3.2. Những biện pháp quản lý cụ thể
3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dụcgiá
/. Mục tiêu và ý nghĩa
Để hoạt động GD GTS-KNS có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra, cần phải đổi mới và làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá theo Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Bộ GD&ĐT trình TW đã nhấn mạnh: “Đổi mới kiểm tra và đánh giá” là khâu đột phá, là động lực để thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao chất lượng GD. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GD GTS-KNS nhằm ngăn ngừa các sai phạm về mặt
quy chế, vừa thúc đẩy các hoạt động GD GTS-KNS theo hướng tích cực. Kiểm tra, đánh giá cịn nhằm động viên, khuyến khích tính tích cực, sáng tạo của GV, giúp cho công tác GD GTS-KNS đạt kết quả tốt hơn.
Lãnh đạo xây dựng được quy định kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GD GTS-KNS theo hướng đổi mới, xác định tiêu chí, tiêu chuẩn, xây dựng cơng cụ, sử dụng các phương pháp, hình thức đánh giá hoạt động GD GTS-KNS hiệu quả. Qua kiểm tra, đánh giá hiệu trưởng đánh giá đúng thực trạng, có tác động QL nhằm phát huy nhân tố tích cực, khắc phục, điều chỉnh hạn chế nhằm đạt được mục tiêu hoạt động GD GTS-KNS.
Đảm bảo tính khoa học, khách quan, chính xác, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp QL của nhà trường một cách hiệu quả, kịp thời.
/. Nội dung và cách thức thực hiện . Nội dung
QL chặt chẽ công tác tự hoạt động GD GTS-KNS, tránh lãng phí, trùng lặp nội dung GD, đảm bảo các nội dung và mục tiêu và hình thức, phương pháp để hồn thành kế hoạch QL của hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu của bậc học. Mặt khác, nắm vững tình hình sau GD GTS-KNS.
Đánh giá kết quả hoạt động GD GTS-KNS nhằm mục đích làm rõ những mặt được, yếu, làm căn cứ để các cấp QLGD lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo, xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp, hình thức GD.
Phát hiện kịp thời những sai lệch, những biểu hiện hay dấu hiệu vi phạm các quy định, các quy chế chuyên môn để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh và tìm ra những nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đồng thời, phát hiện ra những nhân tố tích cực, những GV có năng lực, có trình độ chun mơn vững vàng làm nịng cốt cho các trường, tạo ra động lực cũng như giúp đỡ cho GV mới ra trường, GV còn hạn chế về chuyên môn cũng như các mặt hoạt động khác. Mặt khác, qua kiểm tra làm cho GV có ý thức chấp hành và đầu tư tốt hơn trong việc thực hiện quy định của hoạt động GD.
Kiểm tra, đánh giá hoạt động GD GTS-KNS đề cập đến phương pháp và cơ chế được sử dụng để đảm bảo rằng các hoạt động phải được tuân thủ, phù hợp, nhất
quán với những kế hoạch, mục tiêu GD GTS-KNSđã được xây dựng. Kiểm tra giúp Hiệu trưởng có thơng tin phản hồi, xác định được những lệch lạc nếu có để tiến hành những điều chỉnh cần thiết
.Cách thực hiện.
Chuẩn bị kiểm tra, đánh giá:
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá: Để đánh giá được kết quả hoạt động GD GTS-KNS, ban chỉ đạo tổ chức xây dựng tiêu chí để đánh giá kết quả. Ban chỉ đạo có thể sử dụng một số tiêu chí sau:
+ Thứ nhất: Có mục tiêu được xác định rõ ràng và cụ thể đo được.
+ Thứ hai: Có nội dung GD cụ thể, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, đổi mới GD hiện nay.
+ Thứ ba: Có sự phân cơng, chuẩn bị chu đáo khi tổ chức.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động hoạt động GD GTS-KNS là một hoạt động quản lý thường xuyên của quá trình đổi mới quản lý hoạt động GD hiện nay nhằm giúp lãnh đạo tìm ra những biện pháp đôn đốc giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra góp phần hồn thiện, củng cố và đổi mới GD THPT.
- Xác định lực lượng kiểm tra: Ban chỉ đạo xây dựng lực lượng cho hoạt động hoạt động GD GTS-KNS như:
+ Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm theo dõi về hoạt động hoạt động GD GTS-KNS, đồng thời theo dõi đánh giá sự tham gia, chuyên cần, ý thức tham gia hoạt động GD GTS-KNS.
+ Xác định các phương pháp kiểm tra hoạt động GD GTS-KNS phù hợp, cụ thể như: Dự giờ một số tiết học GD; Dự giờ đánh giá về lồng ghép GD GTS-KNS vào tiết dạy; Quan sát tính tích cực của HS; Kiểm tra hồ sơ, sổ sách của GV tham gia dạy; Trao đổi, trò chuyện cùng GV; Tự đánh giá của GV; Nghe báo cáo của GV, cán bộ phụ trách tổ chức các hoạt động GD.
Sau khi kiểm tra, đánh giá cần rút kinh nghiệm về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức, các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính đáp ứng hoạt động, từ đó có những cài tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GD GTS-KNS.
- Kiểm tra đầu vào: kiểm tra các điều kiện, phương tiện, nguồn lực và các vấn đề khác nhằm phục vụ việc tổ chức hoạt động GD GTS-KNS, từ đó dự đốn những thuận lợi, bất lợi phát sinh để tìm ra cách ngăn ngừa trước khi thực hiện để đối chiếu với kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch nếu có sự sai lệch.
- Kiểm tra quá trình: Kiểm tra các hoạt động hoạt động GD GTS-KNS được tiến hành khi diễn ra q trình bồi dưỡng thơng qua giám sát trực tiếp các hoạt động của cấp dưới, nhà quản lý có thể đánh giá kết quả công việc của họ, đồng thời điều chỉnh ngay các sai sót nếu có để đảm bảo các hoạt động đó.
- Kiểm tra phản hồi: kiểm tra thực hiện sau khi tổ chức các hoạt động hoạt động GD GTS-KNS. Kiểm tra thông tin phản hồi: Kiểm tra thực hiện sau khi tổ chức các hoạt động GD. Kiểm tra thông tin phản hồi tập trung vào những kết quả đã thực hiện, xác định những trục trặc đã phát sinh để sửa chữa những trục trặc đó hoặc đề ra những biện pháp phòng ngừa cho việc tổ chức hoạt động hoạt động GD GTS-KNS tiếp theo.
Tiến hành kiểm tra:
Đo lường việc thực hiện kế hoạch nhằm phát hiện ưu điểm và nhược điểm. Dựa trên các tiêu chuẩn kiểm tra, hiệu trưởng có thể đo lường việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động hoạt động GD GTS-KNS nói chung và của từng hoạt động nói riêng bằng định tính và định lượng. Trong q trình đo lượng có thể phát hiện ra các sai lệch giữa kết quả thực hiện thực tế với các chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Những sai lệch đó có thể là tích cực (kết quả tốt hơn so với kế hoạch đề ra), hoặc tiêu cực (kết quả kém hơn so với kế hoạch đề ra). Trong cả hai trường hợp, lãnh đạo cần tìm hiểu nguyên nhân để đi đến điều chỉnh các sai lệch.
Kiểm tra mức độ thực hiện các công việc trong kế hoạch để chỉ ra những việc chưa làm được, nguyên nhân; so sánh kết quả đạt được với mục đích yêu cầu của hoạt động, từ đó bổ sung kế hoạch tổ chức thực hiện.
Kiểm tra, đánh giá kết quả hợp lý của các nội dung GD GTS-KNS so với yêu cầu đổi mới GD GTS-KNS.
Kiểm tra hình thức, phương pháp sử dụng GD GTS-KNS để đi đến đánh giá về mục tiêu GD GTS-KNS có đạt khơng, sử dụng phương pháp, nội dung GD có
đáp ứng mục tiêu GD, kiểm tra nhận thức của GV về các nội dung GD GTS-KNS, các cách thức GD GTS-KNS.
