2.5. Đánh giá chung về thực trạng
2.5.2. Hạn chế, nguyên nhân
2.5.2.1. Hạn chế
+ Về mặt nhận thức chưa đúng đắn, đồng bộ về mục tiêu, vai trị, vị trí của hoạt động GD này; Nội dung, hình thức nghèo nàn, thiếu phong phú, tẻ nhạt, đơn điệu, kém đa dạng hấp dẫn; Năng lực tổ chức hoạt động GD GTS-KNS của đội ngũ bất cập so với yêu cầu, sự phối hợp kém hiệu quả; Học sinh còn thụ động, nhút nhát, phụ huynh chưa đồng tình, cịn xem nhẹ hoạt động GD này; Hoạt động chiếu
lệ, mang tính phong trào, bề nổi, gị bó, khốn trắng cho Đồn, Hội chưa đi vào chiều sâu; Điều kiện KT - XH và môi trường địa phương xung quanh một số nhà trường chậm phát triển, an ninh trật tự có lúc diễn biến phức tạp.
Như vậy GV, HS, kể cả CBQL, chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của GD GTS-KNS; chưa thấm nhuần quan điểm không chỉ GD HS bằng những giờ lên lớp thuyết giảng mà phải bằng hoạt động, giao lưu và thơng qua tập thể; tâm lý cịn ngại khó của đội ngũ GV, đùn đẩy trách nhiệm, họ quan niệm đây là việc làm của Đoàn Thanh niên và của GVCN lớp, nhiều GV cho rằng thực hiện chương trình GD GTS-KNS sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học văn hóa trên lớp, nên việc quản lý và tổ chức chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
+ Dù vẫn thực hiện theo qui định của cấp trên, song một bộ phận CBQL và GV thiếu hứng thú, khơng tự giác, vì có thể hoạt động này là cả một q trình, khơng phục vụ cho yêu cầu thi cử, tuyển sinh trước mắt, lại tốn tiền của; hoặc có thể vì chế độ cho GVCN trong việc tổ chức hoạt động GD GTS-KNS như hiện nay là chưa thỏa đáng, hợp lý.
+ Kinh phí tổ chức GD GTS-KNS cũng là một khó khăn đáng kể trong nhà trường phải xoay xở vấn đề kinh phí, trong khi việc tổ chức hoạt động lại rất tốn kém, cần nhiều kinh phí để trang trải. Bên cạnh đó CSVC - TBDH để thực hiện chương trình của các nhà trường chưa tốt hoặc khơng có, nhất là ở địa bàn nơng thơn, miền núi, vùng sâu vùng xa quá thiếu thốn, bất cập. Phương tiện và các điều kiện sinh hoạt đi lại, nhất là vào mùa mưa lũ rất khó khăn, đã ảnh hưởng khơng ít đến hiệu quả của việc tổ chức hoạt động GD này trong các nhà trường hiện nay.
+ Các chế định, chính sách, cơ chế chỉ đạo, phối hợp các lực lượng GD GTS- KNS chưa được Bộ GD - ĐT sớm sửa đổi, qui định rõ ràng.
+ Các công văn chỉ đạo hướng dẫn của Ngành, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo liên quan đến GD GTS-KNS đa số các nhà trường cịn thiếu thốn, tài liệu chưa chính thống.
2.5.2.2. Ngun nhân
- Nguyên nhân chủ quan:Kết quả qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cho thấy:
+ Phần nhiều CBQL, GV, HS và các lực lượng tham gia GD khác, nhận thức chưa đúng mức về GD GTS-KNS, vì vậy chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho quản lý và tổ chức hoạt động này trong các nhà trường. Mặt khác, bộ phận đảm trách trong việc tổ chức hoạt động GD này chính là BCĐ, nhưng ban này chưa phát huy hết năng lực chỉ đạo, điều hành của mình, trong đó chưa kiện tồn, phát huy vai trò chỉ đạo cho các GVCN, các lực lượng GD, trong việc lựa chọn nội dung, chương trình, cách thức tổ chức, quản lý GD GTS-KNS cho HS phù hợp với điều kiện hiện có.
+ Đa số GV không được đào tạo về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức GD GTS-KNS trong trường sư phạm, nên việc tổ chức hoạt động này chỉ trơng chờ vào sự hứng thú, ham thích và nhu cầu của bản thân một số GVCN trong trường; chủ đề nào cũng tổ chức theo một mơ-típ có sẵn nên làm cho các em dễ nhàm chán. Do đó hiệu quả của việc quản lý, tổ chức hoạt động này bị hạn chế.
+ Kỹ năng tổ chức họat động GTS-KNS của đa số HS cịn yếu kém.
+ Điều kiện khó khăn về phịng học, về CSVC - TBDH, tài chính của nhà trường là ngun nhân chính, góp phần hạn chế chất lượng GD GTS-KNS trong các nhà trường.
+ Một điều cực kỳ quan trọng nữa là rất thiếu không gian, thời gian, vì trước mắt cịn phải ưu tiên phịng ốc, thời gian hợp lý, khơng gian yên ả cho việc phụ đạo HS học yếu kém.
+ Nguyên nhân khách quan:Do tác động mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, xu thế hội nhập cạnh tranh khu vực và tồn cầu hố; Do cách đánh giá nhà trường, đánh giá CBQL, GV, đánh giá HS của Ngành, của xã hội chủ yếu căn cứ vào kết quả hoạt động dạy - học văn hóa trên lớp, đã khiến các nhà trường chỉ tập trung vào hoạt động này, ít quan tâm đến mặt GD GTS-KNS. Mặt khác, do chế độ thi vào các trường THPT, thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, Trung cấp như hiện nay còn mang nặng về lý thuyết khoa cử, càng làm cho nhà trường THPT, xã hội, đặt biệt là HS và Cha mẹ HS quan tâm đầu tư nhiều vào hoạt động dạy - học kiến thức văn hóa trên lớp, xem nhẹ các mơn học tự chọn, các hoạt động GD Tập thể; trong đó có GD GTS-KNS.
+ Các cơ chế chính sách vĩ mơ của nhà nước về GD GTS-KNS chưa phù hợp, chậm bổ sung sửa đổi, đặc biệt Bộ GD - ĐT chưa ban hành qui chế về các hoạt động GD trong nhà trường phổ thơng, trong đó có qui chế GD GTS-KNS và cơ chế phối hợp lực lượng.
+ Cơ chế tài chính khơng đi đơi với u cầu GD như hiện nay, gây khó khăn rất nhiều cho HT trong quá trình quản lý điều hành nhà trường.
Tiểu kết chương 2
Kết quả khảo sát, đánh giá thực hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên, có thể thấy: CB, GV và HS đã đánh giá đúng ý nghĩa giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh THPT hiện nay; đặc biệt HS trường THPT đã biểu hiện rõ rệt kỹ năng sống, giá trị sống; tuy nhiên đa số CB, GVvà HS chưa xác định rõ các nội dung cần phải giáo dục cho HS cũng như mục tiêu giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh.
Đặc biệt thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên ở các yếu tố tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống, CB,GV, và HS đã đánh giá vai trò của quản lý HĐGD GTS-KNS ở mức độ nhất định; bước đầu đã kế hoạch hóa hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh đã có hiệu quả nhất định; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh đúng thực trạng công tác quản lý HĐGD hiện nay; xây dựng các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh THPT.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống-kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên trong đó phải kể đến yếu tố gia đình; yếu tố nhà trường và các cấp quản lý, yếu tố xã hội. Trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng trên để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục GTS-KNS trong nhà trường THPT Triệu Quang Phục có hiệu quả bền vững, cần tăng cường một cách đồng bộ và toàn diện một số biện pháp quản lý ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG -KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU QUANG PHỤC, TỈNH HƯNG YÊN