Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực của tòa án nhân dân tỉnh tây ninh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2025 (Trang 29 - 31)

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực và nguồn nhân lực

1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực Tòa án nhân dân

Nguồn nhân lực Tòa án nhân dân cũng phải chịu những ảnh hưởng như mọi nguồn lực khác dưới các nhân tố như sức khỏe, trí tuệ, sự nghiệp giáo dục, truyền thống lịch sử, thói quen, tập quán, văn hóa, đạo đức, lối sống...Nhưng đối với một cơ quan có trách nhiệm bảo vệ cơng lý thì đội ngũ cán bộ công chức phải được tuyển chọn và bổ nhiệm một cách cẩn thận và kĩ lưỡng, nhất là các Thẩm phán, người sẽ là người đưa ra phán quyết cuối cùng cho bản án, ảnh hưởng đến mạng sống, sự tự do của một con người.

Tuy nhiên, sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, về nguyên tắc bổ nhiệm các chức danh, chức vụ của hệ thống Tịa án nhân dân cũng đã có những thay đổi nhất định như quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải do Quốc hội bầu, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội phê chuẩn tương xứng với các cán bộ cao cấp khác của cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, thay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán các Tòa án khác do Chủ tịch nước trực tiếp bổ nhiệm. Ý nghĩa lý luận của quy định này nhằm đề cao địa vị pháp lý của Thẩm phán, đặc biệt là địa vị pháp lý của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Luật tổ chức Toà án nhân dân là một trong những đạo luật quan trọng về tổ chức bộ máy cơ quan Tòa án theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, đã thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến

hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Luật tổ chức Tòa án nhân dân là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của của Tòa án nhân dân, bảo đảm Tòa án thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Với tinh thần nêu trên, Luật tổ chức Tòa án nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung căn bản về chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp để bảo đảm hoạt động của Tòa án. Điều này dẫn đến công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Thẩm phán ngày càng khó hơn với những yêu cầu bắt buộc như sau:

- Thứ nhất, phải là Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Thứ hai là có sức khoẻ hồn thành nhiệm vụ được giao như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngồi thể lực cần thiết, cịn bao gồm yếu tố ngoại hình, đó là khơng có dị tật, dị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán.

- Thứ ba là có trình độ cử nhân luật, phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do các trường đại học trong nước có chức năng đào tạo đại học về chuyên ngành luật theo quy định cấp; nếu văn bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do cơ sở đào tạo của nước ngồi cấp, thì văn bằng đó phải được cơng nhận ở Việt Nam theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

- Thứ tư là đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, phải có chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ quan có chức năng đào tạo các chức danh tư pháp cấp; nếu là chứng chỉ do các cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cơng nhận.

- Thứ năm là thời gian làm công tác pháp luật, thời gian cơng tác được tính kể từ khi được xếp vào một ngạch công chức bao gồm Thư ký Toà án, Thẩm tra viên, Chấp hành viên, Chuyên viên hoặc Nghiên cứu viên pháp lý, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Công chứng viên, Thanh tra viên, cán bộ bảo vệ an ninh trong Quân đội, cán bộ pháp chế, giảng viên về chuyên ngành luật. Thời gian được bầu hoặc cử làm Hội thẩm, thời gian làm Luật sư cũng được coi là thời gian làm công tác pháp luật.

- Cuối cùng và có tính quyết định nhất là năng lực làm công tác xét xử, đây là khả năng hồn thành tốt cơng tác xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tương ứng mà người đó có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán theo nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý cơng chức hoặc có những bài viết, cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bố hoặc được áp dụng vào thực tiễn.

Trên đây có thể xem là một rào cản để sàng lọc những cán bộ có đầy đủ tiêu chuẩn thực hiện cơng tác xét xử. Điều đó cũng làm nguồn bổ sung cho đội ngũ Thẩm phán khá là hạn hẹp khi yêu cầu ngày càng khắt khe. Những sinh viên trẻ khi về quê phục vụ cũng đắn đo khi phải nộp hồ sơ vào cơ quan Tịa án vì sự khó khăn về mức lương và môi trường làm việc, mức đãi ngộ thấp và ít tính cạnh tranh khi phát triển sự nghiệp, trách nhiệm không tương xứng với thù lao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực của tòa án nhân dân tỉnh tây ninh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2025 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)