Các chỉ số xét nghiệm ban đầu

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh thuận (Trang 68 - 71)

Chương 5 BÀN LUẬN

5.1.2. Các chỉ số xét nghiệm ban đầu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết đối tượng nghiên cứu đều có chỉ số huyết áp tại thời điểm bắt đầu lập sổ nằm trong khoảng 120 – 139 và/hoặc 80 – 89 với tỷ lệ khá cao (76,95%). Khác với các nghiên cứu khác, nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Hương đã phân độ các giai đoạn THA kết quả cho thấy THA độ 1 chiếm tỷ lệ

cao nhất 53,4% [1]. Thấp hơn nghiên cứu Tỷ lệ tăng huyết áp và đái tháo đường ở người lớn từ một cộng đồng nông thôn ở Ghana năm 2012, tỷ lệ tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp giai đoạn 1 và tăng huyết áp giai đoạn 2 lần lượt là khoảng 24,8%; 19% và 16% [32].Điều này có thể là do đối tượng tham gia mẫu nghiên cứu đa số là bệnh nhân còn rất trẻ và chế độ ăn hợp lý. Mức huyết áp thấp nhất trong mẫu nghiên cứu là 110/70 mmHg và cao nhất là 170/90 mmHg. Ở đây có một phần nhỏ bệnh nhân có huyết áp bình thường vì các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu của tơi đa số là những bệnh nhân đã và/hoặc đang điều trị tăng huyết áp.

Về chỉ số cân nặng, phần lớn trong mẫu nghiên cứu bệnh nhân đều ở tình trạng thừa cân hay cịn gọi là tiền béo phì với tỷ lệ là 36,61%. Đây là một vấn đề cần phải quan tâm, chú trọng bởi tình trạng thừa cân, béo phì sẽ làm gia tăng sự đề kháng insulin - một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ĐTĐ typ 2 và làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Khuyến cáo ACC/AHA 2017 nói rằng đối những người thừa cân, béo phì nên giảm cân về chỉ số cân nặng lý tưởng vì điều này sẽ giúp làm giảm HATTr khoảng 5 mmHg [55]. Chính vì vậy, vấn đề điều chỉnh thể trạng của BN bằng các biện pháp vận động thể lực, chế độ ăn hợp lý là yếu tố quan trọng giúp giảm lượng cholesterol trong máu, đồng thời kiểm soát bệnh ĐTĐ typ 2 và cả huyết áp cho bệnh nhân. So sánh với các nghiên cứu khác thì BMI trung bình mẫu nghiên cứu của chúng tơi là 22,90 ± 1,96 (kg/m2) còn của nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Hương là 23,53±2,93 (kg/m2

) [1]. Nhìn kết quả này, ta có thể thấy có sự chênh lệch giữa 2 nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tơi thì thấy BMI trung bình ở mức bình thường và của nghiên cứu của Đồn Thị Thu Hương thì BMI trung bình đang ở mức thừa cân hay cịn gọi là tiền béo phì. Nồng độ đường huyết lúc đói (FPG) là xét nghiệm đặc trưng và quan trọng trong chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2, là mục tiêu điều trị chính trong ĐTĐ typ 2. Để tránh nguy cơ hạ đường huyết việc giám sát đường máu của bệnh nhân bằng chỉ số FPG trong q trình điều trị đóng vai trị quan trọng. Chỉ số FPG khơng chỉ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng hiện tại của bệnh nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý để đạt được mục tiêu điều trị. FPG còn giúp bác sĩ kịp thời điều chỉnh chế độ ăn cho bệnh

