GD GTS-KNS đối với học sinh THPT là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của trường THPT đồng thời chuẩn bị hành trang cho học sinh thích ứng với những thách thức của cuộc sống hội nhập và phát triển.
Nội dung quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS trong trường THPT bao gồm:Xác định mục tiêu giáo dụcgiáo dục kĩ năng sống – giá trị sống cho học sinh; Xây dựng nội dung giáo dục GTS-KNS (giá trị sống, kỹ năng sống) phù hợp với học sinh THPT; Xây dựng kế hoạch thực hiện; Quản lý hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện giáo dục GTS - KNS cho học sinh THPT; Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục KNS cho học sinh; Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục GTS-KNS.
Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trong các trường THPT là mục tiêu giáo dục phổ thông và yêu cầu giáo dục kĩ năng sống; Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường; Cơ sở vâ ât chất, trang thiết bị và tài chính; Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội. Các nội dung trình bày ở chương I là cơ sở quan trọng, định hướng để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ SỐNG - KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT