1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dụcgiá trị sống-kỹ năng sống trong trường
1.4.3. Quản lý hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện giáo dục GTS-KNS
cho học sinh THPT
* Quản lý hình thức giáo dục GTS-KNS
Hiện nay khơng có mơn học giáo dục GTS-KNS. Việc giáo dục GTS-KNS chỉ lồng ghép hay tích hợp ở một số môn học, nhưng nội dung giáo dục GTS-KNS thường bị lu mờ hoặc khơng đề cập tới do chương trình giảng dạy cịn nặng nề.
Do vậy, có thể đề cập đến một số hình thức chủ yếu trong giáo dục GTS-KNS như sau:
Với đặc thù riêng, hoạt đơ âng giáo dục ngồi giờ lên lớp là điều kiện tốt để các nhà trường tổ chức giáo dục GTS-KNS cho học sinh.
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục này vào các hoạt động, chương trình giảng dạy ở các nhà trường. Hiện nay, giáo dục GTS-KNS cho học sinh đã được lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động ngồi giờ lên lớp và ở một số môn học Sinh học, Địa lý, Văn học, Lịch sử,...
Thực hiện lồng ghép giáo dục GTS-KNS với các hoạt động ngoại khóa thơng qua các cuộc thi văn nghệ gắn với giáo dục giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, của quê hương.
Phối hợp với Tổ chức Đồn, Cơng an tổ chức các chương trình hoạt động rèn luyện, giáo dục cho học sinh những kiến thức pháp luật cần thiết, an tồn giao thơng ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.
Phối hợp lồng ghép các tổ chức Đoàn, trong các nhà trường cũng thường xuyên hướng các em đọc những câu chuyện có ý nghĩa giáo dục đạo đức,..
GD GTS-KNS qua các trị chơi vận động ngồi trời, giúp các em hiểu bài học dựa trên cảm nhận các bài hát, các câu chuyện hài hước, các bài học đạo đức, các tác phẩm văn học nghệ thuật… để các em suy ngẫm, tự rút ra ý nghĩa bài học.
Ngồi ra, hình thức GD GTS-KNS còn đươc lồng ghép nội dung giáo dục GTS-KNS trong sinh hoạt dưới cờ, trong giờ chơi, giờ ra vào trường, trong giờ ăn, giờ nghỉ, giờ sinh hoạt và đặc biệt lồng ghép nội dung giáo dục GTS-KNS thông qua các hoạt động văn thể mỹ, lao động, hoạt động xã hội,... do trường tổ chức và lồng ghép nội dung giáo dục GTS-KNS trong các hoạt động của Đoàn .
* Quản lý phương pháp giáo dục GTS-KNS
Quản lý phương pháp GD TGS-KNS là tổ chức các phương pháp giáo dục chủ động có sự tham gia của người học thơng qua các phương pháp như: trị chơi, bài hát, thảo luận nhóm, phân tích tình huống, sắm vai, động não, …
+ Phương pháp thảo luận:Thảo luận là một dạng tương tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thành viên đều giải quyết một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Thảo luận tạo ra một cơ hội cho HS kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn.
+ Phương pháp sắm vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ của học sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này và hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Phương pháp giải quyết vấn đề:Phương pháp giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh . Vấn đề là những câu hỏi hay
nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có qui luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà cịn khó khăn, cản trở cần vượt qua.
Phương pháp xử lý tình huống:Tình huống là một hồn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khác nhau. Tình huống trong GD là những tình huống thực hoặc mơ phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hố nhằm mục đích GD.
Phương pháp giao nhiệm vụ:Giao nhiệm vụ là đặt HS vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Trong việc tổ chức hoạt động giáo dục GTS-KNS, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp sẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động. Điều đó sẽ giúp phát triển tính chủ động, sáng tạo, khả năng đáp ứng trong mọi tình huống của HS.
Phương pháp trị chơi:Phương pháp trị chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của giáo dục GTS-KNS như làm quen, cung cấp và tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn luyện các kỹ năng và củng cố nhiều tri thức đã được tiếp nhận.
Phương pháp động não: Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắnnảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp có ít để (lơi ra) một danh sách các thông tin.
Trên đây là một vài phương pháp tổ chức giáo dục GTS-KNS được vận dụng từ các phương pháp GD và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, khi vận dụng những phương pháp này, GV cần linh hoạt, tránh máy móc áp dụng hoặc rập khn. Trong một hoạt động, có thể đan xen nhiều phương pháp khác nhau thì sẽ có hiệu quả hơn.
u cầu phương pháp áp dụng giáo dục GTS-KNS.
- Trên cơ sở kế hoạch được lập ra, phương pháp thực hiện cần phải hết sức mềm dẻo, phù hợp để đạt được mục đích yêu cầu đề ra.
- Khai thác được tiềm năng nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội.
- Có nhiều hình thức đa dạng, phong phú để học sinh thực sự phát huy vai trò là chủ thể, sáng tạo trong tất cả các hoạt động.