Đánh giá chung về thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực của tòa án nhân dân tỉnh tây ninh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2025 (Trang 63)

nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được

Đội ngũ cán bộ công chức ở Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh nhìn chung đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần đồn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao; có ý thức tự chủ, năng động và sáng tạo trong cơng việc; có kiến thức trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, có tinh thần khắc phục khó khăn, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao; được rèn luyện và thử thách trong đấu tranh cách mạng, trong quá trình cải cách tư pháp, sẵn sàng tiếp cận với kiến thức và cơng nghệ mới, từng bước thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Đại bộ phận giữ được lối sống lành mạnh, luôn luôn chăm lo cho sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và của dân.

Thực hiện Quyết định 1138/QĐ – TCCB của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã có nhiều thuận lợi trong cơng tác quản lý, điều hành Tịa án nhân dân huyện thành phố trực thuộc. Đặc biệt là việc phân cấp cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc điều động, biệt phái chuyển đổi vị trí cơng tác của Thẩm phán và Thư ký Tịa án là rất phù hợp với chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ta hiện nay, vì ngồi việc thực hiện nội dung phịng, chống tham những đối với hệ thống Tòa án nhân dân, còn phải giải quyết kịp thời nhu cầu về khối lượng công việc, nhất là việc giải quyết các loại vụ án. Sau khi Ban cán sự Đảng thống nhất chủ trương về công tác tổ chức cán bộ, Chánh án có thể tự triển khai thực hiện theo thẩm quyền được phân cấp, thông suốt trong công tác

quản lý, điều hành, thống nhất cao về chủ trương, bảo đảm đạt hiệu quả thiết thực và kịp thời, góp phần hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Ngun nhân thành cơng :

- Đó là ln có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban cán sự Đảng, Ban lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh trong những năm qua trong việc thực hiện công tác tổ chức cán bộ tại đơn vị.

- Về hạ tầng cơ sở ngày càng được củng cố hồn thiện, cơng tác cải cách hành chính tư pháp, lề lối làm việc được cải cách phù hợp với thực tiễn, phần mềm tin học được áp dụng trong công tác quản lý cán bộ.

- Cán bộ, Đảng viên công chức đơn vị ln có quan điểm lập trường, tư tưởng vững vàng, giữ vững vai trị tiên phong, gương mẫu, ln hồn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

- Đảng ủy cơ quan ln phối hợp với chính quyền làm tốt cơng tác triển khai, thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương, của tỉnh về việc triển khai thực hiện công tác tổ chức cán bộ tại cơ sở.

- Trước sự hụt hẫng về trình độ, năng lực quản lý do tác động của nền kinh tế, sự quốc tế hóa các vấn đề về pháp luật, một phần đội ngũ công chức của Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tích cực chủ động khắc phục khó khăn để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, văn hố, kiến thức về pháp luật quốc tế, quản lý Nhà nước, đặc biệt là nghiệp vụ xét xử, ngoại ngữ, tin học.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

Hạn chế lớn nhất là chất lượng của đội ngũ cơng chức ở Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới hiện nay. Mặc dù cơng tác đào tạo, bồi dưỡng được Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh chú trọng, số lượng cơng chức qua các khố đào

tạo, bồi dưỡng khá lớn, nhưng nhìn chung chất lượng, nhất là kiến thức về nghiệp vụ xét xử và liên quan còn hạn chế, bằng cấp, chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng thật sự đang là vấn đề đáng lo ngại. Nhiều cơng chức (trong đó số đơng là công chức mới được tuyển dụng và các công chức ở giai đoạn trước) thiếu kiến thức cơ bản về thực tiễn khi tiếp nhận công việc, kỹ năng nghiệp vụ hoặc khơng cịn phù hợp với tư tưởng cải cách tư pháp. Điều đó thể hiện ở các mặt sau:

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức: Một bộ phận không nhỏ công chức

khi thực hiện nhiệm vụ sa sút về phẩm chất, đạo đức, tham nhũng hạch sách, còn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, có thái độ vơ cảm trước những u cầu bức xúc chính đáng của nhân dân, của xã hội.

