Một số mơ hình ứng dụng CNTT-TT trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong doanh nghiệp phần 1 (Trang 57 - 61)

2.5.1. Ứng dụng mạng extranet trong lĩnh vực sản xuất của General Motor GM là công ty hàng đầu thế giới về sản xuất xe ô tô. Công ty bán ô tô GM là công ty hàng đầu thế giới về sản xuất xe ô tô. Công ty bán ô tô tại hơn 190 nước và có nhà máy sản xuất tại khoảng 50 nước. Do ngành công nghiệp ô tô rất cạnh tranh, GM ln tìm kiếm những phương hướng để nâng cao hiệu quả. Công ty đã triển khai một phần mềm ứng dụng cho phép khách hàng có thể tự thiết kế một chiếc xe theo mong muốn của mình. Nhờ ứng dụng này số lượng đơn đặt hàng gửi về công ty ngày càng tăng.

Trong lĩnh vực cung ứng hiện nay GM phải mua khoảng 200 000 sản phẩm khác nhau từ hơn 20 000 nhà cung cấp, chi mất gần 100 tỉ đơ mỗi năm. Cơng ty thường sử dụng q trình đấu thầu truyền thống để thương thuyết các hợp đồng với các nhà cung cấp tiềm năng. Những yêu cầu chi tiết về nguyên liệu cần thiết sẽ được gửi bằng email tới các nhà cung cấp tiềm năng, các nhà cung cấp này sau đó sẽ đưa ra giá thầu, và GM sẽ lựa chọn người thắng nếu người cũng cấp đưa ra giá đủ thấp. Nếu tất cả các giá thầu đều quá cao, vòng mời thầu thứ hai hoặc thứ ba sẽ được mở ra. Trong vài trường hợp, quá trình này kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng trước khi GM tin rằng đã đạt được một hợp đồng tốt nhất cả về giá cả và chất lượng. Những chi phí chuẩn bị cho việc ra giá thầu khiến nhiều nhà thầu không thể đưa ra lời mời do đó việc số lượng nhà cung cấp tham gia ít hơn số lượng tối ưu dẫn tới việc GM sẽ phải trả giá cao hơn.

Để giải quyết vấn đề liên kết giữa các nhà phân phối và cung cấp, GM đã thiết lập một hệ thống extranet được gọi là ANX (Automotive Network Exchange). Hệ thống ANX - được các nhà sản xuất ô tô khác ủng hộ - đã phát triển thành website trao đối giữa các consortium covisint.com. Để giải quyết

của riêng mình, bây giờ đã trở thành một phần của covisint.com, nơi các đấu giá chuyển tiếp được xây dựng. Sản phẩm đầu tiên được đem ra đấu giá là tám chiếc máy ép 75 tấn. GM đã mởi 140 người tham gia đấu giá xem tranh và biên bản dịch vụ của những máy ép này qua mạng. Sau chỉ một tuần chuẩn bị, buổi bán đấu giá đã diễn ra trực tuyến và những chiếc máy đã được bán trong vòng hai giờ.

Đối với vấn đề mua sắm hàng hoá, GM đã tự động hố q trình đấu giá sử dụng đấu giá ngược trên trang web mua sắm qua mạng. Các nhà cung cấp đủ điều kiện sử dụng Internet để đưa ra giá mỗi sản phẩm GM cần mua. Việc đấu giá diễn ra mở, điều này có nghĩa là tất cả những người tham gia đấu giá có thể có thể nhìn thấy giá chào của đối thủ cạnh tranh. GM có thể chấp nhận giá chào từ nhiều nhà cung cấp một cách đồng thời và sử dụng những tiêu chuẩn đã được quyết định trước như giá, ngày giao hàng, điều kiện thanh tốn có thể giúp tìm được nhanh chóng người chào bán thích hợp. Năm 2001, Gm đã thực hiện hơn 150 cuộc đấu giá điện tử khác. Nhiều doanh nghiệp khác cũng được khuyến khích bán sản phẩm của họ qua mạng này và trả cho GM tiền hoa hồng trên giá bán cuối cùng.

Trong phiên bán đấu giá ngược online đầu tiên, GM đã mua được một lượng lớn túi kín bằng cao su dùng cho ô tô. Giá GM phải trả thấp hơn giá công ty đã trả cho sản phẩm tương tự trước kia bằng hình thức đấu thầu truyền thống. Hiện nay, các cuộc đấu giá tương tự vẫn được thực hiện hàng tuần trên trang web. Chi phí quản lý trên một đơn đặt hàng giảm khoảng 40% thậm chí cịn hơn thế.

2.5.2. Ứng dụng CNTT-TT trong ngành du lịch

Trên thế giới, dịch vụ du lịch trực tuyến với các hoạt động như đặt vé, tour, phòng qua mạng đã trở nên phổ biến ở nhiều nước, nhất là tại Mĩ và các

nước Châu Âu. Theo hãng nghiên cứu Internet eMarketer (New York, Mĩ), trong năm 2008 , 78% du khách Mĩ sử dụng mạng Internet để tìm kiếm thơng tin về điểm đến, tour du lịch… trong đó 82% du khách quyết định đặt tour qua mạng.

Là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới ứng dụng thương mại điện tử vào ngành Du lịch, Expedia.com là một website kinh doanh thương mại điện tử theo mơ hình B2C (business to customer), hoạt động dựa trên mơ hình thương mại điện tử thuần túy (pure e-commerce). Nghĩa là, mọi giao dịch từ doanh nghiệp tới khách hàng, kể cả việc thanh toán, giao hàng đều được thực hiện thông qua mạng Internet.

