3.5. Kiến nghị với Nhà nƣớc, Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao
3.5.1. Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ
Cần xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với các cơ quan tư pháp, trong chương trình này phải xác định mục tiêu phát triển toàn diện về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực đặc biệt này.
Giao cho Bộ Giáo dục - Đào tạo xây dựng Đề án về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực ở các trường Đại học thành trường trọng điểm đào tạo nguồn sinh viên về pháp luật và phối hợp xây dựng, hoàn thiện nội dung, phương pháp tại Học viện Tư pháp, Trường Cán bộ Tòa án thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp. Tạo mọi điều kiện và thực hiện giám sát công tác xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với mục tiêu và đối tượng cơng chức Tịa án, trên cơ sở đó tổ chức bồi dưỡng
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ (chủ yếu là tại chỗ) hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ ở nước ngồi, nhằm góp phần hình thành, phát triển đội ngũ chuyên gia tư pháp quốc tế.
Giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn về cơng tác tài chính trong việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tịa án nhằm tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho các đối tượng được quy hoạch, đào tạo, xây dựng chính sách thu hút nhân tài, tránh tình trạng chạy máu chất xám từ lĩnh vực hành chính tư pháp sang lĩnh vực kinh tế, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài thu hút nhân lực có trình độ cử nhân lực, giỏi ngoại ngữ, điều này gây lãng phí trong trong tác đào tạo rất lớn và thường xuyên xảy ra.
Giao cho Bộ Nội vụ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao thường xuyên rà soát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cơng chức trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn và hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao phù hợp với nhu cầu thực tế nguồn nhân lực của từng địa phương.
Giao cho Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại vụ phối hợp cùng Tòa án nhân dân tối cao mở rộng, nâng cao chất lượng một số chương trình đào tạo có khả năng hịa nhập với nước ngồi, trước mắt ưu tiên lĩnh vực luật thương mại và đầu tư, luật thương mại quốc tế, luật sở hữu trí tuệ. Chuẩn bị nhân lực và cơ sở vật chất để chủ động giới thiệu các chương trình đào tạo luật của trường ra nước ngồi, trước hết là các nước Đơng Nam Á và khu vực châu Á. Nghiên cứu, áp dụng vào điều kiện Việt Nam một số chương trình, giáo trình đào tạo luật tiên tiến của một số cơ sở đào tạo luật uy tín trên thế giới. Thực hiện nhiều đề án linh hoạt để gửi một số công chức đi đào tạo ở nước ngoài và mời giảng viên, chuyên gia nước ngoài tham gia đào tạo trong nước nhằm phát triển nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu hội nhập. Củng cố các mối quan hệ hợp tác quốc tế sẵn có. Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào
tạo, nghiên cứu khoa học và các tổ chức quốc tế khác. Ưu tiên hợp tác với các cơ sở đào tạo luật có danh tiếng, các nền giáo dục phát triển trên thế giới. Tranh thủ cơ hội để tiếp cận và nhận chuyển giao công nghệ giáo dục tiên tiến, hiện đại. Đổi mới cơ chế hợp tác quốc tế theo hướng tích cực, chủ động, tự chủ và bình đẳng. Đưa các hoạt động hợp tác đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên.
Ngoài ra, giao cho các cơ quan Tư pháp như Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao cần có sự phối hợp, hỗ trợ nhịp nhàng, thống nhất để cùng nhau phát triển.