Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực của tòa án nhân dân tỉnh tây ninh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2025 (Trang 78)

Tây Ninh đến năm 2025

Xác định những bất cập trong cơng tác quản lý nguồn nhân lực ở Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua để có thể rút ra kết luận cụ thể, sát thực của vấn đề, để từ đó, tham mưu, đề xuất các nội dung cải cách thoả đáng cho quá trình từng bước nâng cao năng lực nhân lực Tịa án.

3.4.1. Những giải pháp đột phá :

3.4.1.1 Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ tác cán bộ

Nhiệm vụ chính trị được chú trọng nhất của Tịa án đó là nhiệm vụ xét xử các vụ án, Thẩm phán là người cầm cân, nẩy mực, nhân danh Nhà nước quyết định bản án có ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con người. Để đảo bảo tính khách quan, vơ tư của Thẩm phán khi xét xử pháp luật đã quy định khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Nghị quyết 49/NQ/T ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ : “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy cơ tư pháp. Trọng tâm là xây dựng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân”.

Để nâng cao vị thế của Tịa án, được nhân dân tin tưởng thì cần tăng cường tính độc lập của Tịa án, khi xét xử Thẩm phán phải hoàn toàn độc lập, theo hướng các tổ chức đảng trong các cơ quan Tòa án địa phương không theo cấp hành chính mà nên cơ cấu theo ngành dọc.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, theo quy

định Luật tổ chức Tịa án nhân dân thì Chánh án là người đứng đầu trong các Tòa án, việc ban hành qui định này nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dưới quyền, trong việc lựa chọn cán bộ có phẩm chất và năng lực để bố trí vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (24, tr 54;55).

3.4.1.2 Đổi mới nhận thức về phát triển và sử dụng nhân lực

- Quán triệt quan điểm con người là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước và sự hưng thịnh của mỗi đơn vị, tổ chức. Tạo sự chuyển biến mạnh về nhân lực ở tất cả các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở và người dân về việc cần phải đổi mới triệt để và có tính cách mạng trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập; về sự cần thiết phải cải thiện giống nịi, đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc tồn diện sức khỏe nhân dân; về sự cần thiết phải nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc.

- Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân các cấp đều phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của mình.

- Việc sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực thực và kết quả, hiệu quả công việc. Khắc phục tâm lý và hiện tượng quá coi trọng và đề cao “Bằng cấp” một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực.

-Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo và gắn bó với nhân dân. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển. Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đây là một hình thức rèn luyện, bồi dưỡng

rất cần thiết để nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức.

3.4.1.3 Đổi mới căn bản quản lý nhà nƣớc về phát triển và sử dụng

nhân lực

- Quy hoạch phát triển nhân lực Tòa án là nhiệm vụ quan trọng của các Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo cân đối về lao động cho sự phát triển của địa phương và cả nước.

- Đổi mới căn bản cơ chế quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo theo hướng: hoàn chỉnh các quy định quản lý nhà nước về điều kiện thành lập và chuẩn mực chung về hoạt động của các cơ sở giáo dục; về đánh giá chất lượng của các cơ sở giáo dục; về nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Chính phủ, các Bộ và Ủy ban nhân dân các địa phương; xây dựng chính sách phát triển giáo dục và đào tạo ở các vùng khó khăn, cho con em người dân tộc, khuyến khích phát triển nhân tài …

- Đẩy mạnh phân cấp, thực hiện quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nhân lực trên cơ sở quản lý của Nhà nước và giám sát của xã hội.

3.4.1.4 Tăng cƣờng giáo dục, quản lý cán bộ và công tác kiểm tra,

giám sát việc giáo dục, quản lý cán bộ

Lênin nói: “Trong lịch sử chưa từng có giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” (30, tr 473). Cách mạng tháng Mười thành cơng chính nhờ vào

đội ngũ cán bộ được đào tạo như thế. Năm 1922, LêNin lại khẳng định: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay, đó là then chốt, nến khơng thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn” (31, tr 449)

Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng cơng tác đào tạo, quản lý cán bộ, Người yêu cầu: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu” (26, tr.273).