Expedia là đại lý du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới, trực thuộc tập đoàn Expedia Inc (Mĩ). Đây là trang web cho phép người dùng đặt vé máy bay, tàu thủy du lịch, đặt phòng khách sạn, thuê xe ô tô, cung cấp các kỳ nghỉ trọn gói và nhiều dịch vụ hấp dẫn khác bằng việc truy cập trực tuyến vào website expedia.com.

Được thành lập vào năm 1996 bởi hãng phần mềm khổng lồ Microsoft, sau 3 năm, vào năm 1999, Expedia đã tách ra kinh doanh độc lập và trở thành 1 trong 3 ông lớn tại Mĩ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trực tuyến (cùng với Orbitz và Travelocity). Năm 2002, Barry Diller, ông chủ tập đoàn USA Network nay là IAC/ Inter Active Corp đã mua lại cổ phần của Expedia và đầu tư mạnh tay hơn vào doanh nghiệp này, biến Expedia trở thành công ty số 1 không những tại Mĩ mà cịn trên tồn thế giới. Tính đến nay, Expedia Inc sở hữu 6 thương hiệu nổi tiếng về du lịch là Expedia.com®, hotels.com®, Hotwire®, Expedia® Corporate Travel, TripAdvisor™ và Classic Vacations®, có trụ sở chính đặt tại Bellevue, Washington (Mĩ) nhưng hiện đã có mặt tại 15 quốc gia, 70 điểm kinh doanh tồn cầu tại 6 khu vực chính: Mĩ,

Mexico/ Châu Mĩ La Tinh, Canada, Carribbean, Châu Âu, Châu Á/ Úc, Trung Đông.

Expedia luôn tỏ rõ ưu thế của người đi trước với bề dày kinh nghiệm và liên tục tung ra các chiêu khuyến mại, các chương trình du lịch trọn gói giá rẻ hấp dẫn khách hàng. Nếu như năm 2005, Expedia lần đầu tiên tung ra chương trình cho phép khách hàng tự thiết kế tour du lịch trên website expedia.com, tự cân nhắc chi phí, thời gian, lựa chọn dịch vụ… và tạo ra một cơn sốt trong ngành du lịch; thì vào năm 2006, trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ như Travelocity.com; Orbiz.com…Expedia đã đưa ra cam kết với khách hàng

Best Price Guarantee, đảm bảo giá dịch vụ tại Expedia là tốt nhất. Cụ thể,

nếu khách hàng được cung cấp dịch vụ tương tự như tại Expedia với giá thấp hơn trong vịng 24 giờ sau khi đăng kí tại website Expedia.com, hãng du lịch trực tuyến số 1 tại Mĩ này sẽ hoàn lại tiền cho khách ngay lập tức và tặng thêm 50 USD cho chuyến du lịch tiếp theo của khách tại trang web này.

Thêm vào đó, ở Mỹ, tốc độ tăng trưởng về du lịch trực tuyến đang chậm lại do các công ty phải rất vất vả tranh giành khách hàng cũ, trong khi ở châu Á vẫn còn nhiều cơ hội để thu hút thêm khách hàng mới - đó là những người sử dụng Internet lần đầu tiên. Theo eMarketer, một công ty nghiên cứu Internet ở New York, doanh thu của ngành du lịch trực tuyến ở khu vực châu Á năm nay có thể đạt 25,6 tỉ đơ la Mỹ, nhưng mới chỉ bằng khoảng một phần ba so với thị trường Mỹ. Công ty eMarketer cũng dự báo, dịch vụ du lịch trực tuyến ở châu Á sẽ bùng nổ trong những năm còn lại của thập niên này. Cụ thể, trong giai đoạn 2006-2010, Ấn Độ sẽ đạt mức tăng trưởng đến 271,6%/năm, trong khi Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng 202%. Trung Quốc và Indonesia cũng sẽ đạt mức tăng trưởng tương ứng 70% và 83%

Nắm bắt được cơ hội và nhận thấy du lịch trực tuyến đang được tiếp nhận như một xu hướng phát triển tất yếu tại lục địa Châu Á, tập đồn IAC, cơng ty mẹ sở hữu website Expedia.com đã bỏ ra 166.7 triệu USD để mua lại 52% cổ phần của eLong, trang web đặt chỗ du lịch và lữ hành lớn thứ hai tại Trung Quốc. Qua đó, cơng ty có thể tiếp cận lượng khách dồi dào tại thị trường này.

Xu hướng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến hiện đang lan nhanh sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Theo dự báo của tổ chức du lịch thế giới, từ năm 2006-2010, ước tính du lịch trực tuyến Việt Nam sẽ tăng trưởng 202%/năm, được xếp trong top đầu tăng trưởng. Nhận thức được thời cơ mà thương mại điện tử đem lại, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách sạn hàng đầu của Việt Nam đều xây dựng website riêng, tiêu biểu có thể kể đến như www.travel.com.vn, www.hotels.com.vn, www.vietnamtourism.com…Tuy

nhiên, các trang web này mới dừng ở mức cung cấp thông tin tới khách hàng, việc giao dịch thương mại điện tử thuần túy từ khâu chọn tour, đến thanh tốn vẫn cịn nhiều hạn chế và chưa phổ biến. Vì thế, việc nghiên cứu một mơ hình kinh doanh thương mại điện tử thành công trong lĩnh vực du lịch trực tuyến là việc làm cần thiết, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng nắm bắt xu thế phát triển của thế giới.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong doanh nghiệp phần 1 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)