- Về chất lượng và kỹ năng công tác: Số lượng cơng chức Tịa án ngày

càng tăng nhưng vẫn cịn tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, tuy đông nhưng không đồng bộ giữa tỉnh với huyện, giữa bộ phận này với bộ phận khác. Đội ngũ Thẩm phán vẫn cịn thiếu so với u cầu, trình độ năng lực một số Thẩm phán còn hạn chế; việc hướng dẫn áp dụng pháp luật của ngành chưa kịp thời gây khó khăn khi giải quyết một số vụ việc cụ thể. Thiếu nguồn công chức lãnh đạo, quản lý giỏi. Nhiều cơng chức khơng nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình, tính chiến đấu kém, cịn có tình trạng nể nang, né tránh, khơng dám nói thẳng, nói thật. Xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với địi hỏi của thời kỳ quốc tế hóa pháp luật. Tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phong cách làm làm việc của đội ngũ cơng chức cịn yếu và chậm đổi mới. Điều này khiến chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án vẫn còn bị huỷ sửa do lỗi chủ quan và vi phạm về tố tụng; án quá thời hạn luật định nhưng chưa đưa ra xét xử; án tuyên chưa chính xác về biên bản giao nhận vật chứng, địa chỉ của những người tham gia tố tụng ...phải mất thời gian cho việc sửa chữa, bổ sung bản án.

- Về độ tuổi và giới tính: Đội ngũ cơng chức của Tịa án nhân dân tỉnh

Tây Ninh đang có nguy cơ bị lão hóa. Theo thống kê cho thấy tỉ lệ cơng chức có độ tuổi trên 50 chiếm tỉ lệ trên 30,7%, trong đó đa phần là đội ngũ Thẩm phán có kinh nghiệm và đảm nhận chức vụ quan trọng, đáng chú ý là tỉ lệ này hiện đang có chiều hướng gia tăng nhưng không có nguồn đáp ứng được nhiều về yêu cầu nghiệp vụ. Cơ cấu nam nữ trong đội ngũ cán bộ cơng chức của Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh thiếu cân bằng. Đội ngũ công chức nam chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 38,8%, công chức nữ 61,2%. Cá biệt có một số đơn vị như Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh có tỷ lệ nữ chênh lệch là hơn 70%. Số cán bộ chức nữ đông, phần nào cũng ảnh hưởng đến quá trình giải quyết cơng việc vì liên quan đến sức khỏe, vướng bận chuyện gia đình. Qua phân tích cơ cấu độ tuổi và giới tính cho thấy: Cơ cấu đội ngũ cán bộ cơng chức của Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh vừa thiếu đồng bộ vừa chưa xây dựng được tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi, cơ cấu giới tính mất cân đối. Đây là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.

Nguyên nhân hạn chế

- Quyết định 1138/QĐ-TCCB chỉ mới giao thẩm quyền cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện một số công việc như: quản lý các hoạt động của Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh; điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác đối với các trường hợp từ Thẩm phán trở xuống; cho nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển ngạch, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Đối với Chánh án, Phó Chánh án Tòa án cấp huyện, việc điều động, luân chuyển, biệt phái phải do Chánh án Tòa án nhân dân tối cáo quyết định. Điều này đã làm cho công tác quản lý, điều hành Tịa án nhân dân địa phương khơng được kịp thời. Việc luân chuyển cán bộ cũng gặp một số khó khăn nhất định, như: chế độ đối với người chuyển đổi vị trí cơng tác chưa được đáp ứng, hầu hết các Tịa án nhân dân cấp huyện khơng có nhà cơng vụ, nên chỗ ở cho người chuyển đổi vị trí cơng tác là rất khó khăn.

- Đội ngũ cán bộ cơng chức của tỉnh được hình thành từ nhiều nguồn, đến từ nhiều địa phương khác nhau; nhiều công chức đã trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, song đa số tham gia, trưởng thành sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng. Vì vậy, một số trường hợp chưa được đào tạo một cách hệ thống, bài bản.

- Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, dẫn tới sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của nhiều bộ phận và nhiều cán bộ; thay đổi những tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc…Nguyên nhân này làm cho khoảng cách giữa u cầu của cơng việc và năng lực hiện có của người thực hiện cơng việc có xu hướng ngày càng xa nhau.

- Sự không đồng bộ và chưa chặt chẽ của hệ thống pháp luật nước ta với thế giới là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng phần nào tới chất lượng công chức, trong việc đáp ứng yêu cầu địi hỏi của cơng việc hiện tại; yêu cầu của hội nhập, yêu cầu cải cách tư pháp của đất nước.

- Chính sách tiền lương chậm được cải tiến nên việc thu hút, khuyến khích đội ngũ cán bộ cơng chức làm việc cịn gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với nhiệm vụ, với cống hiến của công chức, để công chức yên tâm, chun cần với cơng việc ở vị trí cơng tác của mình trong bộ máy Tịa án.

- Việc trùng tu, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc chưa được triển khai thực hiện chậm, gây nhiều khó khăn cho hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Tóm tắt Chương 2

Trong chương 2 luận văn tập trung phân tích tổng quan về nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh, những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực (đội ngũ Thẩm phán) của tỉnh. Trong những năm gần đây Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phát triển nguồn nhân lực của tỉnh bằng rất nhiều các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực. Quy hoạch lại đội ngũ cán bộ công chức đủ trình độ và năng lực, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực.

Trên cơ sở về thực trạng phát triển đó, tác giả đã sử dụng phương pháp luận và biện chứng duy vật để tìm hiểu nguyên nhân của sự thay đổi nguồn nhân lực trong những năm qua và rút ra các kết luận về sự thay đổi đó. Ngồi ra, là việc đánh giá nguồn nhân lực qua chỉ tiêu số lượng, theo cơ cấu nhất định, chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực theo hai mặt trí lực và thể lực một cách toàn diện hơn.

Các phân tích trên nhằm khai thác các mặt mạnh khắc phục các mặt yếu của các đơn vị khác nhau để có hướng giải quyết bài tốn nhân lực hiệu quả nhất và làm sáng tỏ về thực trạng phát triển nguồn nhân lực về quy mô, cơ cấu, chất lượng, những tồn tại, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình cải cách tư pháp, đồng thời nêu lên được những vấn đề đặt ra hiện nay đối với nguồn nhân lực ở Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Qua đó, thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh có q nhiều bất cập cần phải có hướng giải quyết như:

- Thứ nhất, trình độ học vấn, trình độ chính trị còn thấp so với các cơ quan tư pháp khác trong địa phương và so với mặt bằng chung của cả nước;

- Thứ ba, thực tiễn cơng việc chưa tương thích với sự chuyển dịch của pháp luật Việt Nam trong thời kỳ mới;

- Thứ tư là việc sử dụng nguồn nhân lực chưa hiệu quả, mơi trường làm việc cịn nhiều khó khăn.

Về cơ bản, so với nhu cầu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, nguồn nhân lực Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của quá trình cải cách tư pháp. Đội ngũ cán bộ cơng chức Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cần nâng cao hơn trình độ lý luận và trình độ chun mơn. Đó là cơ sở đưa ra những định hướng và giải pháp thiết thực ở chương 3.

CHƢƠNG 3

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2025

3.1. Quan điểm và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước đối với hệ thống Tòa án

Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ

trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, công cuộc cải cách tư pháp

đã được các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả tại các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an. Chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .

Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Cơng tác tư pháp cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn cịn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.

Nhận thấy những tồn tại hạn chế đó, Đảng đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nhằm mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng

sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh.

Qua 09 năm thực hiện, công cuộc cải cách tư pháp đã đạt nhiều thành công hơn mong đợi. Tại Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014, Bộ Chính trị đã nêu về thành cơng Nghị quyết số 49 là đã tạo nên diện mạo mới cho nền tư pháp, tuy nhiên còn một số nội dung trong Nghị quyết chưa thực hiện được,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực của tòa án nhân dân tỉnh tây ninh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2025 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)