Ra quyết định điều chỉnh:
Ra quyết định điều chỉnh các sai lệch có thể coi là mục đích của việc kiểm tra vì điều này đảm bảo cho việc hồn thành được các mục tiêu và kế hoạch GD GTS- KNS. Khi phát hiện những sai lệch giữa thực tế so với kế hoạch, lãnh đạo nhà trường cần phân tích ngun nhân có thể từ đó đề xuất các biện pháp điều chỉnh. Có thể điều chỉnh các sai lệch bằng nhiều cách, cụ thể:
- Phân công lại công việc, tổ chức lại cơ cấu quản lý, nhân sự, đào tạo lại, thay đổi phong cách lãnh đạo… để gia tăng hiệu quả công việc, xem xét lại kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch hoặc sửa đổi các mục tiêu.
- Dùng nhiều biện pháp kích thích, động viên nhằm phát huy thành tích, thúc đẩy hoạt động GD GTS-KNS được phát triển. Những kích thích về vật chất như nâng lương, thưởng, tạo điều kiện thuận lợi trong chuyên mơn… cho CBQL, GV tham gia tích cực, có nhiều sáng kiến trong hoạt động GD GTS-KNS …
- Lắng nghe, thu thập thông tin, đặc biệt là phản hồi kết quả đánh giá. Lãnh đạo nhà trường phải nắm bắt và lắng nghe từ các lực lượng trong và ngồi nhà trường như: từ chính đội ngũ GV, HS, phụ huynh HS và các tổ chức đồn thể có liên quan về kết quả đánh giá hoạt động GD GTS-KNS.
- Ra quyết định xử lý đối với những cá nhân, tập thể khi có những biểu hiện lệch lạc trong việc tổ chức hoạt động GD GTS-KNS.
- Kiểm tra đánh giá hoạt động GD GTS-KNS là khâu cuối cùng trong chu trình QL nhằm đảm bảo chất lượng công tác QL. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khách quan, cơng bằng theo hướng chú trọng tự đánh giá của tổ chuyên môn và của GV, đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời những tổ, GV đạt thành tích cao trong q trình triển khai thực hiện kế hoạch GD GTS-KNS.
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo chính xác, cơng bằng, dân chủ, vì sự tiến bộ, vì quá trình phát triển nhân cách của HS, tập thể sư phạm; coi trọng tự kiểm tra, tự đánh giá của cá nhân và tổ chuyên môn. Không nên tập trung việc đánh giá kết quả, thành tích đạt được mà cần tập trung khích lệ HS, tập thể tích cực tham gia thực hiện kế hoạch GD, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của công việc.
Nội dung kiểm tra, đánh giá là kiểm tra việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động GD GTS-KNS, quy trình thực hiện và tính khả thi của kế hoạch; kiểm tra việc khai thác, sử dụng các nguồn lực, điều kiện phục vụ công tác GD GTS-KNS; theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình, tiến độ thực hiện kế hoạch GD GTS-KNS, tinh thần, thái độ của đối tượng tham gia, đề xuất điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết; đánh giá nhận định kết quả, đối chiếu với mục tiêu đề ra, từ đó rút kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng công tác GD GTS-KNS.
Vì vậy, ngay từ khi lập kế hoạch hoạt động GD GTS-KNS, lãnh đạo nhà trường phải tính đến việc kiểm sốt tồn bộ hoạt động trong quá trình GD GTS- KNS và sau khi tổ chức GD GTS-KNS, phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá cách thức tổ chức, cách thức lồng ghép giữa nội dung GD GTS-KNS vào bài học, xây dựng với các tiêu chí cụ thể, dựa trên các tiêu chí đó để đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của mỗi nội dungGD. Nhà quản lý tích cực tham mưu với các cấp QL, trao đổi với cùng cấp và cấp dưới để xây dựng chính sách phù hợp cho cơng tác GD GTS-KNS.
Hằng năm, lãnh đạo cần tổ chức hội nghị tổng kết công tác GD GTS-KNS để đánh giá những thành tích cũng như hạn chế trong cơng tác triển khai thực hiện kế hoạch, từ đó chỉ đạo để rút kinh nghiệm và cải tiến trong năm sau.