2.1. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh và Tòa án nhân dân
2.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh và tác động đến nguồn
nhân lực Tòa án
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đơ Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 99 km theo đường quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc. Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long. Phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam và Đơng Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Tbong Khmum của Campuchia với 02 Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, các cửa khẩu quốc gia như Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và Tống Lê Chân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch khác trên đường biên giới giáp với Campuchia là 232km. Tỉnh Tây Ninh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu về quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia.
Theo báo cáo kết quả thống kê của Cục Thống kê Tây Ninh:
Về dân số, tính đến tháng 6, năm 2014, dân số toàn tỉnh Tây Ninh đạt gần 1.283.710 người, mật độ dân số đạt 293 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 172.110 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.111.600 người. Dân số nam đạt 642.530 người, nữ đạt 641.180 người.
Về tôn giáo, tỉnh Tây Ninh hiện có 9 tơn giáo khác nhau, nhiều nhất là Đạo Cao Đài có 379.752 người (chiếm tỷ lệ 30,2%), Phật giáo có 95.674 người (chiếm tỷ lệ 7,5%), Cơng giáo có 32.682 người (chiếm tỷ lệ 2,8%), cịn lại là các tơn giáo khác.
Về dân tộc, tồn tỉnh Tây Ninh có 29 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 1.050.376 người (chiếm tỷ lệ 97,7%), người Khmer có 7.578 người (chiếm tỷ lệ 0,6%), người Chăm có 3.250 người (chiếm tỷ lệ 0,3%), người Xtiêng có 1.654 người (chiếm tỷ lệ 0,1%), người Hoa có 2.495 người (chiếm tỷ lệ 0,2%), cịn lại là những dân tộc khác như Mường, Thái, Tày…
Về kinh tế, tỉnh Tây Ninh chỉ phát triển ở mức tương đối, lĩnh vực nông nghiệp, nhất là cây dài ngày, chỉ số giá tiêu dùng được kéo giảm, đầu tư phát triển trên địa bàn do được tập trung tính đến tháng 10, năm 2014, thu ngân sách nhà nước đạt trên 1.133 tỷ đồng, tổng nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng ước trên 21.880 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 287 triệu đô la Mỹ, tăng trên 22% so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Tây Ninh hàng năm đều tăng.
Về giao thông, Tây Ninh có đường Xuyên Á đi qua với chiều dài gần 28 km, nối thành phố Hồ Chí Minh với Campuchia thơng qua cửa khẩu Mộc Bài.Về đường thủy, Tây Ninh cịn có 2 tuyến sơng chính quan trọng là tuyến sơng Sài Gịn và tuyến sơng Vàm Cỏ Đơng. Ngồi ra, địa bàn tỉnh Tây Ninh cịn có cảng sơng Bến Kéo nằm trên sơng Vàm Cỏ Đơng. Vì vậy, có thể xem Tây Ninh là một vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng về các mặt: chính trị, kinh tế và quốc phịng.
Với tình hình chính trị xã hội và vị trí trên, Tây Ninh phải đối mặt với tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, yêu cầu các cơ quan tư pháp của tỉnh Tây Ninh, nhất là cơ quan Tịa án phải có những sự chuyển biến tích cực về nguồn nhân lực để có thể giải quyết ổn thỏa những
mối quan hệ xã hội ngày càng thay đổi theo hướng tiêu cực và khó kiểm sốt. Tuy nhiên, sự phát triển nguồn nhân lực Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi vị trí nằm ở vùng biên giới nên khó thu hút được nhân tài để phục vụ đơn vị, kể cả những sinh viên địa phương sau khi tốt nghiệp ra trường. Phần lớn, họ đều chọn những tỉnh, thành phố lớn, phát triển nhanh như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương để phát triển sự nghiệp.