nhân, lựa chọn thuốc và mức liều phù hợp để hạn chế được nguy cơ hạ đường huyết. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm bệnh nhân bắt đầu lập sổ điều trị ngoại trú có 77,9% số bệnh nhân không đạt yêu cầu về chỉ số đường huyết theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2" của Bộ Y Tế 2020. Đường huyết trung bình của mẫu nghiên cứu là 164,35 ± 43,19 mg/dL. Trong nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Hương năm 2015, tỷ lệ bệnh nhân không đạt yêu cầu về chỉ số xét nghiệm đường huyết là 7,83 ± 1,68 mmol/L [1]. Mặc dù bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi đa phần đã có tiền sử bệnh thậm chí là lâu năm nhưng có thể trước khi tiếp tục điều trị tại bệnh viện thì bệnh nhân đã bỏ thuốc một thời gian hoặc phác đồ điều trị đang sử dụng khơng cịn phát huy hiệu quả, đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân mắc bệnh lâu năm nên hầu như các bệnh nhân chưa đạt được FPG mục tiêu. Ngoài ra việc sử dụng thuốc điều trị THA nhóm lợi tiểu thiazid, chẹn beta giao cảm cũng có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến mức đường huyết của bệnh nhân. Một chỉ số cũng phản ánh mức độ kiểm sốt đường huyết trong vịng 3 tháng trước đó là HbA1c. Chỉ số HbA1c bình thường là < 6,5% theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2" của Bộ Y Tế. Các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tơi có chỉ số HbA1c trung bình là 8,41 ± 2,04 %. Trong nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Hương tại bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An, tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số HbA1c trung bình là 6,97 ± 1,25 % [1]. Có sự chênh lệch về giá trị HbA1c trung bình , điều này là do số bệnh nhân có kết quả đo chỉ số đường huyết và HbA1c trong mẫu nghiên cứu khác nhau. Bệnh nhân ĐTĐ hoặc THA thường hay mắc kèm rối loạn lipid máu, nên chúng tôi đã khảo sát xét nghiệm các chỉ số này. Đa phần bệnh nhân có nồng độ HDL-C thấp và nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid cao. Tăng triglycerid và giảm HDL-C là dạng rối loạn lipid máu thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tơi, giá trị trung bình của các chỉ số lipid máu cũng trên giới hạn bình thường. Đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi bác sĩ điều trị phải cân nhắc khi sử dụng thuốc để đảm bảo có thể kiểm sốt tốt lipid máu cho bệnh nhân ĐTĐ và THA. Như vậy, việc đánh giá, phát hiện sớm và điều trị RLLP máu chưa được quan tâm và thực hiện, điều này sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ biến chứng

và tử vong do ĐTĐ, THA.

Chức năng thận của bệnh nhân là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Ở những bệnh nhân có suy giảm chức năng thận, sự thải trừ thuốc giảm dẫn đến tích lũy thuốc và tăng nguy cơ độc tính. Trong nghiên cứu của chúng tơi, tỷ lệ bệnh nhân suy thận giai đoạn 2 chiếm tỷ lệ chủ yếu (23,37%). Bệnh nhân suy thận giai đoạn 3 là 16,61%, một tỷ lệ tương đối lớn, đây là những bệnh nhân cần chú ý khi sử dụng thuốc đặc biệt là những thuốc thải trừ qua thận. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Lữ Thụy Hồng Ân, tình trạng suy thận nặng có 25 bệnh nhân, suy thận độ 3,4 chiếm 22,70% [8]. Tình trạng suy giảm chức năng thận tiến triển hàng năm thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường và không đái tháo đường trên người bệnh tăng huyết áp. Theo 1 nghiên cứu quan sát hồi cứu bao gồm 1924 bệnh nhân tăng huyết áp đái tháo đường và không đái tháo đường được quan sát tại Bệnh viện Pedro Hispano, Matosinhos, Bồ Đào Nha, từ năm 2000 đến năm 2014, kết quả cho thấy rằng xấp xỉ 15% bệnh nhân chuyển sang giai đoạn CKD nặng hơn mỗi năm [49]. Ngồi q trình lão hóa do tuổi tác, sự tiến triển của bệnh thận còn phụ thuộc vào việc kiểm soát HA đặc biệt vào ban đêm, điều trị bằng thuốc và kiểm soát lượng đường bất thường cao.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh thuận (Trang 68 - 71)