Thực trạng phân cấp quản lý nguồn nhân lực ở Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực của tòa án nhân dân tỉnh tây ninh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2025 (Trang 56 - 63)

2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân tỉnh

2.2.3. Thực trạng phân cấp quản lý nguồn nhân lực ở Tòa án nhân dân

viên Đảng Cộng sản Việt Nam (đạt tỷ lệ 100%), đều có lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc. Qua công tác quản lý cán bộ cho thấy chưa có trường hợp nào có quan điểm trái chiều hoặc có hành vi gây phương hại đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có nhiều đồng chí Thẩm phán trưởng thành từ thực tiễn chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lao động xây dựng đất nước và những đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước nói chung và đơn vị Tịa án nói riêng.

Về thời gian và kinh nghiệm công tác của đội ngũ Thẩm phán, hiện nay có khoảng 75% Thẩm phán hai cấp tỉnh Tây Ninh đã được bổ nhiệm làm Thẩm phán ở nhiệm ký thứ 2, nhiều trường hợp là nhiệm kỳ thứ 3 nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm cơng tác xét xử. Số Thẩm phán cịn lại tuy mới được bổ nhiệm nhiệm kỳ đầu nhưng cũng đã có kinh nghiệm nhiều năm làm Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, được đào tạo chính quy về kiến thức pháp luật và đã qua đào tạo về nghiệp vụ xét xử nên về năng lực có thể đảm đương được việc giải quyết, xét xử các vụ án được giao. Tuy nhiên, qua rà soát, đánh giá chất lượng xét xử được thực hiện thông qua công tác bổ nhiệm Thẩm phán cho thấy vẫn có trường hợp Thẩm phán có năng lực công tác thực tiễn yếu, xem xét đánh giá nhiều vụ án cịn mang tính chủ quan, khiến án bị cấp tỉnh hủy sửa vì lỗi chủ quan. Qua đánh giá những năm gần đây, số Thẩm phán ở Tòa án các huyện thành phố thuộc tỉnh thường có số án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan cao hơn so với Thẩm phán ở cấp tỉnh.

2.2.3. Thực trạng phân cấp quản lý nguồn nhân lực ở Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh dân tỉnh Tây Ninh

Theo Quyết định 1138/QĐ- TCCB ngày 22/8/2008 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về phân cấp quản lý cán bộ Tòa án nhân dân, việc phân cấp trong công tác quản lý đội ngũ cơng chức tại hệ thống Tịa án nhân dân được thực hiện một cách quy cũ hơn.

Sau hơn 02 năm thực hiện việc phân thực hiện việc phân cấp quản lý, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện chủ động hơn về quyền năng quản lý cán bộ. Sau khi Ban cán sự Đảng thống nhất chủ trương về công tác cán bộ như: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ, Thẩm phán, căn cứ thẩm quyền được phân cấp, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện, bảo đảm kịp thời cho các hoạt động của Tòa án. Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng đã ban hành Kế hoạch số 45/KH – TA ngày 20/2/2010 về việc phát triển, định hướng công tác tổ chức cán bộ với quy định cụ thể các nội dung về phân cấp quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị tỉnh Tây Ninh. Trong thực tế, khi triển khai Kế hoạch cũng đã xuất hiện những vướng mắc và khó khăn riêng.

Thứ nhất, về cơng tác tuyển dụng công chức

Việc tuyển dụng, xét tuyển công chức được thực hiện theo đúng quy định của Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ; cơng chức được tuyển dụng thơng qua hình thức thi tuyển, ngoại trừ một số trường hợp tiếp nhận không qua thi tuyển như: Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước và người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngồi; người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên có kinh nghiệm cơng tác trong các ban ngành tư pháp, có kinh nghiệm về lĩnh vực pháp lý từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Việc giao cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự quyết định tuyển dụng, chịu trách nhiệm với Tòa án nhân dân tối cao, không phải qua thẩm

định của Vụ tổ chức cán bộ đã tạo điều kiện cho Tòa án nhân dân tỉnh tuyển dụng biên chế được kịp thời, đạt hiệu quả, mặc dù Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh là một trong những Tòa án trong khu vực khó khăn trong việc tuyển dụng cơng chức, vì hầu hết sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật chính quy khơng có nguyện vọng vào Tịa án do áp lực cơng việc lớn, chế độ chính sách và tiền lương hạn chế, nhưng với tinh thần quyết tâm, kiên trì, Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh chỉ nhận hồ sơ thi tuyển đúng đối tượng và đạt yêu cầu.