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, người rất coi trọng, quan tâm đến việc giáo dục cán bộ, đặc biệt là đạo đức của người cán bộ. Người cho rằng, đạo đức của người cán bộ khơng phải tự nhiên mà có, mà nó được hình thành và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết phụ thuộc vào quá trình tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, năng lực và khả năng thu phục nhân tâm, xây dựng lòng tin với quần chúng nhân dân. Trong mọi hoạt động cách mạng, người cán bộ phải đủ “ đức”, đủ “tài”, phải vừa “ hồng”, vừa “chuyên”. Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ phải có những phẩm chất sau: Thấm nhuần tư tưởng, quan điểm Mác-xít, đứng vững trên lập trường của giai cấp cơng nhân; yêu nước nồng nàn, trung thành với sự nghiệp của Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân và quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Những luận điểm của Bác về việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên có giá trị rất to lớn trong việc giáo dục cán bộ hiện nay, bảng thân Người là tấm gương đạo đức sáng ngời cho những thế hệ cán bộ noi theo. Như vậy việc hoc tập là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một giải pháp đem lại hiệu quả thiết thực.

Tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ gắn với công tác kiểm tra giám sát. Hai nhiệm vụ này gắn bó mật với nhau. Lênin cho rằng: nhiệm vụ chủ yếu của kiểm tra, giám sát là biết sửa chữa, uốn nắn công việc, ngăn ngừa thiếu sót và sai lầm, tạo ra tinh thần trách nhiệm cao và kỷ luật cao ở mỗi cán bộ, đảng viên. Kết hợp tốt kiểm tra, giám sát việc quản lý giáo dục thường xuyên, kiểm tra hàng ngày, kết hợp với từng thời gian (mỗi tuần một lần, một tháng hay hai tháng một lần, tùy tính chất và tầm quan trọng của cơng việc rồi sau đó bất thình lình), cần tiến hành kiểm tra sự thực hiện trên

thực tế từng “công việc” một. Đó là điều quan trọng và cần thiết nhất. Phải nêu kết quả từng lần kiểm tra” (32, tr 215).

Hoàn chỉnh các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu các cấp trong giáo dục, quản lý giáo dục. Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với cấp dưới. Kịp thời kiểm tra, kết luận các vụ việc có liên quan đến cán bộ; về cán bộ có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị. Xử lý nghiêm những tập thể và cá nhân có sai phạm trong quản lý, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ (21, tr 31).

3.4.1.5. Tập trung xây dựng và thực hiện các chƣơng trình, dự án trọng điểm sau:

- Xây dựng một số cơ sở đào tạo trọng điểm từ nguồn Đại học đến các các trường đào tạo ngành tư pháp để cung cấp nhân lực trình độ cao cho Tịa án nhân dân.

- Đổi mới đào tạo và chính sách sử dụng cán bộ, công chức gồm: áp dụng các chương trình đào tạo cơng chức hành chính tiên tiến, hiện đại theo những tiêu chí, chuẩn mực quản trị hành chính của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng hệ thống chức danh cán bộ, công chức với quy định rõ ràng, cụ thể về quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ gắn với trách nhiệm, quyền lợi và tăng cường đạo đức công vụ, kỷ cương, kỷ luật công tác; thực hiện khoán quỹ lương và cải cách chế độ tiền lương đối với các đơn vị hành chính cơng, đảm bảo cán bộ, cơng chức đủ sống bằng lương và từng bước có tích lũy; tổ chức thi vào các chức vụ lãnh đạo từ trung cấp trở xuống.

- Thực hiện đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc cải thiện trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

3.4.2. Những giải pháp khác 3.4.2.1. Công tác tuyển dụng 3.4.2.1. Công tác tuyển dụng

Tính tới thời điểm hiện nay, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh còn cần tuyển thêm 14 biên chế (274/288 biên chế) để hồn thành cơng tác cán bộ mà

Tòa án nhân dân tối cao đã giao cho. Vì vậy, Ban lãnh đạo, Ban cán sự Đảng, Đảng ủy, Phòng Tổ chức cán bộ cần sớm có kế hoạch hồn thiện từng bước Quy trình tuyển dụng; nội dung đánh giá trong tuyển dụng; phương pháp đánh giá trong tuyển dụng và một số giải pháp, đề xuất để công tác tuyển dụng công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, thực tài để triển khai trên thực tế.

Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, sàng lọc được số nhân lực có trình độ cao, đảm bảo đứng trong hàng ngũ cán bộ Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh, đáp ứng yêu cầu phát triển tư pháp cũng như đòi hỏi ngày càng cao của Đảng và Nhà nước.