Trong những năm qua Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tuyển dụng, bổ sung, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức cho các phịng tịa tại Tịa án tỉnh và Tịa án huyện, thành phố thơng qua hình thức thi tuyển, đảm bảo năng lực chun mơn, phẩm chất đạo đức tốt, đúng tiêu chuẩn chức danh quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ của các Phòng tòa và các huyện, thành phố.

Thứ hai, về công tác xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức

Các đơn vị trong hệ thống Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã chú trọng công tác xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác cho từng giai đoạn. Vai trò của cấp ủy và chính quyền được thể hiện rõ ràng, cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ, cơng chức lãnh đạo, quản lý vẫn cịn nhiều bất cập. Tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ, công chức vào quy hoạch còn quá chung chung, chưa được cụ thể hóa đối với từng loại cơng chức. Mục tiêu quy hoạch cán bộ, công chức chưa được xác định rõ ràng ở từng cấp, từng đơn vị. Tỷ lệ công chức được bổ nhiệm từ nguồn quy hoạch thấp. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý chưa chủ động xây dựng quy hoạch cán bộ, cơng chức kế nhiệm cho đơn vị mình. Chưa thực

hiện tốt các khâu sau quy hoạch như kiểm tra, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cơng chức theo quy định.

Thứ ba, về cơng tác bố trí, sử dụng cơng chức tại tỉnh

Việc bố trí, sử dụng cơng chức ở Tòa án tỉnh và huyện trong thời gian qua về cơ bản đảm bảo đúng nghiệp vụ được đào tạo; phát huy được năng lực, sở trường của công chức. Hàng năm, các đơn vị đều có kế hoạch rà sốt bố trí cơng chức đảm bảo cơ cấu, phù hợp năng lực chuyên môn từng vị trí cơng tác và thực hiện tốt chính sách luân chuyển, điều động công chức theo quy định.

Về công tác luân chuyển cán bộ, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện sinh hoạt, kinh tế, nhưng do làm tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xác định trách nhiệm của Thẩm phán, Thư ký Tòa án đối với nhiệm vụ được giao, quán triệt thơng suốt chủ trương của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao về thời hạn, định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, công chức hệ thống Tòa án nhân dân, nên những người được điều động luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ và pháp huy năng lực chun mơn ở vị trí mới. Tuy nhiên, ở một số đơn vị việc sử dụng, phân cơng cơng tác cho cơng chức vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết những tiềm năng của đội ngũ cơng chức hiện có. Vẫn cịn tình trạng phân cơng thực hiện cơng việc trái với khả năng, trình độ, sở trường, ngạch, bậc đang giữ. Việc sử dụng cơng chức chưa hợp lý ở một số vị trí trong các phịng, tịa, Tịa án huyện, thành phố trực thuộc, xuất hiện sự thiếu đồng bộ trong việc phân bổ cán bộ cơng chức trong Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Thứ tư, về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức

Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tạo mọi điều kiện để các cán bộ công chức tham gia đầy đủ khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ theo kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn. Nội dung chương trình đạo tạo, bồi dưỡng của Trường chính trị và Trường cán bộ Tịa án nói

chung đã được đổi mới cải tiến cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn và tình hình tư pháp hiện nay ở địa phương.

Về trình độ chính trị, đội ngũ cán bộ cơng chức Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng khơng được đào tạo nhiều, chí có 06 đồng chí được đào tạo cao cấp chính trị và tương đương, 66 đồng chí được đào tạo trung cấp chính trị. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực Tòa án tỉnh trong thời gian tới (xem bảng 2.8).

Trong những năm vừa qua số lượng cán bộ cơng chức Tịa án tham gia các khóa nâng cao trình độ là khá hạn chế, chỉ có tổng số 25 cán bộ được đưa đi đào tạo Thẩm phán, về nghiệp vụ Thư ký là 41 đồng chí. So với tổng số hiện có tại đơn vị và nhu cầu công việc hiện nay, những con số đào tào này thật nghèo nàn và không đáp ứng được thực tiễn thụ lý và giải quyết tại Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Bảng 2.8 – Số lượng cán bộ cơng chức Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh tham gia các khóa đào tạo (2010 – 2014)

Các khóa đào tạo Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thẩm phán sơ cấp 0 4 7 6 8 Thƣ ký 6 5 10 8 12 Cao cấp chính trị 0 1 2 1 2 Trung cấp chính trị 7 12 15 14 18 Sơ cấp chính trị 0 0 0 0 0 Tin học ngoại ngữ 0 0 0 0 0

Thứ năm, về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cơng chức

Hàng năm, Ban cán sự Đảng Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh phối hợp với Chánh án xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra công tác, kiểm tra việc chấp hành, điều hành đối với sự lãnh đạo của Tòa án nhân dân cấp huyện và các đơn vị trực thuộc, phân công các thành viên trong Ban cán sự Đảng và Ban lãnh đạo phụ trách từng cụm huyện; hàng tháng, quý tăng cường xuống cơ sở kiểm tra việc Chánh án quản lý điều hành các hoạt động, nhất là điều hành công tác giải quyết, xét xử các loại án, thi hành án hình sự và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp; tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt theo định kỳ 06 tháng , 09 tháng và 12 tháng để kiểm điểm công tác quản lý, điều hành các hoạt động, nhất là điều hành công tác xét xử, quản lý cán bộ, quản lý tài chính, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những tồn tại khuyết điểm. Từ việc phân cấp quản lý, căn cứ vào chỉ tiêu được phân bổ cho Tòa án mỗi cấp và căn cứ vào khối lượng cơng việc của từng Tịa án cấp huyện, kịp thời điều tiết biên chế để đáp ứng nhu cầu công việc.

Thứ sáu, về tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách; khen thưởng và kỷ luật.

Về quyết định các chính sách đối với cán bộ, cơng chức, việc giao cho Chánh án Tịa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước và của đơn vị như quyết định nâng lương định kỳ, nâng lương trước hạn, cho nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc, chuyển ngạch công chức….đã được thực hiện kịp thời, không bị chậm trễ, bảo đảm các chế độ chính sách, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, cơng chức, tạo được sự phấn khởi , an tâm công tác.

Tuy nhiên, hiện nay, so với các ban ngành khác, chế độ tiền lương đối với cán bộ, cơng chức ngành Tịa án cịn thấp, điều kiện sinh hoạt và làm việc

của đại bộ phận cịn nhiều khó khăn nên đơn vị Tòa án nhân dân đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tuyển dụng cán bộ, tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán.

Có thể nói chế độ chính sách và mơi trường làm việc vẫn chưa đủ sức khuyến khích được người tài; người năng động, sáng tạo, làm việc có hiệu quả; vẫn cịn tình trạng bình quân chủ nghĩa, cào bằng, làm nản lịng cơng chức. Chính sách tiền lương tuy có cải tiến nhưng vẫn lạc hậu, chưa đủ bù đắp giá trị sức lao động của công chức; chưa đảm bảo cho cơng chức có cuộc sống ổn định, chuyên tâm vào cơng việc.

Chính sách về nâng ngạch, nâng bậc lương còn nặng về thâm niên, chưa phản ánh đúng chất lượng và hiệu quả công tác của cơng chức. Do chế độ chính sách mà đặc biệt là chế độ tiền lương chưa đáp ứng được u cầu của cơng chức nên xảy ra tình trạng một số cơng chức tạo ra nguồn thu nhập thêm bằng cách dựa vào vị trí cơng tác được phân cơng để hưởng các khoản thu nhập ngồi tiền lương.

Cuối cùng là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý công chức

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý công chức ở đơn vị được thực hiện đồng bộ; công chức được quản lý theo phần mềm quản lý cán bộ cơng chức Tịa án nhân dân; đa số cán bộ, công chức làm việc hiệu quả trên môi trường mạng Internet và sử dụng hộp thư điện tử trong giải quyết công việc. Hầu hết các cơ quan, đơn vị thực hiện việc chỉ đạo, phân công giải quyết công việc bằng các phần mềm, tiến hành số hóa thơng tin về một số nghiệp vụ trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp khi có nhu cầu.

Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và các quy định của Nhà nước, nhất là khi Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tịa án nhân dân (sửa đổi) có hiệu

lực thì Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh nên có những đánh giá lại cơng tác cán bộ và có kế hoạch phát triển hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực của tòa án nhân dân tỉnh tây ninh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2025 (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)