Cụ thể, đơn vị Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh nên áp dụng phương pháp thi tuyển dụng mới trên tiền đề đã có. Việc thi tuyển vẫn sẽ qua những vịng duyệt hồ sơ; thi kiểm tra, sát hạch về kiến thức tố tụng bằng hình thức viết. Việc này sẽ chú trọng nhiều đến chuyên môn (nặng hơn về các vịng thi nhằm tìm ra những người khơng chỉ giỏi mà cịn có kinh nghiệm hoặc có đạo đức tốt) chứ khơng dựa hồn tồn vào bằng cấp bên ngồi. Ngồi ra, Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cần thử nghiệm thêm kiểm tra kiến thức tổng quát về chính trị, xã hội, kinh tế Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng, cuối cùng là hình thức phỏng vấn, để có thể đánh giá toàn diện phẩm chất, khả năng của những ứng viên.

Tuy các bước thực hiện không hề khác với những phương pháp tuyển dụng trước đó, nhưng những thay đổi nhỏ này sẽ giúp công tác tuyển dụng được thực hiện sát với thực tế hơn nhằm tìm ra những ứng viên phù hợp với công việc, với chun mơn Tịa án.

3.4.2.2. Công tác luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ

Luân chuyển cán bộ là một chủ trương quan trọng của Đảng trong công tác cán bộ nhằm thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng tồn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ. Vì vậy, đây là một giải pháp quan trọng giúp Tòa án

nhân dân tỉnh Tây Ninh xây dựng, phát triển được nguồn cán bộ lãnh đạo có trình độ lẫn kinh nghiệm tại nhiều vị trí, nhiều địa bàn cơ sở khác nhau, nâng cao thêm kinh nghiệm xét xử lẫn công tác quản lý.

Để làm tốt công tác này, việc đầu tiên Ban lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cần chủ động xây dựng các kế hoạch có lộ trình rõ ràng với Tỉnh ủy, Thành ủy, Huyện ủy giúp cho cán bộ chủ chốt nắm vững chủ trương của Đảng, nhận thức rõ hơn mục đích, yêu cầu, phương châm, nguyên tắc của luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Thứ hai, Ban lãnh đạo cùng phòng Tổ chức cán bộ cũng cần thường xuyên tiến hành rà soát lại chức danh quy hoạch cán bộ để điều chỉnh, bổ sung và xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho mỗi chức danh làm cơ sở cho công tác luân chuyển cán bộ. Quy trình thực hiện cán bộ luôn kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng và tổ chức, coi trọng cơng tác tư tưởng khi có u cầu luân chuyển. Cán bộ luân chuyển được trao đổi thông suốt về chủ trương, thống nhất về tư tưởng để tự giác chấp hành, thực hiện quyết định điều động luân chuyển của tổ chức.

Cuối cùng, là việc tạo điều kiện hỗ trợ thêm cho cán bộ luân chuyển về cơ sở những khoản phụ cấp tối thiểu để không ảnh hưởng đến tâm lý của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ nữ, phải được hưởng ưu đãi mang tính đặc thù. Đối với cơng tác điều động, biệt phái, Ban lãnh đạo phải nắm rõ tình hình trật tự tại các địa bàn và có chính sách hợp lý nhằm cân bằng lực lượng thiếu hụt tại từng thời điểm nhất định nhằm hoàn thành nhiệm vụ xét xử của cơ sở.

Chính sách điều động phải theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, chuyển đổi vị trí cơng tác hợp lý và phù hợp với luật định. Ban lãnh đạo cũng cần có quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, đơn vị và phải phù hợp với tâm tư nguyện vọng của cán bộ được điều động. Chính sách biệt phái thì được thực hiện theo những nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khi thiếu hụt lực lượng cán

bộ để có thể giải quyết cơng việc. Các quyết định biệt phái cần có thời gian nhất định để thực hiện công việc nhằm tạo sự an tâm cho cán bộ biệt phái. Đối với các các cán bộ công chức được cử biệt phái phải có trình độ và kinh nghiệm nhất định để hồn thành cơng tác và chịu sự phân cơng, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan và đơn vị nơi được biệt phái đến. Sau thời hạn biệt phái, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh sẽ có trách nhiệm bố trí cơng việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.

3.4.2.3. Chính sách đãi ngộ

Thứ nhất, xác định nguồn nhân lực là động lực mạnh mẽ cho Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh phấn đấu liên tục đạt những chuẩn cao hơn. Do vậy Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cần có chính sách rõ ràng về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác cho những đội ngũ cán bộ công chức, nhất là Thẩm phán để họ n tâm cơng tác. Có cơ chế, chính sách đãi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực của tòa án nhân dân tỉnh tây ninh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2025 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)